Tấn công, trấn áp mạnh tội phạm có tổ chức, các băng nhóm hoạt động tín dụng đen

15:19 22/07/2019
Ngày 22-7, tại Thanh Hoá, Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng thực hiện kế hoạch 285/KH-BCNĐA2 (Đề án 2) về phòng ngừa, đấu tranh, xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến “tín dụng đen”.


Thượng tướng Lê Quý Vương, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Chủ nhiệm Đề án 2 dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Về phía tỉnh Thanh Hoá có đồng đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh dự, phát biểu chào mừng.

Hội nghị có sự tham dự của đại diện các Cục nghiệp vụ thuộc Bộ Công an; đại diện Công an 63 tỉnh, thành trong cả nước.

Thứ trưởng Lê Quý Vương với các đại biểu tại hội nghị.

Theo báo cáo của Cục Cảnh sát hình sự, sau khi Ban Chủ nhiệm Đề án 2, Bộ Công an ban hành kế hoạch số 285, Công an các đơn vị, địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai trên địa bàn mình quản lý.

 Qua đó, trong 6 tháng đầu năm 2019, tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến “tín dụng đen” đã được kiềm chế; đặc biệt là tình hình hoạt động kinh doanh tài chính trái phép, không đúng quy định đã không còn diễn biến rầm rộ, công khai như trước; các hành vi xiết nợ, đòi nợ gắn với  sử dụng bạo lực, cố ý gây thương tích, bắt giữ người trái pháp luật và các hành vi gây rối TTCC như đặt vòng hoa tang, đổ chất bẩn, thải...đã giảm đáng kể.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, cả nước xảy ra 1.178 vụ phạm pháp hình sự liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”. Trong đó, đã khởi tố 436 vụ, 766 bị can, xử lý hành chính 486 đối tượng. Ra quyết định xử phạt hành chính 240 vụ, 586 đối tượng; xử lý bằng hình thức khác 98 vụ, tiếp tục xác minh, làm rõ 404 vụ...

Ngoài ra, lực lượng chức năng còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân về phương thức, thủ đoạn và biện pháp cảnh giác đối với tội phạm cho vay lãi nặng, đòi nợ thuê và kết quả đấu tranh triệt phá tội phạm của lực lượng Công an; kiểm tra hành chính nhiều cơ sở cầm đồ, cho vay tài chính nhằm phát hiện giấy tờ, sổ sách ghi chép vay tiền, các tài sản thế chấp có nghi vấn...

Qua đó, góp phần làm chuyển biến căn bản tình hình hoạt động của tội phạm có tổ chức nói chung và các băng nhóm hoạt động theo kiểu “xã hội đen” hoặc liên quan đến “tín dụng đen” nói riêng, nhiều băng nhóm hoạt động manh động, công khai đã không dám tiếp tục hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng, ẩn nấp; nhiều hành vi vi phạm pháp luật liên quan “tín dụng đen” trước đây như “cướp ngày” nay đã giảm đáng kể, thậm chí có trường hợp cho vay đề nghị người vay chỉ phải trả gốc, không dám thu lãi, qua đó góp phần giữ vững tình hình an ninh, trật tự tại địa bàn cơ sở, được dư luận và nhân dân đánh giá cao, đồng tình ủng hộ…

Thứ trưởng Lê Quý Vương trao Bằng khen của Bộ Công an cho các tập thể có thành tích xuất sắc.

Phát biểu tại Hội nghị, thay mặt Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, Thứ trưởng Lê Quý Vương biểu dương những kết quả và thành tích của Công an các đơn vị, địa phương trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan “tín dụng đen” thời gian qua. Đặc biệt là Công an Thanh Hoá và nhiều địa phương đã đấu tranh được rất nhiều vụ án liên quan đến “tín dụng đen”.

