Góp phần giáo dục truyền thống, xây dựng lực lượng và bảo tồn di sản văn hóa CAND

08:29 15/06/2017
Được thành lập theo Quyết định số 405/CA/QĐ ngày 15-6-1967 của Bộ trưởng Bộ Công an, quá trình xây dựng và phát triển 50 năm qua của Bảo tàng CAND luôn gắn liền với nhiệm vụ giáo dục truyền thống, xây dựng lực lượng CAND và bảo tồn di sản văn hóa CAND - bộ phận hợp thành di sản văn hóa dân tộc.

Lịch sử hình thành và phát triển Bảo tàng CAND được bắt đầu bằng những hoạt động có tính chất nền móng từ những năm 1950, đó là các Chỉ thị số 1662 (ngày 10-3-1950); Chỉ thị số 3371 (ngày 18-10-1950); Chỉ thị số 378/VP ngày (3-2-1956) của Nha Công an Trung ương và Bộ Công an về việc sưu tầm, tài liệu hiện vật phá tề trừ gian, hiện vật của bọn gián điệp cài lại và bọn phá hoại thực hiện CAND, đồng thời tổ chức triển lãm phục vụ cán bộ, chiến sỹ và nhân dân… 

Thông qua những chỉ thị trên, các tài liệu, hiện vật của ngành Công an bắt đầu được sưu tầm, lưu giữ và bước đầu đặt nền móng cho hoạt động bảo tàng trong lực lượng CAND.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 14, ngày 6-12-1960, Bộ Công an ban hành Chỉ thị số 1442VP/TKBT về việc Thu thập tài liệu, hiện vật phục vụ cho việc xây dựng Bảo tàng của ngành Công an, khẳng định: “Bảo tàng Công an là cuốn sách mở trình bày những tài liệu, hiện vật về quá trình đấu tranh và trưởng thành của ngành Công an…”. 

Các học sinh trong chương trình “Học làm chiến sỹ Công an” say sưa và thích thú với những câu chuyện kể lịch sử tại Bảo tàng CAND.

Tiếp theo đó, cuối năm 1961, Bộ Công an đã thành lập một bộ phận Bảo tàng - Tổng kết đặt tại Văn phòng Bộ, có nhiệm vụ nghiên cứu, thu thập và hướng dẫn các đơn vị, địa phương chuẩn bị cho việc xây dựng Bảo tàng CAND. 

Ngày 16-6-1967, Bộ Công an đã ra Quyết định số 405 CA/QĐ quy định nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Cục Tuyên huấn, trong đó có Phòng Bảo tàng, đánh dấu sự ra đời của Bảo tàng CAND. Ngày 15-6 được coi như “ngày truyền thống” của lực lượng làm công tác bảo tàng, truyền thống CAND.

Giai đoạn ban đầu, mặc dù quân rất mỏng, song cán bộ Bảo tàng đã lăn lộn trên khắp các địa bàn để sưu tầm tài liệu hiện vật. Nhiều hiện vật quý hiếm, phản ánh những cống hiến to lớn của lực lượng CAND được sưu tầm từ thời kỳ này.

Sau khi đất nước thống nhất, ngày 3-3-1976, Bộ Công an có Chỉ thị số 56/CT về tăng cường công tác bảo tàng và truyền thống trong ngành Công an; khẳng định những kết quả đã đạt được và chỉ ra nhiệm vụ để xây dựng bảo tàng truyền thống lực lượng CAND. 

Thời kỳ này, Phòng Bảo tàng trực thuộc Cục Công tác Chính trị. Tuy chưa có nhà trưng bày, song Bảo tàng đã thường xuyên phối hợp thực hiện các đợt triển lãm phục vụ tuyên truyền nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước và tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để trưng bày BTCAND. 

Năm 1985, một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt đối với Bảo tàng CAND, đó là việc khánh thành Nhà trưng bày Bảo tàng tại số 66 phố Thợ Nhuộm, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Từ đây, Bảo tàng có hệ thống trưng bày cố định, kịp thời phục vụ cán bộ, chiến sĩ CAND, nhất là học sinh, sinh viên các trường CAND đến tham quan và học tập về lịch sử, truyền thống.

Trước hiện thực đổi mới và sự phát triển của lực lượng CAND, Bộ Công an đã có Quyết định số 1463/QĐ/BNV (X13) ngày 1-12-1995, nâng cấp Bảo tàng CAND thành bảo tàng công cộng đầu ngành và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Bảo tàng tại số 1 Trần Bình Trọng, Hà Nội. 

Địa điểm mới của Bảo tàng gắn với nhiều sự kiện quan trọng của Đảng cũng như ngành CAND; là nơi vinh dự chứng kiến 2 lần Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm và huấn thị đối với lực lượng CAND vào năm 1946 và 1967. Tại đây còn được bảo tồn nguyên trạng khu nhà ở và làm việc (gồm cả nội thất và hệ thống hầm ngầm) của Cố Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn - người có công lao to lớn đối với lực lượng CAND.

