Những người lính Cảnh sát cứu nạn, cứu hộ quả cảm

09:15 12/02/2020
Anh Xuyên nói trong nước mắt: “Khi sà lan bị lật, tôi biết vợ con mình còn bị kẹt trong đó, nhờ anh em tìm cách lặn xuống kiểm tra nhưng nước sâu quá, không thể nào kiếm được. May nhờ có các anh Công an nên vợ tôi mới được cứu sống. Tôi và gia đình cảm ơn các anh nhiều lắm”.


Lúc 13h30 ngày 10/2, anh Trần Vĩnh Xuyên (SN 1982, ngụ thị trấn Long Phú, huyện Long Phú, Sóc Trăng) điều khiển sà lan biển số ST-061.69 chở cát hướng từ TP Cần Thơ về Sóc Trăng. Trên sà lan có vợ là chị Nguyễn Ngọc Lành (SN 1988) cùng 3 con Trần Thị Giàu (SN 2008), Trần Vĩnh Tiến (SN 2011) và Trần Thị Kim Ngân (SN 2015).

Khi về đến ngã ba sông, đoạn đầu huyện Cù Lao Dung giáp với huyện Tiểu Cần (Trà Vinh), anh Xuyên đánh lái sang phải cho sà lan chuyển hướng về Sóc Trăng thì sà lan bị lật. 

Thấy nguy hiểm, anh Xuyên la to cho vợ con biết để nhảy khỏi sà lan. Cháu Giàu chạy lên với anh Xuyên và cả hai cha con nhảy xuống sông, được người dân cứu sống.

Đại úy Nguyễn Hoàng Khải và Thượng sĩ Lê Hoàng Khang.

Còn chị Lành bế cháu Ngân, dắt cháu Tiến chạy ngược về mũi sà lan tìm đường thoát nhưng không may bị ngã nên hai cháu nhỏ tuột khỏi tay, cùng lúc sà lan chìm xuống, khiến 3 mẹ con bị mắc kẹt.

Nhận tin báo, Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) Công an tỉnh Sóc Trăng điều 1 xe chuyên dụng, 13 cán bộ chiến sĩ (CBCS) cùng phương tiện xuống hiện trường.

Đến nơi, các chiến sĩ tổ chức lặn tìm kiếm nạn nhân, phát hiện bà Lành còn sống trong khoang sà lan, đưa nạn nhân lên bờ an toàn. Các chiến sĩ tiếp tục lặn tìm kiếm trong khoang sà lan nhưng không thấy 2 cháu Tiến, Ngân.

Ngày 11/2, tại hiện trường, anh Xuyên nói trong nước mắt: “Khi sà lan bị lật, tôi biết vợ con mình còn bị kẹt trong đó, nhờ anh em tìm cách lặn xuống kiểm tra nhưng nước sâu quá, không thể nào kiếm được. May nhờ có các anh Công an nên vợ tôi mới được cứu sống. Tôi và gia đình cảm ơn các anh nhiều lắm”.

Chúng tôi đã đến Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH tìm gặp những chiến sĩ quả cảm cứu người dưới đáy sông, trong dòng nước xiết sóng to gió lớn.

Đại úy Nguyễn Hoàng Khải (SN 1981) là 1 trong 2 người được anh Xuyên nhắc đến, cho biết: “Đến hiện trường lúc 17h15 cùng ngày, tôi và một chiến sĩ của đơn vị đi ca nô chạy quanh hiện trường trinh sát, tôi nghe có tiếng động bên trong khoang sà lan (phần mũi nổi lên trên mặt nước-PV) nên lại gần kiểm tra, xác định có người đang cầu cứu bên trong. Ngay lập tức, chúng tôi báo chỉ huy đơn vị, lên phương án tiếp cận nạn nhân”.

Người được cử lặn xuống kiểm tra là Thượng sĩ Lê Hoàng Khang (SN 1996), kể lại: “Tôi lặn xuống sâu hơn 5m, lúc đó nước chảy mạnh, qua mô tả của chủ sà lan, tôi lần theo 8 nấc thang tới khoang có người kêu cứu, phát hiện chị Lành còn sống. Dù chị đang nắm vào thanh sắt để đu người lên nhưng nước đã ngập tới cổ. Ngay lập tức tôi lặn quay ra báo cáo chỉ huy để có phương án cứu chị Lành”.

Hiện trường vụ chìm sà lan khiến 2 cháu bé tử vong.

Tiếp đó, Đại úy Nguyễn Hoàng Khải trực tiếp lặn mang theo nước uống, ống thở ôxy xuống, hướng dẫn chị Lành cách thở bằng ống thở này.

Đại úy Khải, kể: “Khi tôi xuống tiếp cận chị Lành, chị hỏi “chồng và con tôi đâu rồi”, tôi trấn an chị là mọi người đang ở trên bờ, rồi đưa nước cho chị uống, hướng dẫn chị cách thở bằng ống thở rồi ôm chị Lành đưa lên khỏi mặt nước trong sự mừng rỡ của mọi người có mặt tại hiện trường. Lúc đó là 18h21. Thời gian để đưa chị Lành là 7 phút”.

