Học viên Đại học An ninh tiếp bước truyền thống “tô thắm đất sen hồng”

11:02 07/07/2016

Chiến dịch hè tình nguyện 2016 của gần 700 học viên Trường Đại học An ninh về với người dân đất sen hồng Đồng Tháp đã hơn nửa chặng đường. Các học viên tích tham gia sửa chữa nhà cho người già neo đơn, xây nhà nghĩa tình đồng đội, xây cầu, bêtông hóa các tuyến lộ nông thôn, tặng quà cho các gia đình nghèo, học sinh vượt khó học giỏi…




Những ngày “cùng ăn, cùng ở và cùng làm với người dân”, các học viên để lại biết bao kỷ niệm đẹp, góp phần tô thắm truyền thống hào hùng của lực lượng CAND.

Trung úy Cao Thanh Hùng, Phó Bí thư Đoàn trường Đại học An Ninh cho biết: Năm 2016, Đại học An ninh chọn địa bàn huyện Tam Nông làm nơi khởi đầu cho các hoạt động tình nguyện tại Đồng Tháp, coi đây là điểm sáng nhằm tạo sức lan tỏa trong phong trào tình nguyện về sau.

Từ ngày 24-6 đến ngày 14-7, gần 700 học viên được chia về 10 xã vùng sâu, vùng sa huyện Tam Nông, tham gia giúp đỡ bà con. Với tấm lòng nhiệt huyết tuổi trẻ, các học viên luôn ra sức phấn đấu, với khẩu hiệu: “Đi dân nhớ, ở dân thương, làm dân tin”. 

Những hoạt động tình nguyện mà các học viên an ninh đã mang lại cho người dân thêm tin, thêm yêu hơn vào một lớp cán bộ, chiến sỹ CAND luôn gần dân hơn, hiểu dân hơn và vì dân hơn. 

Sau khi được chia về xã, ổn định chỗ ở, các học viên nhanh chóng bắt tay vào các phần việc tham gia sửa chữa, bê tông hóa các tuyến lộ nông thôn; xây tặng nhà đồng đội, dựng hàng rào cây xanh; lắp đặt hệ thống đèn điện chiếu sáng; chỉnh trang, tu sửa các cơ sở văn hóa, lịch sử; phụ giúp các gia đình khó khăn, người già yếu, neo đơn dọn dẹp, vệ sinh phát quang đường sá… Đồng thời, tổ chức các hoạt động tình nghĩa, thăm hỏi gia đình chính sách, thăm viếng nghĩa trang liệt sỹ; tổ chức sinh hoạt hè cho các em thiếu nhi, tặng quà cho học sinh nghèo hiếu học; thành lập các lớp bồi dưỡng võ thuật, tin học, ngoại ngữ; tổ chức các buổi sinh hoạt, tạo sân chơi cho các em thiếu nhi…

Ngoài ra, các học viên tham gia cùng chính quyền địa phương, lực lượng Công an tổ chức tuần tra, giữ gìn ANTT, góp phần hiệu quả cho công tác xây dựng nông thôn mới.

Báo CAND Online xin giới thiệu chùm ảnh do chính các học viên Trường Đại học An ninh thực hiện khi “cùng ăn, cùng ở và cùng làm với người dân”.


Các học viên tham gia nạo cống, khai thông cống rãnh.
Tham gia sửa nhà cho các người già có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn. 
Các học viên tham gia sửa chữa đường nông thôn dù trời mưa. 
Cùng với người dân địa phương xây cầu nông thôn.

Tham gia công tác tình nguyện từ thời còn sinh viên, qua nhiều vùng đất của miền Tây, Trung úy Cao Thanh Hùng bộc bạch: “Bà còn miền Tây quê mình rất mến khách, có tình cảm đặc biệt với các thanh niên tình nguyện, đặc biệt là học viên an ninh. Các học viên về đây, những vùng căn cứ cách mạng được người dân địa phương kể lại những câu chuyện xưa, ghi dấu chiến công, truyền thống của lực lượng CAND nên ai nấy cũng rất tự hào”. 


Bà Hoàng Thị Quỳnh Ngân (ngụ ấp Cà Dâm, xã Tân Công Sính) hớn hở: “Thấy mấy em học viên an ninh về làm tình nguyện là tui khoái lắm. Chồng tôi trước đây từng công tác trong quân đội, giờ thấy mấy cháu về đã dành hẳn căn của gia đình, xem như con cháu trong nhà. Tụi nhỏ chịu khó lắm, ban ngày đi sửa đường, xây cầu, làm hàng rào. Chiều về tới là chui vào bếp nấu nướng. Tui phụ lo cho mấy cháu bữa cơm đầm ấp”. 

Những phần quà ý nghĩa được chuẩn bị tặng cho các em học sinh nghèo vượt khó.
Mở các lớp bồi dưỡng võ thuật cho các em thiếu nhi.
Bữa cơm được người dân tổ chức cho các học viên ngay trên ghe, sau giờ lao động. 
Và ngay trên công trình, sữa chữa đường nông thôn. 
Những "bữa cơm dã chiến" ấm tình quân dân ngay trên công trường lao động do người dân "tiếp sức" cho các học viên tình nguyện. 
Dạy học, ôn hè cho các em thiếu nhi. 
Mở lớp võ thuật, ôn bài, tạo sân chơi vui nhộn cho các em thiếu nhi.
Những phần quà ý nghĩa được trao cho các em thiếu nhi tại các buổi sinh hoạt văn nghệ.
Tặng quà cho các em thiếu nhi, học sinh nghèo vượt khó.
Thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình chính sách, người già neo đơn. 
Các học viên trên đường ra công trình xây cầu nông thôn.
Ngâm mình trong nước, tham gia cùng với người dân sửa chữa, xây cầu nông thôn.
Những giờ lao động hữu ích. 
Vật chuyển vật liệu từ ghe lên bờ.
Tham gia làm đường, đào kênh bất kể nắng, mưa. 
Ra quân dọn dẹp, tạo mỹ quan sạch đẹp.
Phút nghỉ ngơi khi giúp người dân đắp bờ bao.


Lần đầu về mới miền Tây, học viên Nguyễn Thảo Vy (quê Quảng Nam) tâm sự: “Về đây, nhìn thấy đời sống bà còn nhiều khó khăn nhưng luôn cởi mở, nhiệt tình và đầy ắp nghĩa tình. Tụi em được sống trong sự yêu thương, đùm bọc của bà con, sự quan tâm của chính quyền địa phương nên nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống. Ai nấy đều cảm thấy rất vui, tự hào và luôn cố gắng ra sức mong muốn có những phần việc hữu tích giúp cho người dân quê”. 
Văn Vĩnh - Thiện Chí

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Một phụ nữ hôn mê gan cấp trên nền bệnh viêm gan B, cuộc sống chỉ tính bằng giờ đã may mắn được hồi sinh nhờ được ghép gan kịp thời từ nguồn hiến của người chết não vì tai nạn giao thông (TNGT).

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Sáng 7/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tây Giang (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Pơloong Bưu (SN 1995, trú xã Axan, huyện Tây Giang) về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

Những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước có nhiều hoạt động hướng về Điện Biên Phủ, bộ phim tài liệu nghệ thuật "CAND trong khúc tráng ca Điện Biên Phủ" lần đầu tiên kết hợp giữa những thước phim tài liệu, đan xen thực cảnh - cách làm phim mới trong truyền thông hiện đại, với những cảnh quay ở Điện Biên Phủ, một số tỉnh, thành của Việt Nam và Pháp, đã ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文