Nhân Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3-3-1959 - 3-3-2017):

Những chiến công của sự đồng sức đồng lòng

09:29 02/03/2017
Chỉ tính riêng năm 2016, lực lượng chức năng của BĐBP đã phối hợp với lực lượng Cảnh sát xác lập, đấu tranh 13 chuyên án; bắt giữ và xử lý 62 đối tượng, giải cứu 70 nạn nhân; tiếp nhận 30 vụ với 57 nạn nhân do Trung Quốc trao trả, 21 vụ với 25 nạn nhân tự trở về. Những con số trên chỉ là phần nổi đã cho thấy những gian nan của cuộc chiến không có tiếng súng mà hai lực lượng này tham gia...

Bài 1: Lính Biên phòng phối hợp với Công an triệt phá các đường dây mua bán người

Dù ngày nắng hay mưa, ở nội địa hay vùng biên giới hải đảo xa xôi, ngày lại ngày những người lính mang quân hàm xanh vẫn đồng cam, cộng khổ, sát cánh cùng lực lượng Công an trong công tác phòng, chống tội phạm, đảm bảo an ninh, trật tự trong cả nước nói chung và ở khu vực biên giới, cửa khẩu nói riêng.

Những chiến công đó phát huy truyền thống đoàn kết, hiệp đồng tác chiến giữa hai lực lượng Công an và Quân đội nói chung; giữa hai lực lượng chuyên trách của Bộ đội Biên phòng (BĐBP) và lực lượng Cảnh sát nói riêng, góp phần kiềm chế sự gia tăng của các loại tội phạm, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước...

Nụ cười của các nạn nhân là hạnh phúc của hai lực lượng đánh án

Trong căn nhà ở TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, Hoàng Thị Huỳnh T. (24 tuổi) và con trai đang sống những ngày tháng yên bình, êm ả... Bắt đầu cuộc sống mới sau những biến cố lớn lao của đời người và những ngày, tháng sống mà không bằng chết ở nơi đất khách đối với T. và cậu con trai thật không dễ dàng. Nhưng sự đùm bọc, chở che của những người thân trong gia đình; sự động viên của các cán bộ Công an và lực lượng BĐBP đã giúp mẹ con T. dần ổn định cuộc sống...

Nụ cười, niềm hạnh phúc của T. và những cô gái có cùng cảnh ngộ cũng là niềm vui chung của lực lượng đánh án thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm (PCMT&TP), BĐBP và Cục Cảnh sát hình sự (C45), Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an.

Một ngày tháng 4 gần hai năm về trước, BĐBP tỉnh Quảng Bình nhận tin báo tố giác tội phạm của bà Nguyễn Thị C. (ở Quảng Bình). Trong lá thư đẫm nước mắt, bà C. tố cáo việc con gái bà là Hoàng Thị Huỳnh T. bị một đối tượng tên là Viện, quê Hải Dương lừa bán sang Trung Quốc.

Sau khi tiếp nhận thông tin, Cục PCMT&TP và Phòng PCTP&MT, BĐBP Quảng Bình đã phối hợp với Cục C45 và tổ chức Rồng Xanh tại Việt Nam tiến hành các biện pháp nghiệp vụ xác định T bị bán cho một gia đình có 2 người con trai ở một khu chung cư... Sau khi thống nhất kế hoạch, hai lực lượng đánh án đã hướng dẫn nạn nhân T. mô tả về nơi bị giam giữ và giải cứu an toàn về nước.

Ba đối tượng trong đường dây mua bán người ở Hà Giang bị bắt giữ.

Tiếp đó, vào đầu tháng 11-2015, hai nạn nhân khác là Hà Thị D. (SN 1994) và Triệu Thị A. (SN 1996, trú tại Lục Yên, Yên Bái) bị lừa sang Giang Tây (Trung Quốc) nhưng đã được giải cứu qua cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) cũng khai báo hành vi phạm tội của một đối tượng tên là Viện ở Hải Dương... Một chuyên án giữa Cục PCMT&TP; Cục C45 phối hợp với Phòng PC45 Công an tỉnh Quảng Bình và Công an tỉnh Hải Dương được xác lập.

Lời khai đẫm nước mắt của các nạn nhân được giải cứu trở về thôi thúc lực lượng đánh án của hai đơn vị gấp rút vào cuộc. Đi sâu nghiên cứu, chân dung, phương thức và thủ đoạn của các đối tượng phạm tội dần được lực lượng đánh án của hai đơn vị làm rõ: Các đối tượng làm quen với nạn nhân trên mạng Internet, sau đó tiếp cận rồi tán tỉnh yêu đương.

Khi đã chiếm được tình cảm của các nạn nhân, chúng rủ họ về Hải Dương chơi rồi tạo cớ đưa sang Trung Quốc bán cho đối tượng người Việt ở tỉnh Giang Tây (Trung Quốc). Trong 3 nạn nhân thì có Hoàng Thị Huỳnh T. và Hà Thị D., là sinh viên của các trường đại học và cao đẳng tại Quảng Bình.

