Mảnh đất ươm mầm những cây viết

16:37 31/10/2016
Là một sĩ quan An ninh đã nhiều chục năm công tác trên lĩnh vực An ninh Nội bộ, An ninh Văn hóa - Tư tưởng, gắn bó nhiều với báo chí, lại là một cộng tác viên lâu năm của Báo Công an nhân dân, tôi vui lây cái không khí tưng bừng hối hả kỷ niệm 70 năm Báo Công an nhân dân phát hành số đầu tiên nên mạnh dạn bày tỏ đôi điều về cảm xúc của mình về tờ báo của lực lượng Công an nhân dân – nơi đỡ đầu cho cây viết của tôi; mảnh đất ươm mầm cho nhiều tác phẩm báo chí và văn học của tôi cũng như của nhiều nhà văn trong lực lượng Công an nhân dân.

Trở thành cộng tác viên Báo Công an nhân dân

Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, chân ướt chân ráo từ chiến trường miền Nam ra, tôi nhận quyết định chuyển ngành (từ Cục II, Bộ Quốc phòng sang Cục An ninh Nội bộ và Văn hóa – Tư tưởng thuộc Bộ Công an). Mấy năm đầu công tác tại Phòng 1 (Tổ chức – Chính trị - Hậu cần) với nhiệm vụ chủ yếu: Công tác Đảng vụ, thi đua khen thưởng, thực hiện chế độ chính sách cán bộ, phụ trách bộ phận sưu tầm xây dựng phòng truyền thống của đơn vị… Sau khóa đào tạo nghiệp vụ mới được chuyển về Phòng Trinh sát.

Thời đó báo chí hiếm lắm. Đơn vị cấp phòng được cấp 2 tờ báo (nhật báo Nhân dân và tuần báo Công an nhân dân). Riêng Báo Công an nhân dân chỉ phát hành nội bộ. Vì vậy, 2 ấn phẩm trên trở thành tài liệu “quý hiếm” đối với cán bộ làm công tác chính trị - tư tưởng. 

Nhà thơ Khổng Minh Dụ (ngồi giữa) trong một lần dự gặp mặt cộng tác viên Báo CAND. Ảnh: An Khang.

Lúc bấy giờ tôi được đơn vị cử đi học nghiệp vụ hệ hàm thụ (vừa học vừa làm). Vì vậy, đang ở nhà tập thể tại phố Quan Thánh, tôi xin về bám trụ “phố hàng bàn”. Ăn tại nhà ăn tập thể phố Nguyễn Quyền, ngủ trên bàn làm việc, thật tiện lợi trăm đường, dư thời gian nghiền ngẫm báo chí. Các chuyên mục của Báo Công an nhân dân chẳng bỏ sót chuyên mục nào. 

Ngẫm đơn vị mình nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc không thua kém gì những tấm gương báo chí đã nêu, vậy mà chưa có ai “rờ” tới. Thế là tôi “dũng cảm” tìm tới nhà số 3, ngõ Chiến Thắng, phố Khâm Thiên, quận Đống Đa là trụ sở Báo Công an nhân dân thời đó để “tầm sư học đạo”.

Người tiếp tôi hôm đó là anh Văn Đình Đức (hình như là Phó Tổng biên tập). Nghe tôi tự giới thiệu là cán bộ Phòng Tổ chức – Chính trị KE3 (sau này đổi phiên hiệu thành A25), đã từng viết văn, viết báo ở chiến trường thời kháng chiến, ông Đức siết chặt tay tôi khẽ reo lên: “Chu cha! Thiệt hay! Thiệt tốt… Bài vở về lực lượng Cảnh sát khá nhiều. Riêng về lực lượng An ninh, nhất là An ninh Nội bộ và Văn hóa – Tư tưởng còn nghèo bài vở lắm. Cậu cố gắng tham gia viết bài cho báo. Tòa soạn rất cần những bài của anh em từ cơ sở…”. 

Tôi bộc bạch nỗi lòng mình: “Hồi ở chiến trường em chỉ viết văn, làm thơ, còn báo chí thi thoảng mới viết, dạng ký sự chiến trường về những trận chiến đấu của du kích và bộ đội địa phương tại địa bàn hoạt động của đơn vị. Nay viết theo các chuyên mục của báo e rằng khó lắm”. 

Ông Văn Đình Đức “lên giây cót” cho tôi: “Yên tâm đi! Hổng có lo. Tùy theo yêu cầu của từng số báo, tôi sẽ nói anh em ở các phòng hướng dẫn cụ thể cho cậu”.

Thật không ngờ, chẳng đợi chờ ai hướng dẫn, chỉ hơn một tuần sau, Phó Tổng biên tập Văn Đình Đức thân chinh tới đơn vị tôi tại trụ sở số 15 phố Trần Bình Trọng. 

