Nỗ lực bảo vệ không gian văn hóa đá ở một làng biển

07:49 10/10/2020
Công an xã An Ninh Đông thường xuyên đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng Luật di sản văn hóa đến từng cụm dân cư , phối hợp dân quân địa phương, Đồn biên phòng An Hòa Hải và Ban quản lý di tích thuộc Sở VH-TT&DL Phú Yên tuần tra bảo vệ danh thắng gành Đá Đĩa, hướng dẫn và hỗ trợ người dân thực hiện các biện pháp bảo tồn không gian văn hóa đá trong dân cư, bảo vệ môi trường biển xanh - sạch - đẹp…

“Làng biển Phú Hạnh, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An có một không gian văn hóa đá lạ mắt và độc đáo. Độc đáo hơn nữa là trong không gian văn hóa đá đó còn có Danh thắng quốc gia gành Đá Đĩa – một tuyệt tác thiên nhiên bằng đá thu hút du khách trong và ngoài nước. Từ nhiều năm qua, Công an huyện luôn chủ động phối hợp các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương bảo tồn giá trị văn hóa đá, bảo đảm ổn định ANTT làng biển Phú Hạnh để gành Đá Đĩa thật sự là điểm đến thân thiện, cuốn hút du khách trải nghiệm không gian văn hóa đá”, Đại tá Phạm Hồng Sương, Trưởng Công an huyện Tuy An hồ hởi chia sẻ với PV Báo CAND như thế khi đề cập đến hoạt động bảo vệ an ninh văn hóa và du lịch ở Phú Yên.

Những ngày đầu tháng 10 này, PV Báo CAND cùng tổ công tác của Công an xã An Ninh Đông do Thượng úy, Phó trưởng Công an xã Trần Tư Hiếu điều hành, đi qua những chặng đường nhựa uốn lượn quanh co phía Nam một dãy núi và đã gặp nhiều công trình bằng… đá, hết sức lạ mắt. 

Không bản vẽ, không hồ sơ thiết kế, không vật tư sắt thép, xi măng, từ bờ rào, lối đi bộ, bờ mương thoát nước, bờ ruộng, bờ rẫy cho đến chuồng bò, nhà bếp, giếng nước, mộ chôn người chết… đều được hình thành bằng những tảng đá tự nhiên do chính người dân sắp xếp xen kẽ, kết nối với nhau đậm nét cổ xưa, vừa gần gũi, vừa lạ lẫm, trông như những tác phẩm nghệ thuật thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách khi đến nơi này.

Công an xã An Ninh Đông tuần tra bảo vệ di tích Danh thắng quốc gia gành Đá Đĩa.

Nhiều cư dân sinh trưởng ở nơi này hơn nửa thế kỷ cho biết, những công trình dân dụng bằng đá đã có từ thời xa xưa. Sau này công nghệ xây dựng phát triển với nhiều loại vật liệu nhưng những công trình bằng đá vẫn còn tồn tại. Để có được một căn nhà nhỏ phải mất cả năm trời đào bới, khuân vác, vận chuyển hàng trăm tảng đá nhỏ từ nương rẫy về nhà, rồi năm, bảy nhân công sắp xếp hơn một tháng. 

“Nhân công sắp xếp phải có cách nhìn mỹ thuật và bàn tay khéo léo, biết lựa chọn những tảng đá khép kín bề mặt với nhau để hạn chế khoảng trống, tạo ô thông gió, vách ngăn từng gian phòng, cửa ra vào, cửa sổ. Góc nhà và trụ cột đòi hỏi kỹ thuật sắp xếp đá tinh tế, tạo sự liên kết chặt chẽ và bền vững”, ông Phạm Ngọc Phương chia sẻ.

Cứ tưởng bên trong căn nhà, chuồng bò có kết cấu mái tôn, vách đá rất nóng, nhưng khi trải nghiệm thực tế, chúng tôi cảm nhận được không khí mát mẻ bởi những cơn gió từ phía biển lùa kẽ đá, ô thông gió và cửa qua những ô thông gió, cửa sổ được thiết kế bằng... đá. 

Vui chuyện, Thượng úy Hiếu đưa tôi đi tham quan nhiều giếng nước được đào đắp bằng đá với mạch nước ngọt lành, trong vắt cung cấp cho người dân sinh hoạt, tưới cây, chăn nuôi. Rải rác bên triền đồi là những ngôi mộ được xếp bằng đá hình bầu dục, chữ nhật, hình vuông mang dáng dấp nét xưa. Mở rộng tầm nhìn sẽ nhận ra nhiều bờ rào phân định ranh giới đất đai cũng được hình thành bằng đá.

