Lực lượng tăng cường của Bộ Công an: Đi dân nhớ...

06:30 30/09/2005
Sáng 29/9, trong phiên họp thường kỳ tháng 9 của Chính phủ, Thủ  tướng Phan Văn Khải cũng đã biểu dương các bộ, ngành, địa phương, nhất là lực lượng vũ trang các Quân khu 3, 4 và Công an các đơn vị, địa phương đã có nhiều cố gắng trong phòng chống cơn bão số 7.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành tập trung giúp các địa phương nhanh chóng khắc phục hậu quả cơn bão số 7, nhất là những nơi nước biển tràn vào, khẩn trương khôi phục những đoạn đê biển bị cuốn trôi. Các địa phương, nhất là hai tỉnh Thanh Hóa và Nam Định tổ chức cứu trợ dân, không để dân bị đói, nhanh chóng dựng lại nhà cửa, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh. Thủ tướng cho rằng, chúng ta cần phải có chương trình kiên cố đê biển các tỉnh miền Bắc, miền Trung.

Trước yêu cầu cấp bách đối phó với hậu quả của cơn bão số 7, thực hiện quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an và sự chỉ đạo của lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát, 15h ngày 26/9, Cục Cảnh sát bảo vệ và HTTP đã nhanh chóng thành lập 4 đoàn công tác gồm trên 700 cán bộ, chiến sĩ với các phương tiện trang bị cần thiết hành quân cấp tốc về tăng cường trực tiếp tham gia hỗ trợ cùng chính quyền và các lực lượng ở địa phương: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hóa.

Ngay sau khi đến địa bàn, lực lượng tăng cường đã phối hợp với Công an và chính quyền địa phương triển khai ngay việc thực hiện nhiệm vụ. Tại Hải Phòng, lực lượng tăng cường của Bộ đã huy động 8 chuyến xe, di chuyển gần 300 người dân từ các khu vực xung yếu về thị xã Đồ Sơn. Tại Quảng Ninh, tăng cường 132 cán bộ, chiến sĩ đến 8 khu vực tuần tra cắm chốt giữ gìn ANTT, huy động 19 chuyến xe đưa nhân dân đi sơ tán an toàn. Tại Thái Bình, ngay trong đêm 26/9, đã tham gia huy động phương tiện đưa 600 người dân đi sơ tán; tăng cường lực lượng cho các huyện Tiền Hải, Kiến Xương; trực tiếp đào đắp, khôi phục một số đoạn đê kè bị sạt lở.

Chiều 27/9, sau khi nước rút, bão tan dần, cán bộ, chiến sĩ đã tổ chức đưa dân trở lại nơi ở cũ. Tại Nam Định, lực lượng tăng cường đã chia thành nhiều đội công tác đến các xã xung yếu thuộc 3 huyện Hải Hậu, Giao Thủy và Nghĩa Hưng. Đặc biệt là Hải Hậu, lực lượng đã cùng chính quyền địa phương đưa trên 500 người dân đi sơ tán, tham gia gia cố đắp gần 200m đê hạn chế nước biển tràn vào đồng; đảm bảo ANTT, đặc biệt là ở vùng có một số đoạn đê bị vỡ thuộc xã Hải Thịnh. Tại Ninh Bình, huy động 11 chuyến xe sơ tán dân, tuần tra kiểm soát giữ gìn ANTT khu vực và tham gia tu bổ một số đoạn đê xung yếu. Tại Thanh Hóa, nơi trọng tâm cơn bão đi qua, các tổ công tác đã triển khai đến từng xã ven biển vận động và tổ chức nhân dân đi sơ tán; trực tiếp tham gia cứu hộ bảo vệ tài sản và giữ gìn ANTT.

Sáng 27/9, diễn biến cơn bão tại một số xã thuộc huyện Hậu Lộc rất phức tạp, nhất là ở Ngư Lộc, lực lượng tăng cường đã khẩn trương đưa nhân dân đi sơ tán đến nơi an toàn, cùng các lực lượng đào đắp, đóng cọc tre, kè, gia cố nhiều đoạn đê bị rạn nứt, sạt lở nên đã góp phần hạn chế được hậu quả thiệt hại xảy ra. Trong 2 ngày ra quân tăng cường cho các địa phương, tuy thời gian ngắn, nhưng cán bộ, chiến sĩ đã để lại ấn tượng tốt đẹp đối với chính quyền và nhân dân các địa phương nơi đơn vị tăng cường

Thế Cảnh

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文