Lá chắn vững vàng nơi tâm dịch

06:35 30/07/2021
Công an TP Hồ Chí Minh là một trong những lực lượng tiên phong, xung kích trên tuyến đầu phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố.


Vừa chống dịch vừa giúp đỡ người dân khó khăn

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp tại TP Hồ Chí Minh, Công an TP Hồ Chí Minh là một trong những lực lượng tiên phong, xung kích trên tuyến đầu phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố. 

Chung tay cùng các cấp, các ngành trong công tác phòng, chống dịch, CBCS Công an các đơn vị, địa phương thuộc Công an TP Hồ Chí Minh đang căng mình, không quản ngại ngày đêm, khó khăn vất vả cùng đồng chí, đồng đội bám sát địa bàn trên tuyến đầu chống dịch, nhất là tại các bệnh viện, khu cách ly, địa bàn bị phong tỏa, “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, góp phần kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh và giữ vững an ninh trật tự (ANTT). 

Cùng với tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân thực hiện nghiêm khuyến cáo “5K” và các quy định phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian TP Hồ Chí Minh áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, Công an TP Hồ Chí Minh cũng đã tăng cường lực lượng tuần tra lưu động, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về phòng, chống dịch.

Bắt đầu từ chiều 26/7, Công an TP Hồ Chí Minh và Bộ Tư lệnh TP Hồ Chí Minh đã ra quân, triển khai kế hoạch phối hợp kiểm soát việc chấp hành quy định giãn cách xã hội trên địa bàn thành phố. 

Theo đó, lực lượng Công an TP Hồ Chí Minh và lực lượng Quân sự các cấp phối hợp làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, chốt chặn, kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm quy định về giãn cách xã hội trên địa bàn, kết hợp tuyên truyền vận động người dân chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.

Công an TP Hồ Chí Minh tiếp nhận gần 30 tấn thanh long, nhu yếu phẩm do Công an tỉnh Bình Thuận hỗ trợ.

Bên cạnh đó, các đơn vị, phòng, ban, Công an quận, huyện và các đoàn thể thuộc Công an TP Hồ Chí Minh… cũng đã vận động ủng hộ các nhu yếu phẩm thiết yếu, trang thiết bị phòng, chống dịch, sát cánh hỗ trợ CBCS Công an TP Hồ Chí Minh, y, bác sĩ nơi tuyến đầu và người dân gặp khó khăn trong mùa dịch để cùng chung tay nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh COVID-19. 

Từ các nguồn hỗ trợ và vận động, các phòng, ban, đơn vị, các đoàn thể Công an TP Hồ Chí Minh đã trao tặng nhiều trang thiết bị, vật tư y tế và nhu yếu phẩm, hàng trăm tấn gạo, rau củ quả, hàng chục ngàn thùng nước suối, sữa, khẩu trang y tế, găng tay y tế, kính chắn giọt bắn... đến CBCS, y, bác sĩ trên tuyến đầu, nhằm giúp lực lượng này bảo hộ an toàn, vững tâm khi trực tiếp tham gia phòng, chống dịch. Một phần không nhỏ số hàng trên cũng được trao đến các hộ dân trong khu vực bị phong tỏa đang gặp nhiều khó khăn.

Mặt khác, các đoàn thể cũng đã tham mưu Ban Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh về kế hoạch tiếp nhận các nguồn hàng hóa, nhu yếu phẩm từ Công an một số đơn vị, địa phương phía Nam, miền Trung, Tây Nguyên và các nhà hảo tâm hỗ trợ gửi về để phân phối, trực tiếp trao đến các bếp ăn, các khu cách ly, phong tỏa, một số bệnh viện như Bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện 30/4 (Bộ Công an), khu cách ly cho CBCS Công an thành phố và các chốt kiểm soát dịch COVID-19 trên địa bàn, cả những nơi có người dân đang gặp khó khăn, thiếu thốn vì tình hình dịch bệnh kéo dài, diễn biến phức tạp. 

Riêng với Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an TP Hồ Chí Minh, bên cạnh việc ngày đêm túc trực, thực hiện tốt nhiệm vụ tại các chốt kiểm soát ra vào thành phố cũng như nhiều công tác khác, đơn vị này còn vận động CBCS trong đơn vị và các cá nhân quyên góp nhu yếu phẩm như gạo, mì gói, rau, củ… và trao đến tận tay người dân có hoàn cảnh khó khăn.

Đại diện Bệnh viện Công an TP Hồ Chí Minh tiếp nhận vật tư y tế từ các đơn vị ủng hộ.

