Trại giam Quyết Tiến - Ấm áp những giọt máu nghĩa tình

16:23 19/12/2020
Hưởng ứng lời kêu gọi hiến máu tình nguyện của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Thư phát động của Bộ trường Bộ Công an, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng cùng với Trung tâm Huyết học - Truyền máu Bệnh viện 19-8 Bộ Công an tổ chức buổi hiến máu tình nguyện cho cán bộ chiến sỹ tại Trại giam Quyết Tiến.

Mặc dù không khí rét buốt của cái lạnh đầu đông, sáng 18/12/2020, với tấm lòng nhân ái, những nghĩa cử cao đẹp và tâm niệm “Một giọt máu cho đi - Một cuộc đời ở lại”, cán bộ chiến sỹ Trại giam Quyết Tiến vẫn hăng hái tham gia đăng ký hiến máu tình nguyện, hưởng ứng chương trình “Giọt máu nghĩa tình vì đồng đội thân yêu” do Ban Chỉ đạo HMTN Bộ Công an phát động.

Buổi lễ phát động diễn ra ngắn gọn nhưng đầy đủ các thông tin cần thiết về ý nghĩa của việc hiến máu tình nguyện. Thượng tá Nguyễn Văn Cường, Phó Giám thị Trại giam Quyết Tiến còn cho biết: “Hiến máu tình nguyện và các hoạt động thiện nguyện là nét đẹp truyền thống của cán bộ chiến sỹ công tác tại Trại giam Quyết Tiến. Mỗi năm, đều có hàng trăm lượt cán bộ chiến sỹ sẵn sàng hiến tặng những giọt máu nghĩa tình của mình với mong muốn cứu giúp đồng đội và người dân không may bị thương hoặc mắc bệnh cần truyền máu”.

Thông qua hoạt động hiến máu tình nguyện, càng tô thắm những nghĩa cử cao đẹp, tinh thần tương thân, tương ái, chung sức vì cộng đồng của cán bộ, chiến sỹ Trại giam Quyết tiến. Góp phần tô thắm hình ảnh người chiến sỹ công an nhân dân "bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ".

Hình ảnh Lễ phát động hiến máu tình nguyện của CBCS Trại giam Quyết Tiến:

Ngay sau lễ phát động, Ban Giám thị, các đội trưởng, lãnh đạo các phân trại, và hơn 200 cán bộ chiến sỹ Trại giam Quyết Tiến đã hăng hái đăng ký tham gia hiến máu tình nguyện.
Thượng tá Phạm Hồng Thái, Phó Giám thị Trại giam Quyết Tiến là một trong những người hiến máu đợt đầu tiên là. Sau khi hoàn thành nghĩa cử của mình, Thượng tá Phạm Hồng Thái chia sẻ: “Tôi rất vui vì vẫn còn đủ sức khỏe để tham gia hiến máu tính nguyện. Tôi hy vọng đóng góp những giọt máu của mình giúp đồng đội không may phải truyền máu”.
Trung tá, Bác sỹ Lại Quốc Huy, Đội trưởng Đội Y tế, người trực tiếp tổ chức và đã tham gia hiến máu 7 lần.
Buổi hiến máu kết thúc tốt đẹp với gần 200 đơn vị máu tiếp nhận được. Đây là nguồn máu quý giá phục vụ cán bộ chiến sỹ đang được cấp cứu và điều trị tại Bệnh viện 19-8.
B,S

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文