Thứ trưởng Lê Quý Vương lưu ý những diễn biến mới trong hoạt động “tín dụng đen” như cho vay  ngang hàng - là sản phẩm công nghệ tài chính kết nối trực tiếp người vay với người cho vay không thông qua trung gian tài chính hiện nay chưa được pháp luật điều chỉnh; hoạt động đòi nợ thuê có nhiều biến tướng...; yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương cần kết hợp mọi biện pháp kể cả hành chính, nghiệp vụ, gọi hỏi, răn đe để là tan rã các băng nhóm tổ chức tội phạm “tín dụng đen”, không để chúg hoạt động phạm tội.

Thứ trưởng Lê Quý Vương yêu cầu, thời gian tới, Công an các đơn vị, địa phương phải bám sát thực hiện Chỉ thị 12 của Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục đấu tranh với tội phạm “tín dụng đen” theo kế hoạch 285. Nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật  để tham mưu với Tỉnh uỷ, UBND có kế hoạch hoạch đấu tranh, phòng  ngừa trên địa bàn.

 Tiếp tục tấn công, trấn áp mạnh tội phạm có tổ chức, nhất là tội phạm có tổ chức theo kiểu “xã hội đen”; các băng nhóm hoạt động tín dụng đen”; các băng nhóm núp bóng doanh nghiệp; băng nhóm hoạt động cờ bạc, bảo kê, đâm thuê, chém mướn, siết nợ, đòi nợ thuê...

Coi trọng các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản trong đấu tranh với tội phạm này; chủ động đấu tranh, ngăn chặn, làm tan rã băng nhóm, tổ chức hoạt động “tín dụng đen”. Khẩn trương điều tra làm rõ các vụ án xảy ra liên quan “tín dụng đen”, nhất là các vụ án dư luận xã hội quan tâm; phối hợp với Viện kiểm sát, Tòa án xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, đưa ra xét xử công khai, lưu động để răn đe, phòng ngừa chung.

Cục Cảnh sát hình sự, Cảnh sát kinh tế, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng Công nghệ cao, An ninh kinh tế... phối hợp với Ngân hàng Nhà nước để bàn giải pháp, phối hợp với ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vay vốn của nhân dân

Nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; tiếp tục thiết lập, tổ chức hoạt động của các đường dây “nóng”, hòm thư tố giác tội phạm để tiếp nhận, xử lý kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến tội phạm, vi phạm pháp luật “tín dụng đen”…

Làm tốt công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, góp phần chủ động phòng, chống “tín dụng đen”. Quản lý chặt chẽ các đối tượng bất minh về kinh tế nghi vấn có liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, cho vay lãi nặng, đòi nợ thuê, phát hiện, xử lý nghiêm các doanh nghiệp, cơ sở ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự (đòi nợ, cầm đồ...) lừa đảo người dân dẫn đến vay nợ, cầm cố, siết nợ, đòi nợ thuê trên địa bàn. Rà soát, đề xuất tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về mặt pháp luật, tạo hành lang pháp lý thuận lợi trong công tác đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan “tín dụng đen”...

Thiếu tướng Trần Ngọc Hà, Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự: Tội phạm “tín dụng đen” là tội phạm “nguồn”

Dưới dự chỉ đạo sát sao của Đảng uỷ Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, công tác đấu tranh với tội phạm “tín dụng đen” của Công an các đơn vị địa phương  đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Số vụ, số đối tượng bị xử lý trong 6 tháng đầu năm 2019 tăng rất cao, cao hơn so với năm 2017 và 2018 cộng lại. Tuy nhiên, điều chúng tôi đánh giá cao hơn đó là  sự chuyển biến về tình hình ANTT tại các địa phương rất tích cực, tình trạng quảng cáo, tờ rơi, băng nhóm tội phạm gây ra các hệ luỵ có nguồn gốc từ tín dụng đen đã giảm, từng bước củng cố niềm tin của nhân dân đối với chính quyền và lực lượng Công an.

Thiếu tướng Trần Ngọc Hà.

Thiếu tướng Trần Ngọc Hà nhấn mạnh công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung gặp rất nhiều khó khăn, vi phạm liên quan đến tín dụng đen gây ra nhiều loại tội phạm khác như: giết người, bắt giữ người trái pháp luật, huỷ hoại tài sản, gây rối TTCC, gây bất an cho nhân dân. Để giải quyết tín dụng đen cần có sự vào cuộc của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, đặc biệt là hệ thống ngân hàng cần tạo điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận được vốn vay. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu quy định xử lý hành vi liên quan tín dụng đen như núp bóng doanh nghiệp, cầm đồ, dịch vụ tài chính...