Người dân cần nâng cao ý thức phòng, chống dịch

20h ngày 27/7, tổ kiểm soát thuộc Đội CSGT TT-Công an quận Bình Thạnh tuần tra lưu động trên đường Lê Quang Định thì phát hiện chị T. (ngụ Gò Vấp) di chuyển trên đường nên ra hiệu lệnh dừng xe. Chị T. giãi bày, buổi sáng mới tiêm vaccine COVID-19 nên thấy mệt mỏi, khó thở, nhà chỉ có 2 mẹ con nên chị T. một mình chạy đến bệnh viện khám nhưng bệnh viện ngưng tiếp nhận bệnh nhân nên chị T. đang trên đường quay về. 

Tổ công tác đã nhắc nhở chị T. lưu ý giờ ra đường, chấp hành quy định phòng, chống dịch bệnh. Sau khi hỏi thăm sức khỏe, tổ công tác không xử phạt mà hướng dẫn chị T. về nhà an toàn.

21h tại đường Định Bộ Lĩnh, tổ kiểm soát phát hiện ông G. (ngụ Bình Thạnh) điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm nên ra hiệu lệnh dừng phương tiện. Ông G. cho biết ra đường để đi… đổ xăng. Tổ kiểm soát lập biên bản xử phạt thì ông G. viện lý do mất điện thoại nên không biết thông tin về việc cấm ra đường sau 18h và không chịu ký vào biên bản. 

Tổ kiểm soát đã phối hợp với Công an phường 26 đưa ông G. về trụ sở mới chấp thuận ký vào biên bản vi phạm. Một trường hợp khác là anh K. (ngụ Bình Thạnh) khi bị lập biên bản xử phạt khi ra đường sau 18h thì anh K. gọi điện thoại hình cho bà rồi đưa cho thành viên trong chốt kiểm soát xem lý do đi ra bệnh viện chăm bệnh nhân. Tổ công tác sau khi bàn bạc đã không lập biên bản nhưng yêu cầu anh K. phải sắp xếp thời gian hợp lý để ra đường, tránh gây khó khăn cho các tổ kiểm soát.

Mong người dân đừng viện các lý do không thích đáng để ra đường.

Tại chốt kiểm dịch trên đường Hoàng Minh Giám, quận Phú Nhuận, anh T.V.H.T (ngụ Phú Nhuận) điều khiển xe từ hường Gò Vấp vào quận bị giữ lại. Anh T. cho biết, do hết tiền mặt nên ra đường để tìm cây ATM rút. Cũng tại chốt này, nhiều tài xế xe ôm công nghệ hãng Ahamove bị lập biên bản vì đi giao hàng trái quy định. 

Chốt kiểm soát tại phường 13, quận Tân Bình, nhiều người bị lập biên bản xử phạt, bởi biết quy định nhưng vẫn… làm liều. Anh Y.S.N.K chở nước đi giao trên đường sau 18h bị chốt kiểm soát giữ lại phân bua, trong ngày anh đã hủy rất nhiều đơn hàng nhưng do khách hàng cần gấp nên cố đi giao trước giờ “giới nghiêm”, trên đường đi giao nước, xe hết xăng nên giờ này vẫn còn lang thang ngoài đường…

Theo ông Nguyễn Khắc Nguyên, Chủ tịch UBND phường 13, quận Tân Bình, 2 đêm chốt trực cho thấy người dân chấp hành rất tốt việc không ra đường để phòng, chống dịch COVID-19, tuy nhiên có một vài bộ phận nhỏ ý thức chấp hành chưa tốt, cố tình vi phạm. Với những trường hợp như thế này, các chốt kiểm soát sẽ xử lý theo đúng qui định.

Trong những đêm đầu tiên TP Hồ Chí Minh thực hiện việc “giới nghiêm” sau 18h để kiểm soát, phòng, chống dịch COVID-19, đường phố vắng lặng chỉ có các chốt kiểm soát của lực lượng Công an, quân đội, dân phòng… trực chốt. Trong lúc mọi người được ở nhà nghỉ ngơi thì trên những con đường vắng lặng, lạnh lẽo, các tổ công tác phải thức trắng làm việc. 

Dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp, mong mọi người ở yên tại chỗ, không ra đường khi không thực sự cần thiết. Chỉ cần vậy là mọi người đã góp một phần công sức của mình cho việc đẩy lùi dịch bệnh. Đừng vì các lý do cá nhân, không chính đáng để ảnh hưởng đến mục đích chung của TP Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Phú Lữ - M.Đức

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文