Kiểm soát 24/24h tại các cửa ngõ phòng ngừa COVID-19

07:11 17/03/2020
Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, UBND TP Đà Nẵng đã chỉ đạo Sở Y tế TP phối hợp với lực lượng Công an lập các chốt kiểm tra thân nhiệt đối với du khách, đặc biệt người nước ngoài (NNN) vào thành phố. Qua 2 ngày hoạt động, đã có hàng ngàn lượt du khách được kiểm tra thân nhiệt, khai báo y tế, trong đó phần lớn là khách nước ngoài đến từ các quốc gia châu Âu.


Kiểm soát 24/24h

Theo ông Nguyễn Tiên Hồng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng, mục đích của việc kiểm tra thân nhiệt và kê khai y tế là để phòng ngừa, sớm phát hiện các trường hợp có triệu chứng nghi vấn liên quan đến dịch COVID-19 để xử lý kịp thời. Qua đó, cũng giúp quản lý được quá trình đi lại của NNN trước khi đến Đà Nẵng bằng đường bộ, đường sắt.

Đối với trường hợp khách nước ngoài bị sốt tại các điểm chốt chặn thì được nhân viên y tế chuyển về Bệnh viện 199 - Bộ Công an; khách Việt kiều bị sốt sẽ được đưa về Bệnh viện Phổi Đà Nẵng.

Cán bộ Công an tại các cửa khẩu vừa nỗ lực chống dịch, vừa quản lý tốt công tác xuất nhập cảnh.

Đại tá Nguyễn Đức Dũng, Trưởng phòng Tham mưu Công an Đà Nẵng cho biết, ngoài việc kiểm tra thân nhiệt hành khách tại Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng đã được thực hiện từ trước đến nay, 7 chốt kiểm tra khác vừa lập và đồng loạt đi vào hoạt động các tuyến đường huyết mạch ra, vào TP Đà Nẵng.

Tại quận Liên Chiểu, có một chốt tại chân đèo Hải Vân và một chốt khác tại đường Tạ Quang Bửu để kiểm soát các phương tiện chở khách qua hầm đường bộ. Tại quận Ngũ Hành Sơn, có 2 điểm chốt cuối đường Trường Sa và cuối đường Trần Đại Nghĩa, giáp với Quảng Nam.

Tại huyện Hoà Vang, có 2 điểm chốt tại trạm cửa ô Hoà Nhơn và cửa ô Hoà Phước. Điểm chốt còn lại được lập tại Ga đường sắt Đà Nẵng để kiểm soát khách đến TP bằng tàu hỏa. Lực lượng tại các chốt chặn gồm các nhân viên y tế cùng CSGT và Công an phường, chia làm 3 ca trực, thực hiện nhiệm vụ 24/24h.

Ngày 16-3, theo ghi nhận thực tế, nhìn chung quy trình kiểm tra tại các điểm chốt kiểm soát được xây dựng và thực hiện thống nhất. Khi phương tiện chở khách đến gần điểm chốt, một cán bộ CSGT ra hiệu lệnh dừng xe và tiến đến thông báo với tài xế và hành khách mục đích kiểm tra. Tiếp đó, hành khách sẽ được nhân viên y tế đo thân nhiệt và hướng dẫn khai báo y tế theo mẫu in sẵn.

Các nội dung khai báo gồm tên, quốc tịch, ký hiệu chuyến bay và ngày đến Việt Nam, những tỉnh, thành phố đã tham quan, cư trú trong vòng  14 ngày, có đến châu Âu, Hoa Kỳ, Iran, Hàn Quốc hay Trung Quốc trong 14 ngày gần đây, có bị ho, sốt hay những vấn đề khác về sức khỏe hay không… cùng địa chỉ khách sạn, số điện thoại liên hệ.

Hầu như  tất cả các hành khách đều nắm bắt thông tin về dịch COVID-19. Nên khi được đề nghị kiểm tra thân nhiệt, kê khai thông tin y tế cá nhân, họ đều chấp hành. Tuy nhiên, do lượng khách cần kiểm tra khá đông, lên lực lượng Công an và y tế làm việc khá vất vả.