Nhân dịp này, Bộ Công an đã tặng Bằng khen cho 15 tập thể có thành tích xuất sắc trong đấu tranh với tội phạm “tín dụng đen”

Thu Thuỷ

Đại tá Khương Duy Oanh, Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hoá:  Tấn công trực diện đối tượng cho vay lãi nặng

Là 1 trong 18 địa bàn trọng điểm về tội phạm hình sự của cả nước nên Công an Thanh Hoá đã chủ động xây dựng kế hoạch, giao trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể cho Trưởng Công an các huyện, thị, thành phố trực tiếp chỉ đạo, điều tra cơ bản, dựng cho được hoạt động tín dụng đen theo địa bàn quản lý, đồng thời xác định được quy mô, tính chất, phương thức thủ đoạn để giao trách nhiệm cho từng đơn vị đấu tranh. 

Đại tá Khương Duy Oanh.

Tham mưu cho UBND tỉnh, UBND các huyện, thị, thành phố tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực cấp giấy phép đăng ký kinh doanh các hoạt động dịch vụ đúng quy định; kiểm tra các cơ sở cầm đồ để răn đe tội phạm.  Tăng cường tuyên truyền hệ luỵ của tín dụng đen; vận động nhân dân phát hiện, tố giác tội phạm liên quan đến tín dụng đen. Xác lập chuyên án tổ chức các hoạt động trinh sát để thu thập thông tin, tài liệu cần thiết để có căn cứ khám xét hành chính, thu giữ vật chứng tài liệu liên quan đến hành vi của đối tượng. 

Đối với các công ty núp bóng doanh nghiệp thì phối hợp với sở Kế hoạch đầu tư, Thuế để rà soát hoạt động để giá hiệu quả kinh doanh  trên lĩnh vực ngành nghề được đăng ký để phát hiện vi phạm. Từ đó, 6 tháng đầu năm 2019, Công an Thanh Hoá đã  điều tra xử lý 51 vụ 170 bị can liên quan đến “tín dụng đen”. Hầu hết các công ty tài chính đã tạm dừng hoạt động, chuyển đổi ngành nghề kinh doanh.

Đại tá Khương Duy Oanh cũng kiến nghị các cơ quan chức năng cần nghiên cứu để quy định xử lý hình sự hành vi ném chất bẩn vì biện pháp hành chính chưa đủ sức răn đe; sửa điều 201 Bộ Luật Hình sự quy định xử lý hành vi cho vay lãi nặng theo hướng tăng nặng hình phạt.

P.A

Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội: Cần tịch thu số tiền liên quan đến tín dụng đen để xung công quỹ

Trước khi có Đề án 2 của Bộ Công an, ngày 25-8-2016 Công an TP Hà Nội đã có kế hoạch điều tra cơ bản, quản lý và có kế hoạch triệt phá các băng nhóm hoạt động tội phạm có tổ chức. Qua đó, từ 2016 đến nay đã dựng, đấu tranh với  118 ổ nhóm tội phạm có tổ chức, trong đó có 51 ổ nhóm “tín dụng đen”.

 Trong 6 tháng đầu năm, Công an Hà Nội đã xử lý 153 vụ việc liên quan đến kinh doanh tài chính, cho vay, đòi nợ. Trong đó có những vụ đối tượng huy động số tiền cho vay hàng nghìn tỷ đồng; có những công ty, doanh nghiệp vay tới hàng trăm tỷ đồng đến nay không có điều kiện trả nên đã phá sản.

Đại tá Nguyễn Thanh Tùng.

Đại tá Nguyễn Thanh Tùng đề nghị cần nghiên cứu có quy định xử lý trách nhiệm đối với người đi vay. Tịch thu sung công quỹ toàn bộ số tiền liên quan đến tín dụng đen cần tịch thu xung công quỹ...

