Học viện Chính trị CAND kỷ niệm 3 năm thành lập (1-3-2014 - 1-3-2017):

Khẳng định “thương hiệu” bằng những sản phẩm khoa học chất lượng

08:06 01/03/2017
Với tập thể cán bộ, giảng viên, học viên các hệ đào tạo của Học viện Chính trị CAND thì ngày 1-3 là một dấu mốc đầy ý nghĩa, đánh dấu sự trưởng thành của Học viện, vì ngày này cách đây 3 năm (ngày 1-3-2014), Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 315/QĐ-TTg thành lập Học viện Chính trị CAND. Với “3 năm tuổi”, Học viện Chính trị CAND là cơ sở đào tạo “non trẻ” nhất trong hệ thống các trường CAND, nhưng công tác nghiên cứu khoa học của Học viện đã có nhiều bứt phá…

Nhiều lần trò chuyện với chúng tôi về những bước đi của Học viện Chính trị CAND trong tương lai gần, Thiếu tướng, GS.TS Trương Giang Long, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị CAND, Giám đốc Học viện đều nhắc tới và cảm ơn sự giúp đỡ, cộng tác vô tư, chí tình, tâm huyết, trách nhiệm của hơn 100 nhà khoa học dành cho công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy, biên soạn giáo trình, tài liệu của nhà trường. Đó là các đồng chí trong Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an, là các nhà khoa học trong Hội đồng lý luận Trung ương, là các chuyên gia chính trị đầu ngành, các nhà báo, nhà nghiên cứu trong và ngoài lực lượng.

Chính sự cộng tác, giúp đỡ vô tư, ân tình đó như một “bệ đỡ” tinh thần vững chắc đã cổ vũ, tiếp thêm sức mạnh cho cán bộ khoa học và giảng viên của Học viện vượt qua những khó khăn trước mắt để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Ba năm qua, mặc dù còn vô vàn khó khăn của một trường đại học mới thành lập nhưng công tác nghiên cứu khoa học của Học viện đã tạo được “vóc dáng” riêng. Học viện đã và đang triển khai nghiên cứu 4 đề tài khoa học cấp nhà nước, trong đó có 1 đề tài đã nghiên cứu, 1 đề tài đã ký hợp đồng và 2 đề tài đã được lãnh đạo các cấp phê duyệt. Bên cạnh đó, Học viện còn thực hiện được 6 đề tài cấp Bộ, 9 đề tài cấp cơ sở và 5 chuyên đề lý luận do Hội đồng lý luận Bộ Công an giao.

Học viện đã chủ trì và phối hợp tổ chức thành công nhiều hội thảo quan trọng, tiêu biểu là hội thảo khoa học cấp quốc gia: “Quán triệt thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về bảo đảm quốc phòng, an ninh và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân giai đoạn hiện nay”.

Một số hội thảo khoa học cấp bộ do Học viện tổ chức bàn về vấn đề thời sự nóng bỏng, đấu tranh trực tiếp với âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”…, với những bài tham luận sắc sảo, đầy tính chiến đấu và hàm lượng trí tuệ cao đã góp phần đắc lực cho công tác nghiên cứu lý luận của Đảng trong giai đoạn hiện nay.

Được sự giúp đỡ của Hội đồng lí luận Trung ương, các cơ quan liên kết, kết nghĩa với Học viện, đến nay Học viện đã chính thức nghiệm thu, đưa vào sử dụng bộ giáo trình cao cấp lý luận gồm 15 đầu sách, với sự tham gia biên soạn của 21 giáo sư, 54 phó giáo sư (20 giáo sư và 35 phó giáo sư tham gia thẩm định bộ sách này).

Giáo viên và học viên của nhà trường luôn tăng cường thảo luận tìm phương pháp nghiên cứu khoa học hiệu quả.

Học viện còn đưa vào sử dụng bộ giáo trình hoàn thiện kiến thức trung cấp lý luận chính trị với 2 đầu sách, với sự tham gia biên soạn của 21 giáo sư, phó giáo sư. Học viện cũng đã xuất bản 27 đầu sách chuyên khảo, tham khảo, đây là những công trình khoa học nghiêm túc, có hàm lượng tri thức cao.

Bên cạnh đó, Học viện còn xây dựng toàn bộ khung chương trình và triển khai biên soạn giáo trình tài liệu giảng dạy cho 3 ngành chủ lực là: Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước; Tham mưu, chỉ huy CAND và Quản trị nguồn nhân lực trong CAND. Đây là 3 ngành hoàn toàn mới trong lý luận về xây dựng lực lượng CAND…

Thiếu tướng, GS.TS Trương Giang Long chia sẻ: Muốn có một nhà trường chất lượng thì giáo trình phải chất lượng, phải gắn với thực tiễn, phản ánh hơi thở của thực tiễn. Làm sao để người thầy chỉ cần đọc giáo trình là đã thấy hấp dẫn, người học cũng vậy và nhất định những cuốn giáo trình đó không được giáo điều, khô cứng, dù vẫn được biên soạn trên cơ sở lý luận kinh điển.