Công an quận Thanh Khê phát tờ hướng dẫn kê khai y tế trực tuyến cho khách nước ngoài tại Ga Đà Nẵng.

Tại chốt kiểm tra cuối đường Trường Sa, dù 11h30, trời đang nắng gắt nhưng Trung úy Huỳnh Phước Chiến, CSGT Công an quận và các đồng sự liên tục ra hiệu lệnh dừng xe, thông báo và đề nghị tài xế và hành khách đến bàn đo thân nhiệt và kê khai thông tin y tế cá nhân. Đây là tuyến đường du lịch, kết nối Hội An- Đà Nẵng nên xe khách, xe taxi chở khách chạy qua liên tục. Bên cạnh đó, có nhiều khách nước ngoài tự điều khiển xe máy.

“Chúng tôi tập trung kiểm tra thân nhiệt tập trung vào người nước ngoài, Việt kiều từ nước ngoài mới về Việt Nam và người điều khiển phương tiện. Tất nhiên, việc kiểm tra cũng được thực hiện đối với những hành khách là người Việt Nam đi chung ôtô với người nước ngoài”, Trung úy Chiến cho biết.

Phụ trách việc đo thân nhiệt và kê khai y tế  tại điểm chốt này là chị Ngô Thị Kiều Diễm, nhân viên Trung tâm Y tế quận Ngũ Hành Sơn và chị Trần Thị Lệ Thu, nhân viên Trạm Y tế Mỹ An. Dù công việc tất bật, nhưng hai cô gái trẻ luôn có thái độ vui vẻ, ân cần với người được kiểm tra. Vài trường hợp vừa xuống  xe, thân nhiệt trên 37 độ C, các chị mời khách ngồi nghỉ vài phút trước khi đo lại để có kết quả chính xác.

“Từ sáng đến giờ, điểm chốt đã  kiểm tra cho hơn 1.000 trường hợp, chủ yếu là khách nước ngoài với nhiều quốc tịch. Nhưng em rất mừng là chưa có  trường hợp nào sốt và có các triệu chứng khác nghi ngờ nhiễm COVID-19”, chị Diễm chia sẻ. 

Tại điểm các điểm chốt ở khu vực quận Liên Chiểu, chúng tôi cũng ghi nhận sự hợp tác của hầu hết lái xe và hành khách về việc kiểm tra thân nhiệt, khai báo y tế. “Việc kiểm tra rất cần thiết để phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng, cho các hành khách và cả nhà xe chúng tôi”, anh Hoàng Hữu Tuấn, lái xe du lịch BKS 29B-620.49 của Công ty TNHH Du lịch Lạc Đà (Camel Traver) bày tỏ sự đồng tình.

Anh Tuấn còn cho biết đang đề nghị Công ty trang bị cho mỗi xe một máy đo thân nhiệt để chủ động kiểm tra đối với từng hành khách khi lên xe, tránh trường hợp phương tiện phải dừng hoạt động để sát khuẩn, khử trùng và giám sát trong trường hợp trên xe có  hành khách có triệu chứng nhiễm COVID-19.

Tuy nhiên, trên các xe chở khách du lịch vẫn còn nhiều trường hợp khách là NNN đến từ châu Âu, châu Mỹ không đeo khẩu trang và có thái độ không thỏa mái với việc kiểm tra thân nhiệt, kê khai y tế. Để thuận tiện cho khách, nhân viên y tế được trang bị bảo hộ đã lên xe, trực tiếp kiểm tra thân nhiệt đối với từng cá nhân.

CBCS Công an tại những điểm chốt cũng góp ý, đề nghị các nhà xe vận động, kiên quyết hành khách mang khẩu trang khi trên xe cũng như ở những nơi đồng người, chuẩn bị sẵn khẩu trang đúng tiêu chuẩn để hỗ trợ nếu khách không có.