Rời những công trình dân dụng bằng đá, chúng tôi đi về phía Đông Nam dãy núi để thưởng ngoạn tuyệt tác thiên nhiên gành Đá Đĩa chồm mình vươn ra phía biển, được Bộ VH-TT&DL công nhận là di tích danh thắng quốc gia từ năm 1998. Nhìn từ xa, danh thắng này như một tổ ong khổng lồ vươn rộng hơn 50m và trải dài chừng 200m. 

Đứng bên triền núi nhìn xuống quần thể đá trong gành Đá Đĩa, ai cũng nhận ra những khối đá hình lăng trụ xếp nối với nhau theo thế đứng hoặc chênh nghiêng, được kết tạo bằng nhiều phiến đá trông như những chiếc đĩa chất chồng, đậm nét hoang sơ. Có nơi là bãi đá nhấp nhô với những chiếc đĩa hình lục giác óng ả màu đen huyền bí phơi mình dưới nắng.

Một trong những truyền thuyết về gành Đá Đĩa kể rằng, cảnh quan thơ mộng, sơn thủy hữu tình nơi này cuốn hút thần tiên giáng trần những đêm trăng thanh, gió mát để ngắm cảnh, đối ẩm và bình thơ. Chén vàng, đĩa ngọc mang từ thiên đình xuống đây để bày yến tiệc. Trong cơn chếnh choáng men rượu, các vị thần tiên rủ nhau tìm đến cảnh quan thơ mộng nơi khác vui chơi mải mê đến mức bỏ quên những chồng bát đĩa, lâu ngày hóa đá. 

Các nhà khoa học cho rằng, quần thể đá ở gành Đá Đĩa được hình thành trong quá trình hoạt động của núi lửa ở cao nguyên Vân Hòa, huyện Sơn Hòa – cách danh thắng này khoảng 30km về hướng Tây Nam. Ước tính núi lửa này hoạt động cách đây gần 200 triệu năm, nham thạch phun ra mép biển bị đông cứng khi tương tác với nước lạnh kết hợp hiện tượng ứng lưu khiến cho toàn bộ khối nham thạch khổng lồ rạn nứt đa chiều, kiến tạo nên kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp. 

Trên thế giới cũng có những danh thắng được kiến tạo địa hình như gành Đá Đĩa. Đó là núi đá Giants Causeway ở bờ biển Đông Bắc Ireland, hang động Fingal ở đảo Staffa – Scotland, đảo JeJu ở Hàn Quốc, ghềnh đá Órganos ở đảo La Gomera - Tây Ban Nha được UNESCO công nhận di sản thiên nhiên thế giới từ năm 1986.

Những năm qua, Công an xã An Ninh Đông không chỉ thường xuyên đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng Luật di sản văn hóa đến từng cụm dân cư, mà còn phối hợp dân quân địa phương, Đồn biên phòng An Hòa Hải và Ban quản lý di tích thuộc Sở VH-TT&DL Phú Yên tuần tra bảo vệ danh thắng gành Đá Đĩa, hướng dẫn và hỗ trợ người dân thực hiện các biện pháp bảo tồn không gian văn hóa đá trong dân cư, bảo vệ môi trường biển xanh - sạch - đẹp… 

Và điều đáng ghi nhận là người dân thật sự nhận thức trách nhiệm bảo vệ di sản văn hóa để thu hút đông đảo du khách đến với danh thắng gành Đá Đĩa, góp phần kích cầu du lịch và các loại hình dịch vụ liên quan. Nhiều năm qua, chưa có trường hợp nào vi phạm Luật di sản văn hóa hoặc tụ tập bia rượu, cờ bạc, gây rối trật tự công cộng, đánh nhau… trong và ngoài khu vực danh thắng.

Trong hành trình du lịch dãy đất Nam Trung bộ, du khách nên trải nghiệm không gian văn hóa đá ở làng biển Phú Hạnh và thưởng ngoạn vẻ đẹp hoang sơ của Danh thắng gành Đá Đĩa “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam – một điểm đến hấp dẫn, thân thiện, an toàn nhờ có sự nỗ lực đóng góp tích cực nhưng lặng thầm của lực lượng Công an.

Công an xã An Ninh Đông tuần tra bảo vệ di tích Danh thắng quốc gia gành Đá Đĩa.
Công an xã An Ninh Đông tuần tra bảo vệ di tích Danh thắng quốc gia gành Đá Đĩa.
Hữu Toàn

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文