Khi chúng tôi hỏi lúc lặn xuống có thấy nguy hiểm không, Đại úy Khải cười: “Nguy hiểm thì chắc rồi bởi lúc đó trời tối, nước sâu, dòng chảy xiết, sóng to, chỉ cần một tác động của dòng nước thì sà lan sẽ bị lật, nguy hiểm cho cả nạn nhân và người cứu. Nhưng tôi đã xác định trách nhiệm của mình cùng đồng đội cứu người là trên hết nên lặn xuống một cách khẩn trương, hướng dẫn chị Lành mọi thao tác trong khoảng thời gian ngắn nhất để đưa chị lên bờ an toàn. Khi nghe tiếng động bên trong, tôi rất mừng vì biết có người đang sống. Khi đưa được chị lên khỏi mặt nước, tôi rơi nước mắt, thấy nhẹ nhõm hẳn đi khi mình đã hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, tôi cũng rất buồn vì không tìm thấy 2 cháu bé.”

Còn Thượng sĩ Lê Hoàng Khang chia sẻ: “Xác định trách nhiệm của mình là cứu người nên chúng tôi không ngại ngần gì khi lao xuống dòng nước dữ cứu chị Lành. Cứu được chị Lành là niềm vui, niềm hạnh phúc của những người chiến sĩ cứu nạn cứu hộ chúng tôi. Tôi nghĩ, ở vào vị trí của mình, ai cũng hành động như vậy thôi”.

Một người thân của anh Xuyên, cho biết: “Tôi là người trong nghề đi thuyền nên biết mức độ nguy hiểm của các chiến sĩ Công an lúc lặn xuống tìm kiếm nạn nhân. Sà lan chìm có tải trọng gần 500 tấn, có nhiều khoang chứa cát. Lúc đó đuôi sà lan chìm xuống đáy sông, mũi chếch ngược lên trên mặt nước. Chỉ cần một thay đổi của dòng nước hay của sóng thì chiếc sà lan có khả năng bị chìm hẳn hay lật sang hướng khác. Nếu tình huống này xảy ra thì cả nạn nhân và người cứu sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế, khi các chiến sĩ đưa được chị Lành lên bờ, chúng tôi vô cùng cảm phục tinh thần gan dạ, quả cảm, không ngại hi sinh của các anh”.

Đại tá Nguyễn Minh Ngọc, Giám đốc Công an Sóc Trăng cho biết: “Hành động xả thân cứu người của các chiến sĩ Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH rất đáng biểu dương. Các đồng chí đã hoàn thành nhiệm vụ của mình theo tinh thần của người chiến sĩ CAND “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”. Chúng tôi sẽ đề nghị khen thưởng các đồng chí này”.

Lúc 16h ngày 11/2, lực lượng cứu hộ Công an tỉnh Sóc Trăng đã tìm được thi thể cháu Trần Thị Kim Ngân (5 tuổi) trên sông Hậu thuộc địa phận huyện Tiểu Cần (Trà Vinh), cách vị trí sà lan chìm khoảng 3km. Hiện, các lực lượng vẫn đang tổ chức tìm kiếm cháu Trần Vĩnh Tiến.
V.Đức – X.Lương

Trong 11 tháng đầu năm 2024, số ca chết não hiến tạng ở Việt Nam tăng gấp đôi năm 2023. Kể từ ca hiến tạng từ người cho chết não đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam vào năm 2008, đây là năm đạt kỷ lục cao nhất về số người chết não hiến tạng.

Chiều 15/11, Công an huyện Thăng Bình (Quảng Nam) cho biết, đã chuyển hồ sơ cùng 2 đối tượng Hồ Xuân Tâm (SN 1998) và Bùi Vinh Quang (SN 1993, cùng trú xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình) đến Phòng ANĐT Công an tỉnh Quảng Nam để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi tàng trữ tiền giả.

Với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”, ngày 15/11, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Công an và Cơ quan của Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.

Trong lúc nam thanh niên cầm lái xe máy chở người cha ruột ôm hai bình rượu rắn đi giao cho khách hàng thì bị phát hiện. Khám xét nơi ở của đối tượng, cơ quan điều tra thu giữ thêm nhiều tang vật có liên quan, nhưng phải 4 tháng sau đó, khi có kết luận giám định từ cơ quan chức năng mới khởi tố vụ án và bị can.

Ngày 14/11, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với Vũ Đình Kiên - Giám đốc Công ty Cổ phần Thiên Nam về tội “Vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên”

Ngày 15/11, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, quá trình đấu tranh mở rộng chuyên án “Tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên không gian mạng” liên quan đến đối tượng Shen Chia Chi (SN 1980, quốc tịch Đài Loan; tạm trú TP Hà Nội) mà Báo CAND đã đưa tin, đến nay cơ quan này đã khởi tố thêm 11 bị can.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文