Tuy nhiên có một thực tế là lực lượng y tế tại các điểm chốt chặn  đường bộ còn khá mỏng, nhiều thời điểm không thể dừng nhiều phương tiện để kiểm tra để tránh ùn ứ. Vì vậy, còn nhiều ôtô chở khách “lọt” vào thành phố mà chưa được kiểm tra thân nhiệt.

Lượng khách đến Đà Nẵng qua ga đường sắt chỉ chiếm một phần nhỏ so với đường bộ. Tuy nhiên, việc kiểm tra được thực hiện rất nghiêm túc, không chủ quan. 

12h25 ngày 16/3, chúng tôi có mặt tại Ga đường sắt Đà Nẵng khi chuyến tàu SE 19 từ Hà Nội sắp lăn bánh về đến. Tại điểm chốt đang có 4 nhân viên y tế và 3 CBCS Công an. Khi cách cửa vào nhà ga vừa mở để đón những vị khách đầu tiên, y sĩ Trần Anh Khoa (nhân viên y tế quận Thanh Khê) và Thiếu tá Dương Đình Quốc, CSGT Công an quận bước đến chào và thông báo việc kiểm tra thân nhiệt.

Ông Richardson, đến từ Thụy Điển cùng gia đình vui vẻ dừng lại ít giây để đo thân nhiệt. Một nhân viên khác xịt thuốc sát khuẩn vào tay cho các vị khách và cung cấp cho gia đình ông Richardson tờ khai y tế, sau đó tiếp tục phát hướng dẫn tờ khai điện tử để họ thực hiện khi lưu trú. Những người khách theo sau cứ vậy lần lượt bước đến khi tới lượt mình, không có ai thắc mắc hay không chấp hành.

Thiếu tá Dương Đình Quốc lấy một chiếc khẩu trang, đưa cho một vị khách chưa có. Người này nói “Sorry, thank you” rồi mang chiếc khẩu trang được tặng. Theo y sĩ Trần Anh Khoa, nhà ga đã cung cấp số lượng hành khách của từng đoàn tàu sẽ xuống ga Đà Nẵng, trong đó nêu cụ thể bao nhiêu khách trong nước, bao nhiêu người nước ngoài để tạo thuận lợi cho việc thống kê. Số liệu này được tổng hợp, báo về Sở Y tế và  Công an TP Đà Nẵng.

Thức cùng những chuyến bay để phòng, chống dịch

Sân bay quốc tế (SBQT) Đà Nẵng hiện là sân bay lớn thứ 3 của Việt Nam, sau sân bay Nội Bài (Hà Nội) và sân bay Tân Sơn Nhất (TP Hồ Chí Minh). Đây cũng là cảng hàng không lớn nhất khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Đại tá Phạm Minh Án, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, thuộc Cục QLXNC – Bộ Công an, cho biết bình thường tại đây với hơn 250 chuyến bay trong nước và quốc tế mỗi ngày.

Cán bộ, chiến sĩ Công an cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng căng sức phối hợp chống dịch bệnh.

Trong khi đó, lực lượng Công an làm nhiệm vụ tại Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng có 153 CBCS, trung bình mỗi ngày có khoảng 80 CBCS làm việc tại nhà ga. Do đó, công tác QLXNC ở SBQT Đà Nẵng rất áp lực. Trước thời điểm xảy ra dịch bệnh COVID-19, tại SBQT Đà Nẵng mỗi ngày có hơn 21.000 lượt hành khách xuất, nhập cảnh, trong đó riêng Trung Quốc có từ 2.000 đến 2.500 lượt khách.

Sau khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát ở Vũ Hán, rồi lây lan ra nhiều nước châu Âu và trên thế giới, nhiều đường bay từ nước ngoài đến Đà Nẵng tạm dừng, nhưng không vì thế mà công việc của lực lượng QLXNC được nhẹ nhàng hơn. Ngược lại, nhiệm vụ càng thêm nặng nề và nguy cơ bị lây nhiễm dịch bệnh từ du khách và các trường hợp người Việt Nam trở về từ vùng có dịch càng tăng cao.

