Lên các xã biên giới, thu thập thông tin dân cư

07:23 23/02/2019
Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế được đánh giá là một trong số đơn vị Công an địa phương dẫn đầu trong toàn quốc về công tác thu thập phiếu thông tin dân cư. 


Kết quả này đạt được nhờ sự nỗ lực không ngừng của cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính (QLHC) về TTXH và lực lượng Công an các xã, phường, thị trấn trên địa bàn đã không ngại khó khăn đến từng khu phố, nhà dân để tuyên truyền, hướng dẫn người dân kê khai phiếu thông tin dân cư, đặc biệt là các hộ dân thuộc đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa…

Thượng tá Hoàng Thị Mai, Trưởng phòng Cảnh sát QLHC về TTXH Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế giải thích rằng, cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư được xem là nền tảng trong hệ thống các cơ sở dữ liệu của Quốc gia, tập hợp thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin, phục vụ công tác quản lý Nhà nước và giao dịch của tổ chức, cá nhân.

Cán bộ chiến sĩ Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế hướng dẫn người dân kê khai phiếu thông tin dân cư.

Với mục tiêu hướng đến giảm giấy tờ và giảm phiền hà cho công dân, đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến, xây dựng Chính phủ điện tử nên thời gian qua, đơn vị đã không ngừng nỗ lực thực hiện tốt công tác thu thập phiếu thông tin dân cư.

Theo Thượng tá Mai, trong số 9 huyện, thị xã và thành phố của tỉnh Thừa Thiên - Huế thì huyện vùng cao A Lưới là địa bàn gặp nhiều khó khăn, trở ngại nhất trong công tác thu thập thông tin dân cư, để cập nhật vào cơ sở dữ liệu Quốc gia. Vì phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại các xã biên giới nên người dân khai báo hộ tịch, năm sinh không thống nhất.

Thêm vào đó, đây là địa bàn có đường sá đi lại khó khăn nhất. Thế nhưng, từ cuối năm 2018 đến những ngày đầu năm 2019, đơn vị đã cắt cử nhiều tổ công tác về tận các xã biên giới của huyện này để vừa tổ chức tuyên truyền pháp luật, vừa hướng dẫn người dân kê khai chính xác vào phiếu thu thập thông tin dân cư.

Chính sự nỗ lực đó, đến ngày 15-2-2019, đơn vị đã thu thập được 100% phiếu thông tin dân cư đối với 13.769 hộ (51.339 khẩu) tại 21 xã, thị trấn huyện A Lưới, trong đó có 12 xã biên giới giáp nước bạn Lào.

Qua tìm hiểu được biết, thực hiện Kế hoạch 43/KH-BCĐ ngày 31-3-2018 của Ban chỉ đạo 896 tỉnh Thừa Thiên - Huế về triển khai nhiệm vụ thực hiện đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư, đến nay, Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH Công an tỉnh Thừa Thiên- Huế đã thu thập hơn 1,3 triệu phiếu thông tin, đạt 99,25% so với số hộ, nhân khẩu trên địa bàn tỉnh; kết quả đối chiếu, thẩm định thông tin đạt gần 1,2 triệu phiếu.

Đặc biệt, sau khi Bộ Công an triển khai thí điểm phần mềm đăng ký, quản lý cư trú tại Công an TP Huế, đã có hơn 35.300 hồ sơ của người dân được tiếp nhận xử lý. Ngoài ra, đơn vị còn phối hợp với Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu Quốc gia về dân cư tiến hành nhập liệu gần 1,1 triệu phiếu được quét bản ảnh vào cơ sở dữ liệu Quốc gia, giúp tỉnh Thừa Thiên- Huế hiện đại hóa công tác quản lý dân cư nói chung và công tác đăng ký, quản lý cư trú nói riêng.

“Đến nay, công tác đối chiếu thông tin với tàng thư hồ sơ hộ khẩu đạt gần 1,2 triệu phiếu. Qua đó phát hiện sai lệch thông tin hộ tịch là hơn 28.800 phiếu và đã giải quyết trên 17.500 phiếu. Đặc biệt, đơn vị còn phát hiện hàng ngàn trường hợp có sai sót trong công tác đăng ký, quản lý cư trú để kịp thời chấn chỉnh, giải quyết các vướng mắc cho người dân”, Thượng tá Hoàng Thị Mai thông tin.

Tuy nhiên, hiện công tác đồng bộ hóa dữ liệu dân cư trên địa bàn gặp khó khăn do một số cơ quan tư pháp địa phương thực hiện đăng ký khai sinh, bổ sung thông tin, cải chính hộ tịch của công dân, nhưng không phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an, không xác minh trong cơ sở dữ liệu do Công an quản lý.

Vì thế thời gian tới, Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế sẽ tập trung tham mưu, phối hợp với các đơn vị giải quyết các trường hợp sai lệch thông tin hộ tịch, tiến tới hoàn thiện đồng bộ dữ liệu thông tin dân cư.

Cũng cần nói thêm, chính nhờ thực hiện tốt công tác thu thập phiếu thông tin dân cư, tổ chức nhiều đợt tuyên truyền pháp luật, vận động thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, súng tự chế; công tác giải quyết dân di cư tự do và cấp giấy CMND… nên trong năm 2018, Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đạt danh hiệu Đơn vị Quyết thắng.

Anh Khoa

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文