Ngày 18-8-2000, Bảo tàng CAND được khánh thành, mở cửa đón tiếp rộng rãi các đối tượng khách tham quan. 

Với diện tích hơn 750m² trưng bày khoảng 1.500 hiện vật, Bảo tàng CAND giới thiệu một cách khái quát, sinh động về quá trình chiến đấu, xây dựng và trưởng thành với những chiến công xuất sắc, đầy mưu trí sáng tạo của CAND dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời nêu bật vai trò to lớn của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh trật tự. Bảo tàng CAND trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn thu hút khách tham quan trong và ngoài lực lượng CAND.

Sau khi đi vào hoạt động, với tư cách một thiết chế văn hóa, Bảo tàng CAND tiếp tục được tăng cường cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và hội nhập với hệ thống bảo tàng cả nước. Hoạt động của Bảo tàng được triển khai đồng bộ, chuyên sâu trên tất cả các khâu nghiệp vụ. Kho Bảo tàng lưu giữ và bảo quản trên 19.000 tài liệu, hiện vật, trong đó có nhiều sưu tập quý, hiếm. 

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống lực lượng CAND (19-8-2015), Bảo tàng khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp và bổ sung với không gian, diện mạo và trưng bày mới khoảng 1.700 hiện vật cùng trang thiết bị hiện đại.

Từ năm 2005, Bảo tàng CAND sáp nhập vào Viện Lịch sử Công an. Cùng với lực lượng làm công tác bảo tàng, truyền thống trong CAND, Bảo tàng CAND đã làm tốt chức năng tham mưu, đề xuất để lãnh đạo Công an các cấp thực hiện tốt công tác bảo tàng, truyền thống của Công an các đơn vị, địa phương; bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các khu di tích lịch sử CAND. 

Trong vòng 10 năm (2006 - 2016), Bảo tàng CAND đã tham mưu, đề xuất và tổ chức thực hiện gần 50 triển lãm, trưng bày chuyên đề trên khắp mọi miền đất nước. 

Từ năm 2012, Bảo tàng CAND đã xây dựng và đề xuất triển khai Cuộc vận động “Sưu tầm và Tuyên truyền kỷ vật lịch sử CAND”. Kết quả qua 3 năm thực hiện, đã tổ chức sưu tầm ở 300 đơn vị, trên 500 cá nhân trong và ngoài lực lượng CAND, tiếp nhận hơn 5.100 kỷ vật lịch sử gắn liền với những chiến công và truyền thống hào hùng của lực lượng CAND.

Với những đóng góp đó, ngày 30-12-2011, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký Quyết định xếp hạng I đối với Bảo tàng CAND. Đây là sự khẳng định những cống hiến của Bảo tàng CAND trong nhiệm vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa CAND, một bộ phận hợp thành di sản văn hóa dân tộc.

Trần Văn Nghị - Giám đốc Bảo tàng CAND

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Lào Cai ngày 21/11 cho biết vừa hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án lừa đảo môi giới hôn nhân với người nước ngoài… Đây chỉ là một trong những vụ án được Công an tỉnh Lào Cai điều tra, phát hiện trong thời gian qua. Theo Công an tỉnh Lào Cai, từ khi Chính phủ áp dụng chính sách cấp visa điện tử (Evisa) cho người nước ngoài, số người Trung Quốc dùng thị thực Evisa nhập cảnh Việt Nam tăng lên. Một số đã khai mục đích du lịch hoặc làm việc để sang Việt Nam tìm vợ… Từ các vụ án được phát hiện đã gióng lên hồi chuông cảnh báo.

Mang trong mình dòng máu của đồng bào dân tộc Cor, nhưng lại có hơn 3 năm công tác ở xã vùng cao Sơn Trung, huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi) và nặng nghĩa tình với đồng bào dân tộc Hre nơi đây, Đại úy Hoàng Thị Lan Phương luôn coi vùng đất này như quê hương thứ 2 của mình.

Công an TP Hà Nội phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an đồng loạt tiến hành triệu tập 26 đối tượng và khám xét khẩn cấp 8 địa điểm, thu giữ nhiều tài liệu, tang vật gồm 129,3 tấn nguyên liệu khí N2O ("khí cười"); 14 hệ thống máy móc, thiết bị san chiết khí; 2 máy bơm khí; 610 kg viên nén khí N2O; 71.668 chai khí thành phẩm; 6.586 vỏ bình khí; 50 kg vỏ bóng; nhiều điện thoại di động, máy tính cá nhân…; tạm giữ 23,17 tỷ đồng cùng 9.300 USD liên quan hoạt động phạm tội. 

Ít nhất 120 người đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Israel vào Gaza trong hai ngày qua, theo các quan chức y tế Palestine, trong bối cảnh Israel tăng cường các cuộc ném bom trên khắp vùng lãnh thổ bị bao vây này.

Theo bà Nguyễn Thị Minh Tâm, Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn môi trường, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết, xyanua và các hợp chất nằm trong nhóm hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文