Kết quả nghiên cứu ấy phải là những cuốn sách phục vụ hiệu quả cho công tác giảng dạy. Học viện trước sau đều thống nhất mục tiêu, gắn khoa học phục vụ chính trị, gắn khoa học để nâng cao chất lượng đội ngũ và gắn khoa học tạo ra vị thế nhà trường, phấn đấu trở thành trung tâm lý luận chính trị hàng đầu của lực lượng CAND,

Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, thiếu thốn; đội ngũ mỏng nhưng cái hay là Học viện Chính trị CAND đã tạo ra được cơ chế cuốn hút thu hút đội ngũ cán bộ trẻ; đã tạo được cơ chế để xây dựng giáo trình tài liệu và sản phẩm của cơ chế này chính là hàng chục đầu sách, giáo trình đầy dấu ấn, đánh dấu sự phát triển trong nghiên cứu khoa học, đã thể hiện năng lực khoa học của nhà trường và sự tín nhiệm của xã hội, đặc biệt là Hội đồng lý luận Trung ương.

Đặc biệt, sự ra đời của Tạp chí Lý luận Chính trị CAND (tháng 11-2015) cũng là “sản phẩm khoa học đặc biệt” của nhà trường góp phần giúp Học viện thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, trở thành một “vũ khí tư tưởng” sắc bén của Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an.

Khoa học luôn đòi hỏi nhiều kiên trì và lao động nhẫn nại, chiếm lĩnh khoa học phải bằng tinh thần kiên cường và hy sinh. Trung tá, TS Nguyễn Yến Thanh, Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học của Học viện Chính trị CAND, người đã nỗ lực, miệt mài thực hiện kế hoạch, ý tưởng của Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện, biến ý tưởng đó sớm thành sản phẩm khoa học chất lượng, cho hay: “Đây là nhà trường CAND thứ 3 tôi về công tác. Chúng tôi cũng dò dẫm từ con số 0. Tôi nhận thức được vai trò quan trọng của nghiên cứu khoa học, nhất là đối với một nhà trường đầu tàu về lý luận chính trị xây dựng lực lượng. Và chúng tôi cũng bị cuốn theo sự quyết liệt của Ban Giám đốc, đặc biệt là thầy Trương Giang Long, một người luôn sục sôi khát vọng chiếm lĩnh khoa học đã truyền lửa và cổ vũ tinh thần cho chúng tôi. Tôi luôn trăn trở, con đường nào để đến đích nhanh nhất, sáng tạo nhất.

Khi bắt tay xây dựng giáo trình, đặc biệt là giáo trình lý luận cao cấp, chúng tôi bị một sức ép là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã có sách này rồi, giờ sách của Học viện Chính trị CAND phải có bản sắc riêng, gắn với đặc thù chiến đấu của lực lượng CAND. Chúng tôi miệt mài nghiên cứu với một niềm tin mạnh mẽ và sau 3 năm, hàng chục đầu sách, giáo trình, tài liệu tham khảo của Học viện Chính trị CAND ra đời là ví dụ sinh động nhất của trí tuệ tập thể, được giới khoa học đánh giá cao, tín nhiệm”.

Thu Phương

Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự đang được dư luận và các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình, ủng hộ rất cao. Dư luận xã hội và ĐBQH đánh giá, việc ban hành nghị quyết của Quốc hội là rất cần thiết, phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra hiện nay, tránh để tồn tại thực trạng tài sản “đóng băng”, không lưu thông, hay nằm “phơi sương, phơi nắng” trong khi đất nước đang rất cần nguồn lực để phát triển.

Một thỏa thuận ngừng bắn nhằm chấm dứt hơn một năm giao tranh xuyên biên giới giữa Israel và nhóm chiến binh Hezbollah đã giành được sự ủng hộ từ các nhà lãnh đạo Israel, làm dấy lên cả hy vọng lẫn những câu hỏi tại một khu vực đang bị chiến tranh tàn phá.

Mang cái tên đặc biệt, Võ Thị Nở (SN 1979, không nơi cư trú nhất định) từng có 5 tiền án về tội “Trộm cắp tài sản”, nhưng ngựa quen đường cũ, Nở vẫn tiếp tục thực hiện nhiều vụ móc túi, lấy trộm ĐTDĐ đắt tiền tại khu vực rạp chiếu phim và bệnh viện xung quanh khu vực quận 1, quận 3, TP Hồ Chí Minh…

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết Israel và Lebanon đã chấp nhận đề xuất của Washington nhằm chấm dứt cuộc xung đột tàn khốc giữa Israel và Hezbollah, mở đường cho việc kết thúc gần 14 tháng giao tranh xuyên biên giới đã giết chết hàng nghìn người.

Những tuyên bố gần đây của NATO về khả năng thực hiện các cuộc tấn công “phòng ngừa” nhằm vào Nga đã làm gia tăng căng thẳng giữa hai bên, đẩy thế giới đến gần hơn với nguy cơ xung đột trực tiếp.

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 26/11 cho biết sẽ áp thuế đáp trả Mỹ, sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ áp thuế nhập khẩu 25% đối với hàng hóa Mexico nếu nước này không ngăn chặn dòng ma túy và người di cư qua biên giới.

Theo báo cáo của Chính phủ, công tác giải phóng mặt bằng vẫn là khâu khó khăn, phức tạp nhất, ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ, chất lượng các dự án, trong đó có dự án cao tốc Bắc - Nam. Vậy nhưng đến nay, các địa phương đã hoàn thành giải phóng mặt bằng và bàn giao 720,4/721,25km (đạt khoảng 99,9%), trong đó, nhiều địa phương đã bàn giao 100% mặt bằng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文