P.V

Đại tá Lê Xuân Minh, Phó Cục trưởng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 3 hình thức cho vay trên không gian mạng, đó là rút tiền qua thẻ tín dụng; cho vay ngang hàng và cầm đồ online.

Theo Đại tá Lê Xuân Minh, hiện nay, 3 hình thức cho vay trên không gian mạng trên đều tiềm ẩn nhiều rủ ro, có biểu hiện của hoạt động tội phạm tín dụng đen. Trong đó, hình thức cho vay ngang hàng tức là sử dụng công nghệ để kết nối nhà đầu tư với các cá nhân có nhu cầu vay hiện đang rất phức tạp vì thủ tục gọn nhẹ, lãi suất thấp, thời gian xét duyệt đơn rất nhanh, chỉ trong vòng 15 phút. Mặc dù lãi suất thấp nhưng đối tượng lách luật bằng phí dịch vụ rất cao nên người vay phải trả lãi và phí lên đến 600-700%/năm. 

Đại tá Lê Xuân Minh.

Đại tá Lê Xuân Minh lấy ví dụ nếu khách hàng vay 4 triệu đồng trong 4 tháng, lãi suất chỉ phải trả 100 nghìn đồng  nhưng phí dịch vụ là 320 nghìn đồng, phí tư vấn 1.760 nghìn đồng. Tổng tiền khách hàng phải trả cho công ty tài chính là 6,180 triệu đồng. Hình thức cầm đồ online thông qua các công ty công nghệ cũng sẽ phức tạp vì rất khó phát hiện, truy xuất dữ liệu.

Đại tá Lê Xuân Minh cũng phân tích những rủi ro khi vay tiền, cầm đồ trực tuyến như khách hàng sẽ bị lộ, lọt thông tin cá nhân; nguy cơ đổ bể tín dụng...; đề nghị tăng chế  tài xử phạt đối với hành vi rút tiền qua thẻ tín dụng; ập trung làm tốt công tác nghiệp vụ cơ bản, lên danh sách, sàng lọc các công ty, website, ứng dụng có dấu hiệu liên quan đến tín dụng đen để quản lý; khẩn trương có hành lang pháp lý để điều chỉnh hoạt động cho vay ngang  hàng...

P.T

Phương Thuỷ

Là người nước ngoài duy nhất đoạt giải trong cuộc thi "Tìm kiếm sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài" năm 2024 do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao phát động, Lanny Phetnion đã gắn bó với tiếng Việt hơn 10 năm. Hành trình đến với ngôn ngữ này bắt đầu khi Lanny Phetnion nhận được học bổng theo học Khoa Tiếng Việt, Đại học Quốc gia Lào. Cũng từ đây, tiếng Việt đã trở thành bệ đỡ giúp cô gái miền Bắc Lào gặt hái không ít thành công. 

Quen đối tượng có thể làm giả giấy tờ trong ngành Công an, Quân đội, Đàm Đình Phú đã đăng bài trên mạng xã hội nhận làm thủ tục vay tiền đối với khách đang nợ xấu. Sau khi có khách đặt hàng, Phú sẽ yêu cầu cung cấp hình ảnh chân dung để làm giả các loại giấy tờ rồi liên hệ nhân viên ngân hàng làm thủ tục vay tiền, mục đích chiếm đoạt tiền vay.

Luật Công chứng (sửa đổi) quy định công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn của Mỹ. Tuy nhiên, mới đây, Tổng thống đắc cử Donald Trump tiếp tục tuyên bố sẽ áp thuế bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc cho đến khi nước này ngăn chặn "lượng lớn ma túy, nhất là fentanyl, đang được chuyển vào Mỹ".

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương và 16 bị can khác về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Từ kết quả điều tra những dấu hiệu bất thường tại một số gói thầu thi công xây dựng công trình trên địa bàn TP Nha Trang do Ban Quản lý Dịch vụ Công ích TP Nha Trang làm chủ đầu tư, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, đồng thời bắt tạm giam hai cán bộ nhà nước và hai giám đốc doanh nghiệp.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文