Trong khi đó, hành khách XNC qua Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, chủ yếu du khách nước ngoài, đa phần đều không đeo khẩu trang. Theo quy định mới, từ ngày 16/3, công dân Việt Nam và người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam phải thực hiện đeo khẩu trang y tế tại nơi công cộng, nơi đông người.

Quy định này cũng sẽ giảm bớt áp lực đối với cơ quan chức năng làm nhiệm vụ tại các cửa khẩu, sân bay, trong đó có lực lượng Công an. Được biết, để đáp ứng yêu cầu của đợt cao điểm, tại đơn vị Công an cửa khẩu SBQT Đà Nẵng, nhiều CBCS từ Tết Nguyên đán Canh Tý đến nay chưa một lần được nghỉ phép về thăm nhà…

21h35 ngày 13/3, khi chúng tôi có mặt tại SBQT Đà Nẵng, cũng là lúc chuyến bay Jetstar cuối cùng trong ngày đưa hơn 80 hành khách từ Singapore nhập cảnh vào Đà Nẵng. Khi chuyến bay đáp xuống, lực lượng Công an trực kiểm soát tại cửa khẩu SBQT Đà Nẵng tất bật bắt tay vào việc rà soát từng hành khách, lật giở kiểm tra từng cuốn hộ chiếu, cấp thị thực, hướng dẫn khai báo y tế...

Và, qua kiểm tra các CBCS phát hiện trong số hành khách đến trên chuyến bay này có không ít người trước khi lên máy bay từ Singapore đến Việt Nam đã từng quá cảnh, du lịch tại một số nước có xảy ra dịch bệnh.

Đến 21h50 cùng ngày, Đại úy Lê Quang Bình, Đội phó, nhận được một thông báo của tổ kiểm soát hộ chiếu XNC về việc phát hiện một nữ hành khách 24 tuổi người Việt Nam đi trên chuyến bay Jetstar đã từ Hàn Quốc quá cảnh qua Singapore để về Việt Nam; nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt cho thấy người này bị sốt nhẹ.

Trước sự việc, cô gái bày tỏ mong muốn được hỗ trợ y tế, cách ly tập trung để kiểm tra sức khỏe, Đại úy Bình nhanh chóng cử một cán bộ Công an hỗ trợ, phối hợp với lực lượng kiểm dịch y tế tại sân bay đưa cô ta vào phòng cách ly tại chỗ để chờ Trung tâm Kiểm dịch y tế Đà Nẵng tiếp nhận đưa đến Bệnh viện Phổi Đà Nẵng để làm các xét nghiệm y tế và tiến hành cách ly.

“Trong thời điểm hiện nay, công tác rà soát của lực lượng Công an của khẩu SBQT Đà Nẵng cấp thị thực nhập cảnh (visa) luôn được lãnh đạo đơn vị nhắc nhở thật cẩn trọng với tất cả các hành khách từ nước ngoài bay đến Đà Nẵng; nếu sơ hở để những người đến từ vùng có dịch, hoặc bản thân họ đã mắc COVID-19 lọt ra ngoài thì hậu quả sẽ khó lường”, Đại úy Bình chia sẻ.

Đại tá Phạm Minh Án cho biết thêm: Thực hiện chỉ đạo của cấp trên, lãnh đạo đơn vị luôn nhắc nhở CBCS phải làm sao phải đảm bảo công tác nghiệp vụ kiểm soát cấp thị thực, XNC được chính xác; đặc biệt, ngăn chặn, không để lọt những trường hợp khách từ vùng có dịch bệnh dùng các chiêu thức đi sang nước thứ 2, thứ 3 rồi nhập cảnh vào Việt Nam bằng hình thức du lịch, hoặc với mục đích trốn dịch bệnh.

“Hơn lúc nào hết, đây là thời điểm người chỉ huy phải luôn động viên tinh thần các CBCS  yên tâm công tác; đồng thời san sẻ, đảm nhận thêm công việc cho những đồng đội đang phải cách ly vì dịch bệnh. Đồng thời, cũng phải tính toán “bảo toàn ổn định quân số” để làm việc , không lơ là, chủ quan trong việc phòng, chống dịch bệnh; đảm bảo an toàn về y tế cho CBCS khi đặc thù công việc phải luôn tiếp xúc trực tiếp với du khách đến từ nhiều quốc gia”.

