Hiệu quả từ những mô hình dòng họ tự quản

08:44 23/11/2017
Thời gian qua, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang đã tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, huy động sự đoàn kết thống nhất trong toàn xã hội chung tay thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.

Thượng tá Vương Đức Tho, Trưởng Công an huyện Quang Bình chia sẻ: Với vai trò nòng cốt trong thực hiện phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, Công an huyện đã tham mưu cho huyện ủy, UBND huyện ban hành các chương trình, kế hoạch triển khai chỉ đạo các cấp, các ngành và mọi tầng lớp nhân dân chấp hành nghiêm chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; lực lượng Công an làm nòng cốt, các xã, các đơn vị trường học, các đoàn thể chính trị xã hội trong hệ thống chính trị và toàn dân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự (ANTT),  đẩy mạnh thực hiện chương trình phối hợp giữa Công an và các tổ chức đoàn thể trong công tác quản lý, giáo dục người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng, gắn với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới…

Công an huyện Quang Bình thường xuyên xuống cơ sở phát động phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền giáo dục tới các thôn bản, xã, tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân nắm rõ các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, của địa phương, âm mưu, phương thức, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, đối tượng phản động và các loại tội phạm, nhằm nâng cao cảnh giác, đấu tranh ngăn chặn kịp thời những biểu hiện, hành vi vi phạm pháp luật.

Từ năm 2013 đến nay Công an huyện đã tổ chức, hướng dẫn, xây dựng mới được 24 mô hình điểm về an ninh trật tự, các mô hình gắn với phát triển kinh tế “Ba không, bốn biết, kinh tế phát triển”, “Năm không, bốn biết, ba cần”, “Ba an, bốn tự, năm cùng”…

Trong đó có 7 mô hình dòng họ tự quản về an ninh trật tự như: Dòng họ Nguyễn Bảo Quang, Hoàng Thân, dòng họ Lương tại xã Bằng Lang; mô hình dòng họ Phan Văn tại xã Hương Sơn; mô hình dòng họ Hoàng tại thôn Yên Lập, xã Yên Thành; mô hình dòng họ Hoàng Văn  tại thôn Tân Tiến, xã Tiên Nguyên; mô hình dòng họ Hoàng tại thôn Bản Rịa, xã Bản Rịa…

Các mô hình có khẩu hiệu, tên gọi khác nhau tùy theo đặc điểm riêng của từng thôn, từng xã nhưng mục đích chung là làm tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự và phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, xây dựng nông thôn mới. Các mô hình đều xây dựng quy ước làm cẩm nang thực hiện, quan trọng hơn là đã xây dựng được các tổ tự quản, tổ hòa giải là hạt nhân nòng cốt để duy trì, tổ chức thực hiện hiệu quả công tác đảm bảo ANTT ở cơ sở.

Cũng theo Thượng tá Vương Đức Tho, qua 4 năm triển khai thành lập các mô hình và đi vào hoạt động, các mô hình dòng họ đã tự giải quyết và hòa giải thành công nhiều vụ việc, mâu thuẫn trong dòng họ; không có vụ việc nào phải chuyển lên cấp trên, không có thành viên nào của dòng họ vi phạm pháp luật, hoặc vi phạm quy định của địa phương.

Các gia đình, thành viên trong dòng họ động viên nhau phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo, thực hiện tốt quy ước của dòng họ. Đặc biệt phong trào thi đua của chị em phụ nữ do “Hội nàng dâu tự quản về ANTT”, đã huy động lao động công ích để gây quỹ Hội nàng dâu dòng họ Lương có trên 30 triệu đồng; dòng họ Nguyễn Bảo Quang trên 15 triệu đồng, các dòng họ thực hiện tốt công tác khuyến học và phong trào do địa phương phát động.

Thời gian tới, Công an huyện Quang Bình tiếp tục xây dựng, củng cố các mô hình đảm bảo ANTT hoạt động có hiệu quả. Qua kết quả hoạt động của các mô hình đã giúp cho nhân dân ngày càng nâng cao ý thức cảnh giác, phát hiện tố giác, phòng ngừa tội phạm, giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về an toàn giao thông, tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, góp phần đảm bảo an ninh trật tự.

H.Hiền – T.Vy

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文