Gặp tôi, ông vào đề ngay: “Sắp tới ngày Giải phóng miền Nam rồi đó. Cậu xem có chuyện gì tâm đắc ở chiến trường thì viết đi. Thiếu gì đề tài để viết. Viết về an ninh thời chiến, thời bình; viết về Cảnh sát khu vực, Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự trị an; viết về phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc… Viết được gì cứ đem tới tòa soạn tụi mình chỉnh sửa cho. Ngại xa thì đem sang nhà mình, ở đằng sau cơ quan của cậu đấy”.

Đáp lại thịnh tình của ông, một tuần sau đó, tôi cố “nặn” ra được 2 bài ngắn, mạnh dạn đem tới ông. Nhờ thế mới biết được “dinh thự” của ông, đó là một căn hộ nhỏ xíu ở tầng 2 khu nhà tập thể của Bộ tại 36 Hạ Hồi. Ba ngày sau, tôi được ông thông báo qua điện thoại: “Cậu viết được đấy. Sẽ in trước 1 bài vào số ngày mai. Từ nay, cậu trở thành cộng tác viên của báo rồi đó. Ráng viết đều cho báo nghen”. Tôi như mở cờ trong bụng bởi cái tin được trở thành cộng tác viên của Báo Công an nhân dân.

Mảnh đất gieo mầm văn nghệ

Đội ngũ các nhà văn trong lực lượng Công an trong thời gian 3 thập niên trở lại đây đã phát triển nhanh đến không ngờ. Từ chỗ chỉ có mấy người: Lê Tri Kỷ, Văn Phan, Ngôn Vĩnh, Lương Sĩ Cầm; lớp tiếp theo có Hữu Ước, Tôn Ái Nhân, Mai Vũ, Phan Quế, Nguyễn Như Phong, Đặng Vương Hưng, Phùng Thiên Tân, Phạm Khải… Vậy mà tới nay Chi hội Nhà văn Công an đã lên tới 41 người. Đứng hàng thứ tư về số lượng so với các Chi hội Nhà văn toàn quốc. 

Có thể nói, hầu hết trong số đó tác phẩm đều được trải nghiệm qua các ấn phẩm của Báo Công an nhân dân. Từ nhật báo Công an nhân dân, Văn nghệ Công an, tuần báo An ninh Thế giới, An ninh Thế giới giữa tháng - cuối tháng, tuần báo Cảnh sát toàn cầu và Công an nhân dân điện tử. Từ giới thiệu sách của các nhà văn Công an tới in các tác phẩm văn học (trích tiểu thuyết, truyện ngắn và ký) tới thơ, nhạc, họa. 

Xin lấy ngay tác giả bài viết này để minh chứng cho điều đó. Trong số hơn 10 tác phẩm của tôi đã in riêng ở một số nhà xuất bản (không kể in chung) thì có tới một phần tư trong số đó là những sáng tác đã in trên các ấn phẩm của Báo Công an nhân dân. Cố nhiên khi in sách có chỉnh lý, bổ sung cho tăng chất văn chương hơn. 

Các tác phẩm đó là: Trong tiếng sóng biển xa (tập truyện ngắn), Bí ẩn của ký ức (ký sự nhân vật), Những người ở ngôi nhà mật (ký sự nhân vật) và đặc biệt là cuốn Nỗi niềm ai tỏ, tập hợp nêu lên 24 vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội xung quanh hiện tượng tham ô, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tới hiện tượng quan liêu, hách dịch, cửa quyền, thoái hóa  biến chất của một số cán bộ công chức… in trên An ninh Thế giới tuần báo (mục Thời luận) được nhiều bạn đọc tán thưởng, viết thư động viên, khích lệ.

Một hiện tượng đáng mừng và tự hào đối với những người cầm bút trong lực lượng CAND đó là trong lực lượng mình có một “địa chỉ văn chương”, một đơn vị cấp Cục chỉ trong vòng 2 con giáp đã quy tụ ở đây tới 15 hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Quả là “độc nhất vô nhị”. 

Những Ngôn Vĩnh, Hữu Ước, Hồng Thanh Quang, Đinh Quang Tốn, Nguyễn Như Phong, Đặng Vương Hưng, Phạm Khải, Hồng Thái, Phan Quế, Hà Văn Thể, Như Bình, Xuân Hải, Nguyễn Thế Hùng, Bình Nguyên Trang, Trần Hoàng Thiên Kim. Đa phần trong số đó, họ trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ đơn vị công tác của mình là Báo Công an nhân dân. 

Từ “hiện tượng” trên, khiến tác giả bài viết này suy ra: Các nhà văn Công an và đặc biệt là nhà văn thuộc Báo Công an nhân dân đã trở thành cầu nối để văn nghệ sĩ nước nhà đến với lực lượng vũ trang bằng nhiều tác phẩm có giá trị in trên các ấn phẩm của Báo Công an và Nhà xuất bản Công an nhân dân.