Đại tá Phạm Minh Án cho hay, công việc kiểm soát của CBCS tại SBQT Đà Nẵng rất cần lượng lớn găng tay, khẩu trang y tế, nước sát khuẩn… vì phải làm việc, tiếp xúc trực tiếp với nhiều hành khách. Để tự khắc phục cung cấp vật tư y tế kịp và đủ cho CBCS, lãnh đạo đơn vị đã cử cán bộ qua Trung tâm Y tế TP Đà Nẵng và Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng học phương cách tự chế nước rửa tay sát khuẩn để đơn vị sử dụng.

Thân Lai - Hoài Thu

Giữa những miền đất đầy bất ổn, người lính CAND Việt Nam mang theo lý tưởng nhân đạo và trách nhiệm quốc tế. Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ, khi được hoàn thiện, sẽ là biểu tượng thể chế của một Việt Nam đang chủ động góp phần gieo những mầm xanh hòa bình giữa thế giới đầy biến động.

Liên quan đến đường dây sản xuất sữa giả vừa được Bộ Công an triệt phá với quy mô lớn với doanh thu gần 500 tỷ đồng xảy ra tại Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group, ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Công Thương không cấp phép và quản lý trực tiếp mặt hàng của các công ty vi phạm, đồng thời nêu rõ nguyên nhân và các giải pháp xử lý.

Để đảm bảo an ninh ở mức cao nhất chuyến thăm và làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Công an TP Hà Nội đã triển khai cắm chốt làm nhiệm vụ từ sớm, nắm chắc phương án bảo vệ, phân luồng giao thông; tuyên truyền nhắc nhở nhân dân nơi đoàn di chuyển qua tuân thủ quy định, nguyên tắc bảo vệ an ninh cũng như xử lý các tình huống phát sinh...

Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ tư với chủ đề "Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm" sẽ được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 14-17/4/2025. Sự kiện có sự tham dự của khoảng 1.000 đại biểu quốc tế. Công tác đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn cho Hội nghị có ý nghĩa to lớn, góp phần tổ chức thành công sự kiện đối ngoại quan trọng của đất nước.

Ngày 14/4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 8 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Chè Việt Nam (Vinatea) trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty Chè, gây thiệt hại của Nhà nước số tiền hơn 38 tỷ đồng.

Gia đình cựu Chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết vừa khắc phục thêm 100 tỷ đồng cho bị cáo, nâng tổng số tiền đã khắc phục hậu quả vụ án lên 1.072 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng số tiền mà bị cáo Quyết phải khắc phục là khoảng 2.400 tỷ đồng. Như vậy, còn gần 1.400 tỷ đồng bao gồm tất cả các khoản tiền mà bị cáo Quyết phải bồi thường.

Ngày 14/4, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (TP Hà Nội), chương trình "Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam-Trung Quốc" lần thứ 24, năm 2025 đã khai mạc trọng thể với chủ đề "Thanh niên Việt - Trung: Vững vàng lý tưởng". Chương trình đã đón 100 đại biểu thanh niên ưu tú Trung Quốc, diễn ra dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến tất cả các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Sau 1 tuần ăn lòng lợn, người đàn ông 49 tuổi ở Thái Bình xuất hiện sốt cao, đau bụng dữ dội, tiêu chảy nặng, tụt huyết áp, toàn thân nổi ban xuất huyết, phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. 

Tại Hội nghị giao ban và cung cấp thông tin báo chí định kỳ tháng 4/2025, Chi Cục Thuế khu vực 13 (trước đây là Cục thuế tỉnh Lâm Đồng) đã có thông tin chính thức về việc bị Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sao Đà Lạt tố cáo đoàn thanh tra của đơn vị có hành vi giả mạo trong công tác, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文