Phân tích các dữ liệu, Cục C45 xác định đối tượng Ngô Quốc Viện (24 tuổi, trú tại xã Tứ Cường, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương) trong vụ lừa bán Hoàng Thị Huỳnh T.  chính là đối tượng Quân trong vụ lừa bán hai nạn nhân Hà Thị D và Triệu Thị A. Tham gia cùng Ngô Quốc Viện còn có các đối tượng khác là Vũ Mạnh Viện, Nguyễn Văn Tuấn và Hạnh.

Những ngày chuyên án được xác lập, là một núi công việc đè nặng lên vai các lực lượng nghiệp vụ của hai lực lượng. Với sự phối hợp đồng bộ của các đơn vị nghiệp vụ, ngày 5-4-2016, Phòng 6, Cục C45 đã bắt giữ Ngô Quốc Viện tại Hà Nội và Vũ Mạnh Viện tại Hải Dương.

Những cuộc “mò kim đáy bể”

Chỉ tính riêng năm 2016, lực lượng chức năng của BĐBP đã phối hợp với lực lượng Cảnh sát xác lập, đấu tranh 13 chuyên án; bắt giữ và xử lý 62 đối tượng, giải cứu 70 nạn nhân; tiếp nhận 30 vụ với 57 nạn nhân do Trung Quốc trao trả, 21 vụ với 25 nạn nhân tự trở về. Những con số trên chỉ là phần nổi đã cho thấy những gian nan của cuộc chiến không có tiếng súng mà hai lực lượng này tham gia.

Chia sẻ với chúng tôi, Đại tá Nguyễn Văn Thái, Phó Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Lào Cai, một trong những địa bàn trọng điểm về tội phạm mua bán người, cho biết: Những năm trở lại đây, hoạt động mua bán người trên các tuyến biên giới và cả trong nội địa diễn biến phức tạp. Ở vùng rừng núi, các đối tượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để dụ dỗ, lừa gạt đưa họ sang Trung Quốc lấy chồng.

Tại Hà Khẩu (đối diện TP Lào Cai) và địa bàn TP Lào Cai, các đối tượng gồm cả người Việt Nam và người Trung Quốc giả danh Công an Trung Quốc hoặc BĐBP Việt Nam cắt, ghép ảnh mặc quân phục cài làm ảnh đại diện trên các tài khoản xã hội Facebook, Zalo… tìm kiếm, làm quen với những phụ nữ dân tộc Mông ở Việt Nam tại địa bàn các tỉnh biên giới như Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa có nhu cầu tìm việc làm hoặc lấy chồng, sau đó dụ dỗ, lừa gạt bán sang Trung Quốc.

Địa bàn hoạt động của đối tượng rộng, thủ đoạn tinh vi nên sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng Công an và BĐBP tạo thành thế liên hoàn trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Kể lại những trận đánh in đậm dấu ấn của hai lực lượng Công an và BĐBP, Đại tá Nguyễn Ngọc Châu, Phó chỉ huy trưởng, BĐBP tỉnh Hà Giang lại chia sẻ về một vụ án anh đặc biệt ấn tượng. Đó là lần phối hợp với Phòng PC45 Công an tỉnh Hà Giang, Công an tỉnh Điện Biên và Công an các huyện Đồng Văn, Bắc Mê và Công an TP Hà Giang phá một chuyên án. Hôm đó vào ngày 11-9-2016, Đồn Biên phòng Phó Bảng, BĐBP Hà Giang nhận đơn trình báo của chị Hù Thị X ( trú tại xã Mường Phăng, Điện Biên)...

rong vụ án này, sự ngây ngô của các nạn nhân khiến anh cảm thấy đau lòng, họ không biết về danh tính, nhân thân của đối tượng gây án... Từ những thông tin mù mờ, bằng các biện pháp nghiệp vụ, từ ngày 24 đến ngày 16-9-2016, các lực lượng nghiệp vụ đã phá thành công 3 chuyên án, bắt giữ 3 đối tượng gồm Lừu Dỉ Tề (25 tuổi, dân tộc Hán, trú tại thôn Sán Trồ, xã Phố Là, huyện Đồng Văn), Vàng Mí Phà (30 tuổi) và Thào Mí Sính (28 tuổi, Phà và Sính đều là người dân tộc Mông, trú tại thôn Phiên Đáy, xã Phiên Luông, huyện Bắc Mê) về tội mua bán người. Ngay sau đó, BĐBP tỉnh Hà Giang phối hợp với Phòng PC45 Công an tỉnh và Công an Trung Quốc tiếp tục điều tra, giải cứu nạn nhân còn lại trong vụ án trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Biên giới Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Lào, Việt Nam- Campuchia là những tuyến, địa bàn trọng điểm về hoạt động mua bán người. Lợi dụng mối quan hệ thân tộc, dân tộc, các đối tượng trong và ngoài nước biến nơi đây thành điểm trung chuyển nạn nhân từ khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước rồi đưa sang nước ngoài bán.

Với sự phối hợp chặt chẽ, trong năm 2016, lực lượng Công an và Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đã xác lập nhiều chuyên án đấu tranh với tội phạm buôn bán người, chặn đứng nhiều đường dây đưa người ra nước ngoài.

Xuân Mai

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文