Là một cộng tác viên lâu năm, một bạn đọc trung thành của Báo Công an nhân dân, nhân kỷ niệm lần thứ 70 truyền thống xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Báo, xin chúc các thế hệ lãnh đạo, các thế hệ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên, nhân viên của Báo Công an nhân dân luôn vui khỏe, hạnh phúc, khắc phục khó khăn thời cơ chế thị trường, phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xứng đáng với niềm tin của Đảng, của nhân dân về những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận văn hóa – tư tưởng.

Khổng Minh Dụ

Sáng 21/4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Hoàng Quốc Vượng (cựu Thứ trưởng Bộ Công thương) cùng 11 bị cáo khác về tội tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan Công ty Trung Nam Thuận Nam. Bị cáo Hoàng Quốc Vượng chịu cáo buộc làm trái nghị quyết của Chính phủ, giúp các Công ty Trung Nam Thuận Nam và Công ty Solar Farm Nhơn Hải hưởng lợi bất chính hơn 1.043 tỷ đồng. Đổi lại, cựu Thứ trưởng được “lót tay” 1,5 tỷ đồng.

Chúng tôi đến với Lạng Sơn những ngày đầu tháng 4, dọc đường hoa gạo vẫn chưa hết rực đỏ. Chỉ hơn 2 tiếng đồng hồ trên đường cao tốc từ Hà Nội tới thành phố Lạng Sơn, đi tiếp chừng 30 cây số nữa, chúng tôi đến với địa bàn xã biên giới Tân Thanh, huyện Văn Lãng - nơi mà trong ký ức của chúng tôi chục năm về trước, Tân Thanh luôn tấp nập, nhộn nhịp bởi những khu chợ biên giới sầm uất, mà bất cứ ai khi ghé thăm Lạng Sơn, dù đường đi có vất vả đến mấy cũng vẫn muốn được đến chợ cửa khẩu Tân Thanh để tranh thủ mua sắm.

Với chiều dài hơn 60km, tổng mức đầu tư 4.600 tỷ đồng, dự án đường ven biển Nghi Sơn - Cửa Lò đoạn qua địa bàn tỉnh Nghệ An đến nay còn vướng mắc ở nhiều đoạn, tuyến do vướng khâu mặt bằng, buộc nhà thầu phải thi công “nhảy cóc”. Mặc dù chính quyền đã quyết liệt vào cuộc, song nhiều hộ gia đình vẫn cố thủ, không chấp thuận các phương án đền bù dẫn đến dự án chậm tiến độ.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày hôm qua (20/4), khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ, khu vực từ Nghệ An đến Phú Yên, Tây Nguyên và Nam Bộ đã có nắng nóng, có nơi nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ, có nơi trên 38 độ như: Phù Yên (Sơn La) 39.4 đô, Hòa Bình 39.5 độ, Cao Bằng 39.1 độ, Tuyên Hóa (Quảng Bình) 38.2 độ, Ayunpa (Gia Lai) 38.3 độ… Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-55%.

Ngay sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin bất ngờ công bố lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp Lễ Phục sinh, giới phân tích quốc tế đã lập tức bị cuốn vào vòng xoáy câu hỏi về động cơ thực sự của Điện Kremlin. Đằng sau một tuyên bố mang tính biểu tượng tôn giáo, phải chăng là những tính toán chiến lược phức tạp? Đây có phải là nỗ lực chân thành nhằm mở lối cho hòa đàm, hay chỉ là bước đi tạm thời để hóa giải áp lực ngoại giao từ phương Tây và đặt Kiev vào thế khó?

Với những kết quả, thành tích đã đạt được, Phòng An ninh nội địa, Công an tỉnh Đồng Nai đã vinh dự được Chủ tịch nước, Chính phủ, Bộ Công an, Tỉnh ủy, UBND tỉnh trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất; Huân chương Chiến công hạng Nhì, Ba; Huân chương Quân công hạng Ba và nhiều khen thưởng thành tích xuất sắc trong công tác, chiến đấu…

Trong bối cảnh làn sóng bảo hộ thương mại ngày càng rõ nét, nhiều quốc gia đã chọn cách tiếp cận thận trọng trước chính sách thuế quan cứng rắn của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump. Thay vì đáp trả tương xứng, các nền kinh tế lớn như Liên minh châu Âu (EU), Canada hay Anh đang tính toán kỹ lưỡng nhằm tránh rơi vào một cuộc chiến thương mại toàn diện - điều có thể gây tổn thất sâu rộng không chỉ cho Mỹ mà cả phần còn lại của thế giới.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.