Sức lan tỏa của phong trào người Chăm nói không với tội phạm

06:45 03/06/2019
Công an huyện An Phú (tỉnh An Giang) đã xây dựng nhiều mô hình dân vận “Rủ nhau làm tốt” trong cộng đồng người Chăm đã phát huy tính hiệu quả rất cao.


Huyện An Phú (tỉnh An Giang) là địa phương có nhiều tôn giáo, đồng bào dân tộc, tình hình an ninh chính trị, an ninh trật tự (ANTT) tiềm ẩn nhiều nguy cơ phức tạp.Để giữ vững bình yên của vùng đất đầu nguồn tỉnh An Giang, Công an huyện An Phú đã xây dựng, triển khai thực hiện nhiều mô hình dân vận. 

Đặc biệt, mô hình “Rủ nhau làm tốt” trong cộng đồng người Chăm đã phát huy tính hiệu quả rất cao.Sau hơn 3 năm hoạt động, mô hình đã phát triển lớn mạnh, được bà con đồng tình ủng hộ, tình hình tội phạm kéo giảm, kinh tế - xã hội phát triển…

Trên địa bàn huyện An Phú, có 5 xã đồng bào dân tộc Chăm đang sinh sống, gồm: Khánh Bình, Quốc Thái, Nhơn Hội, Đa Phước và Vĩnh Trường tập trung sống theo khu vực. Tình hình thanh thiếu niên dân tộc Chăm tổ chức ăn nhậu, gây chuyện, đánh nhau, điều khiển phương tiện giao thông vi phạm ảnh hưởng đến tình hình ANTT địa phương.

Đặc biệt, tại xóm người Chăm ấp Bình Di (xã Khánh Bình) có 180 hộ với hơn 900 khẩu, cơ bản bà con chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, thế nhưng vẫn còn một số cá nhân vi phạm pháp luật và tham gia vào tệ nạn xã hội, chủ yếu là ở lứa tuổi thanh, thiếu niên.

Công an xã Khánh Bình cùng Công an huyện An Phú vận động, tuyên truyền chính sách, pháp luật đến cộng đồng người Chăm.

Ông Aly – Trưởng ban Giáo cả, Ban Quản trị Thánh đường Chăm xã Khánh Bình, chia sẻ: “Với vai trò là người đứng đầu của Thánh đường người Chăm trên địa bàn, bản thân tôi cùng các thành viên khác trong Ban Giáo cả đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an, tích cực vận động bà con giáo dân nâng cao ý thức, phòng chống tội phạm, giáo dục con em, người thân trong gia đình, tộc họ mình không phạm tội, vi phạm pháp luật. Chăm lo lao động sản xuất, giữ gìn phong tục tập quán, bản sắc văn hóa dân tộc, không nghe, không tin theo luận điệu tuyên truyền của kẻ xấu, thực hiện tốt quy ước, hương ước của thôn xóm, làng bản...”. Đến nay, 100% bà con người Chăm trên địa bàn xã Khánh Bình thực hiện cam kết “Người Chăm xã Khánh Bình nói không với tội phạm và tệ nạn xã hội”.

Mô hình “Rủ nhau làm tốt” đã phát huy tối đa vai trò của chức sắc, người có uy tín trong trong tôn giáo và đồng bào dân tộc Chăm. Từ đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách pháp luật và quản lí, giáo dục, cảm hóa thanh thiếu niên chậm tiến, người có tiền án, tiền sự trong cộng đồng người Chăm trên địa bàn. Góp phần củng cố phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ ngày càng vững mạnh…

Ông Gia - Phó Giáo cả Thánh đường người Chăm xã Quốc Thái cho biết, trước đây, vào các dịp lễ lớn thanh niên trong xóm thường tổ chức liên hoan, một số lợi dụng để ăn nhậu, quậy phá, gây mất an toàn cho bản thân và xã hội. Một số khác lười lao động, kinh tế gia đình túng quẫn, việc học hành của con cái ít được quan tâm.

“Công an địa phương luôn phối hợp chặt chẽ với Ban Quản trị Thánh đường để nắm tình hình, trao đổi thông tin về tình hình ANTT. Nếu trong xóm mình có người nào quậy phá hay làm chuyện không tốt thì Ban Giáo cả chúng tôi đến nhà nhắc nhở, tuyên truyền” - ông Gia, nói. Điển hình như trường hợp của anh Goay và Sa Liêm (cùng ngụ ấp Đông Ky, xã Quốc Thái) thường xuyên tập tụ, gây phiền hà cho xóm làng. Thậm chí anh Sa Liêm còn lén trồng cây cần sa để hút và có hành vi bạo hành gia đình.

Sau nhiều lần được Công an xã và Ban Giáo cả thường xuyên lui tới, động viên, hỗ trợ làm ăn… các anh đã sửa đổi và chí thú lao động, sản xuất. Giờ đây, khi kinh tế gia đình đã dần ổn định, anh Sa Liêm tình nguyện tham gia cùng Ban Giáo cả đi tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, chấp hành pháp luật của Nhà nước.

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đến nay tình hình ANTT trên địa bàn xóm Chăm, huyện An Phú đã chuyển biến tích cực, không có tình trạng người dân uống rượu, đánh nhau, không có người vi phạm pháp luật, vi phạm giao thông, mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư cũng giảm hẳn. Đặc biệt, nhờ vào sự gắn kết, phối hợp giữa

Công an cơ sở và bà con mà tình hình trộm cắp đã bị “xóa sổ” trên địa bàn xóm Chăm. Người dân chăm lo lao động, tích cực tham gia phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ, đặc biệt là tham gia vào việc đảm bảo ANTT ở nơi cư trú, mạnh dạn phát hiện, cung cấp, tố giác tội phạm; sẵn sàng hỗ trợ lực lượng chức năng truy bắt đối tượng có hành vi phạm tội.

Thượng tá Hồ Văn Tấn - Trưởng Công an huyện An Phú cho biết, để triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ, đơn vị đã bố trí, phân công đội ngũ CBCS có tinh thần trách nhiệm cao, gắn bó mật thiết với bà con, gần gũi, động viên, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, ý kiến đề đạt của những người có uy tín trong cộng đồng người Chăm.

Thực hiện vận động bà con dân tộc Chăm tham gia vào tổ dân quân tự quản, tổ hòa giải để kịp thời giải quyết nhiều vụ việc ANTT ở cơ sở, ngăn chặn không để trở thành điểm nóng.

“Những năm qua, đội ngũ những người có uy tín trong đồng bào người Chăm đã thật sự phát huy vai trò và có những đóng góp quan trọng trong công tác giữ gìn ANTT ở địa phương. Với tinh thần trách nhiệm cao, những người có uy tín trong đồng bào dân tộc Chăm đã kịp thời phát hiện, thông báo giúp chính quyền đấu tranh, ngăn chặn nhiều hoạt động trái pháp luật, đặc biệt là các vụ việc tuyên truyền đạo trái phép. Đồng thời, phối hợp giải quyết nhiều vụ mâu thuẫn trong nội bộ gia đình, trong cộng đồng người Chăm, giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc” - Thượng tá Tấn nói.

Trần Lĩnh

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文