Lực lượng Cảnh sát quản lý trại giam trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

21:30 08/03/2010
Ngày 7/3, tại Trại giam Cây Cầy, tỉnh Tây Ninh, Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp đã tổ chức Hội thảo khoa học lịch sử cấp cơ sở về vai trò của lực lượng Cảnh sát quản lý trại giam trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an đã đến dự và phát biểu chỉ đạo. Dự hội thảo còn có Trung tướng Cao Ngọc Oánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp, các cục nghiệp vụ và hơn 100 đại biểu đại diện lực lượng Cảnh sát trại giam qua các thời kỳ, đại biểu các trại giam thuộc Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp của 30 tỉnh, thành phố từ Quảng Trị đến Cà Mau.

Với tinh thần tất cả vì tiền phương, vì miền Nam ruột thịt, Đảng đoàn và lãnh đạo Bộ Công an đã sớm lựa chọn cán bộ bồi dưỡng và huấn luyện để chi viện chiến trường miền Nam. Tính từ năm 1960 đến năm 1975, lực lượng Cảnh sát trại giam đã cử 150 cán bộ, chiến sỹ tham gia các đoàn A4, A5, A6, B4, B30 chi viện chiến trường miền Nam. Số cán bộ chi viện đã cùng các lực lượng An ninh và đồng bào miền Nam đấu tranh anh dũng, kiên cường, lập nhiều chiến công xuất sắc, góp phần đưa sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thành công, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Thứ trưởng Nguyễn Khánh Toàn nhất trí với nội dung hội thảo.

Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn phát biểu chỉ đạo hội thảo.

Thứ trưởng đề nghị lực lượng Cảnh sát trại giam cần làm rõ thêm vấn đề về sự kiên trì của lực lượng Cảnh sát trại giam để giáo dục, cảm hoá những đối tượng vi phạm pháp luật đến mức cần phải cách ly khỏi xã hội để đảm bảo TTATXH trong khu vực dân cư, trở thành người có nghề nghiệp ổn định, có việc làm tạo ra lợi ích cho xã hội.

Sự hy sinh thầm lặng của người làm công tác trại giam phải xa nhà, đóng quân nơi hẻo lánh, chịu nhiều thiếu thốn về đời sống tinh thần, vừa phải đối phó với kẻ địch phá hoại tấn công giải thoát cho đồng bọn, vừa phải thu thập thông tin từ các phạm nhân được cảm hoá, phục vụ đắc lực cho công tác tấn công tội phạm bên ngoài xã hội của các lực lượng nghiệp vụ…

Những hy sinh mất mát của lực lượng trại giam trong chiến đấu bảo vệ tù nhân là tình báo viên, gián điệp, biệt kích, tề nguỵ có nợ máu với nhân dân, để phục vụ lâu dài cho công tác đấu tranh chống phá cách mạng của bọn xâm lược và những kẻ bán nước…

Phương Nam

Theo một số nguồn tin quân sự, kể từ tuần trước, các lực lượng Nga đã tăng gấp đôi cường độ tấn công của họ trên một số mặt trận, trong bối cảnh ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ và thời gian tới có khả năng sẽ diễn ra các cuộc đàm phán hòa bình. Đặc biệt, việc Nga nối lại các hoạt động quân sự ở Zaporizhzhia từ đầu tháng 10 cho thấy khả năng Moscow sẽ mở đợt tấn công lớn nhằm vào khu vực này.

Đại úy Lê Thị Hồng Lụa là cô giáo ở Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an. Ngoài truyền đạt kiến thức văn hóa cho học sinh, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa còn uốn nắn, dạy dỗ, giáo dục những học sinh từ lầm lì, khép kín, ngỗ nghịch đi vào nền nếp, kỷ cương, trở thành người lương thiện để khi hết thời hạn, các em về với gia đình, trở thành người có ích cho xã hội. Nhiều năm miệt mài làm người “chở đò”, với biết bao tâm huyết, công sức, những kỷ niệm về sự hướng thiện của các em học sinh ở ngôi trường “đặc biệt” vẫn luôn là động lực để Đại úy Lê Thị Hồng Lụa thêm say mê, yêu quý nghề. 

Ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) mới đây đã có báo cáo về kế hoạch kiểm toán năm 2025 gửi tới Quốc hội. Theo đó, tổng số nhiệm vụ kiểm toán năm 2025 là 116 nhiệm vụ (giảm 5 nhiệm vụ so với năm 2024). 

Liên tiếp trong thời gian gần đây, lực lượng Công an xã tại Hà Tĩnh đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn nhiều vụ việc lừa đảo qua mạng, trong đó phổ biến vẫn là chiêu thức mạo danh người có công quyền đề nghị chuyển tiền qua tài khoản.

Trong 11 tháng đầu năm 2024, số ca chết não hiến tạng ở Việt Nam tăng gấp đôi năm 2023. Kể từ ca hiến tạng từ người cho chết não đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam vào năm 2008, đây là năm đạt kỷ lục cao nhất về số người chết não hiến tạng.

Chiều 15/11, Công an huyện Thăng Bình (Quảng Nam) cho biết, đã chuyển hồ sơ cùng 2 đối tượng Hồ Xuân Tâm (SN 1998) và Bùi Vinh Quang (SN 1993, cùng trú xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình) đến Phòng ANĐT Công an tỉnh Quảng Nam để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi tàng trữ tiền giả.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文