Những chứng tích lịch sử không bao giờ quên

08:34 27/07/2018
Chúng tôi đến Khu Di tích Nhà tù Hỏa Lò vào thời điểm cả nước đang kỷ niệm 71 năm Ngày Thương binh – Liệt sỹ. Từ sáng, nơi đây đã có đông khách đến tham quan.

Trong khuôn viên của khu di tích những ngày qua, các hiện vật, tranh, ảnh thể hiện hai nội dung chính “Trọn lời thề” và “Lời tri ân” được trưng bày phục vụ du khách. Đồng hồ điểm 10h30, nhưng lượng khách đổ về gian trưng bày “Lời tri ân” vẫn nườm nượm.

Chị Phạm Thị Việt Hoa, nhân viên Phòng Hành chính - Tổng hợp, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tất bật với công việc tiếp đón, hướng dẫn các đoàn du khách tới tham quan.

Chị Hoa cho biết, những ngày qua, nhất là sau thời điểm Ban Quản lý Khu Di tích tổ chức trưng bày chuyên đề “Lời tri ân”, lượng du khách đến đây tăng đáng kể. Mỗi ngày có khoảng 1.000 lượt khách trong và ngoài nước. Mọi người đến đây để tham quan, tìm về những ký ức hào hùng của dân tộc Việt Nam thông qua các hiện vật, hình ảnh, nội dung trưng bày.

Bạn Nguyễn Thị Mai Anh, sinh viên năm thứ 2, Khoa Tiếng Anh - Trường Đại học Hà Nội được cùng các bạn trong nhóm tình nguyện viên của trường và sinh viên, học sinh đến từ Nhật Bản đến tham quan, trực tiếp xem hiện vật với nhiều cảm xúc. Bản thân Mai Anh cũng như các thành viên trong đoàn hiểu thêm về truyền thống hào hùng, về những người con trung hiếu, tấm gương kiên trung của dân tộc. Và đây cũng là một trong những chương trình mà các bạn tình nguyện viên người Nhật Bản đến với Việt Nam sẽ thực hiện trong dịp này.

Đoàn viên thanh niên Trung đoàn Cảnh sát cơ động - Công an TP Hà Nội ôn lại truyền thống hào hùng qua gian trưng bày chuyên đề “Lời tri ân”.

Đứng trước khu vực trưng bày hiện vật, hình ảnh với nội dung “Trả lại tên cho anh” và “Khát vọng tự do” với nhiều dự liệu, hình ảnh mang tính chất lịch sử, chị Yamanoi Yumika sinh viên đến từ Thủ đô Tokyo - Nhật Bản cảm phục trước nghị lực phi thường và khát vọng tự do, giành lại độc lập dân tộc của người dân Việt Nam.

“Khi xem những tấm hình, kỷ vật trưng bày ở đây. Mình cảm thấy rất xúc động trước những gì mà người dân Việt Nam đã trải qua trong thời kỳ chiến tranh. Các bạn trẻ sẽ rất tự hào về thế hệ đi trước”, chị Yamanoi Yumika bày tỏ.

Trong khuôn viên trưng bày chuyên đề “Lời tri ân”, chúng tôi gặp nhiều đoàn khách đến từ các nước: Mỹ, Anh, Pháp, Đức…, mọi người đến đây để tìm hiểu thêm về những năm tháng đạn bom ở Việt Nam. Nhiều du khách đã tranh thủ chụp cho mình những tấm hình lưu niệm cũng như những kỷ vật kháng chiến của quân và dân Việt Nam một thời được trưng bày ở đây.

Đây không phải là lần đầu đặt chân đến Khu Di tích Nhà tù Hỏa Lò, song mỗi lần đến đây, mỗi lần được tham quan triển lãm, gian trưng bày chuyên đề gắn với các sự kiện trọng đại của đất nước, trong tôi lại thấy bồi hồi, xúc động. Chị Phạm Thị Hoàng My, Trưởng phòng Hành chính – Tổng hợp chia sẻ.

Theo chị Phạm Thị Hoàng My, đến với không gian trưng bày này, khách tham quan sẽ được biết, được hiểu về hệ thống nhà tù nhiều hơn trường học dưới bộ máy cai trị của chính quyền thực dân, đế quốc; về chế độ giam cầm hà khắc mà mỗi chiến sỹ yêu nước, cách mạng đã bất khuất vượt qua, giữ vững khí tiết của người cộng sản, đó là: Một “Hỏa Lò - Địa ngục trần gian giữa lòng Hà Nội” - nơi cuộc sống của các chiến sỹ yêu nước, cách mạng là một cuộc đấu tranh sinh tồn chống lại chế độ lao tù hà khắc; một “Sơn La - Nơi rừng thiêng nước độc” với những căn phòng tối bằng gạch và đá kiên cố đặc biệt hệ thống xà lim ngầm sâu dưới lòng đất 3m…; một “Ác liệt Côn Đảo” - địa ngục trần gian cách xa đất liền, nơi những chiến sỹ cộng sản phải đương đầu với bộ máy khủng bố tinh vi và tàn bạo v.v..

Những bức ảnh bạt ngàn các ngôi mộ không tên ở Nghĩa trang Liệt sỹ quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang Liệt sỹ quốc gia Đường 9, Nghĩa trang Liệt sỹ quốc gia Vị Xuyên, Nghĩa trang Liệt sỹ Điện Biên Phủ… sẽ mãi là những chứng tích lịch sử không thể lãng quên của một thời hoa – lửa.

Trung úy Lê Văn Ba, Bí Thư Đoàn Thanh niên Trung đoàn Cảnh sát cơ động – Công an thành phố Hà Nội cùng 71 đoàn viên thanh niên trong đơn vị đến tham quan gian trưng bày tâm sự, đây là một trong những hoạt động trọng tâm của cơ sở Đoàn trong tháng 7 năm nay. Qua hoạt động này, đoàn viên thanh niên trong đơn vị thêm hiểu, trân trọng, tự hào về truyền thống anh hùng cha anh đi trước; đồng thời nỗ lực hơn nữa trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, góp thêm yên bình cho cuộc sống người dân trên địa bàn.

Trần Huy

Tổng thống Nga vừa thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc trong hai ngày 16-17/5 và đã có cuộc hội đàm với Chủ tịch nước chủ nhà Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân ở Thủ đô Bắc Kinh.

Trong “Ngày hội hiến máu tình nguyện (HMTN) năm 2024” do Ban Thanh niên cùng Bệnh xá Công an TP Đà Nẵng phát động, tổ chức (thu được hơn 400 đơn vị máu) vừa qua có vợ chồng một cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an TP Đà Nẵng xung phong hiến những giọt máu hồng đầu tiên.

Ban Quản lý Dự án Tổ hợp bauxite – nhôm Lâm Đồng cho biết, đơn vị không chức năng giải tỏa các hộ đã lấn chiếm hơn 153ha đất tại khu tái định canh và mong muốn sớm chuyển giao khu đất cho UBND huyện Bảo Lâm quản lý, giải tỏa.

Ngày 16/5, Cơ quan CSĐT Công an quận 1 đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Hong Jungpyo (SN 1995, quốc tịch Hàn Quốc) về hành vi “Mua dâm người dưới 18 tuổi”; Đỗ Văn Tuấn (SN 1986) và Bùi Đức Thắng (SN 1972, cùng quê Vĩnh Phúc) về hành vi “Môi giới mại dâm”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文