Về nơi vùng đất chưa từng có tội phạm hình sự

20:40 16/01/2020
Hòn đảo nhỏ giữa lòng biển khởi thăm thẳm, nơi toàn bộ nhân khẩu cũng chỉ tính được con số hàng trăm.

Ở đó, quanh năm nắng gió bão bùng, thế nhưng, nơi đầu sóng ngọn gió mà an ninh trật tự gần như được giữ an toàn tuyệt đối, với những con người hiền lành, thật thà, chất phác. Trong cái gia đình đầy yêu thương này, trong cái huyện đảo bình yên này, có công sức chăm lo, giữ gìn an ninh trật tự của những chiến sỹ công an mang sắc phục xanh trên đảo cát trắng.

Công an huyện đảo đồng hành với từng hộ dân

Huyện đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh Quảng Trị trước đây là một cùng đất thuộc huyện Vĩnh Linh- quê hương anh hùng từng là vùng đất lửa trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc. Nơi đây đã sinh ra những bà mẹ Việt Nam anh hùng, với bao anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống. Là một phần máu thịt của vùng đất thép đó, huyện đảo Cồn Cỏ ngày nay dù có nhiều đổi thay, vẫn giữ nguyên nếp nhà nơi đất liền quê mẹ: hiền hòa và yên bình. Nằm ở vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng về quốc phòng an ninh, án ngự ở phía nam cửa Vịnh Bắc Bộ, Cồn Cỏ với tiềm năng, lợi thế của một huyện đảo, việc phát triển kinh tế theo hướng du lịch, dịch vụ đã mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế, xã hội, nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, nảy sinh nhiều loại tội phạm mới, nhiều hệ lụy phát sinh từ quá trình phát triển tác động trực tiếp đến đời sống chính trị và đời sống xã hội của huyện đảo. 

Với vị trí địa lý đặc biệt của mình, tại Cồn Cỏ, hoạt động của các tàu thuyền tham gia vận chuyển người, hàng hóa trên tuyến giao thông đường thủy nội địa từ Cửa Việt, Cửa Tùng ra đảo còn thiếu sự an toàn. Hoạt động của các tàu thuyền Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam, trong đó có vùng biển thuộc đảo Cồn Cỏ vẫn tiếp tục diễn ra với số lượng lớn, tần suất tăng. Chưa kể, tình hình sử dụng chất nổ, đánh bắt hải sản trái phép trên vùng biển quanh đảo vẫn tiếp tục xảy ra, đe dọa môi trường sinh thái. Thế nhưng công tác tuần tra, kiểm soát nhằm phát hiện, bắt giữ, xử lý các vụ việc này rất khó vì thiếu phương tiện tuần tra, kiểm soát; các đối tượng vi phạm luôn luôn chủ động đối phó, tẩu tán tang vật xuống biển khi bi phát hiện… Điều này đặt ra nhiều thách thức đối với lực lương vũ trang trên đảo nói chung và lực lượng công an nói riêng.

Những chiến sỹ Công an tuần tra trên đảo Cồn Cỏ.

Song điều đáng nói là từ một đảo quân sự thành đảo hành chính từ 15 năm nay, nhưng trên đảo chưa từng xảy ra một vụ án nào lớn. Người dân trên đảo hiền lành, thật thà chất phác. Đêm đi ngủ, thảng có quên đóng cửa, cũng chẳng có vấn đề gì xảy ra. Mọi người yêu thương nhau như gia đình. Vì thế, làm công an trên đảo, nhìn bên ngoài, có vẻ rất nhàn. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, là cả quá trình xây dựng mạng lưới cộng tác viên, bám làng, bám đảo của lực lượng công an, thực hiện “4 cùng” với những người dân: cùng ăn, cùng ngủ, cùng làm và cùng đánh cá. 24 chiến sỹ công an trên đảo cùng đồng lòng thực hiện phong trào xây dựng an ninh tổ quốc, phong trào Công an huyện đảo đồng hành với các hộ dân: mỗi đồng chí công an giúp đỡ 1 hộ dân: tuyên truyền pháp luật, đường lối chủ trương chính sách của Đảng, vận động nhân dân tố giác tội phạm, chấp hành đúng luật khi tham gia giao thông... Khi người dân đã coi các chiến sỹ công an như con em trong nhà, thì họ sẵn sàng chung tay cùng các anh giữ gìn an ninh trật tư, gìn giữ bình yên.

Công an- Biên phòng gắn kết vì bình yên biển đảo

Thượng tá Trần Văn Huy- Trưởng Công an huyện đảo Cồn Cỏ đã có thâm niên 35 năm phục vụ trong ngành. Anh đến với Cồn Cỏ khi đã từng kinh qua hết những tháng năm tuổi trẻ nơi núi rừng Tây Nguyên- từng ôm súng đánh giáp la cà với Fulro. Ngược rừng ra với biển, người lính đã từng kinh qua trận mạc và dạn dày kinh nghiệm chia sẻ: đến với Cồn Cỏ, đối với anh không chỉ đơn thuần là nghĩa vụ, mà là trách nhiệm và cả quyền lợi của người con từ đất liền được cống hiến cho sự bình yên nơi tiền tiêu Tổ quốc. 

Trước sự phát triển của Cồn Cỏ đặc biệt là về du lịch, anh và các đồng đội, đồng chí đều xác định khách du lịch đến địa bàn ngày càng tăng theo từng năm, thành phần và hình thức du lịch ngày càng đa dạng, cho thấy định hướng phát triển kinh tế xã hội đúng đắn của huyện nhà. Tuy nhiên, du lịch phát triển cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các thế lực thù địch lợi dụng trà trộn trong số khách du lịch để thâm nhập địa bàn, tiến hành các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Thực tế thời gian qua cho thấy, dù chưa có vụ án hình sự nào xảy ra, nhưng hiện tượng trộm cắp, gây gổ đánh nhau phải xử lý hành chính thì có, nhưng hầu như chỉ xảy ra với nhóm người là khách du lịch, công nhân lên xây dựng trên đảo và nhóm ngư dân đánh cá mùa mưa bão vào neo trú khi biển nổi giông tố. Họ tụ tập ăn nhậu, nên dẫn tới những hành động gây gổ tự phát. Những trường hợp này, đều được lực lượng công an xử lý nghiêm. 

“Thời gian tới, bên cạnh hoạt động du lịch thuần túy, không loại từ hiện tượng phát tán tài liệu có nội dung phản động, trái chiều, các ấn phẩm liên quan đến tôn giáo, hiện vật nhạy cảm, có hình “lưỡi bò”… Đấy là chưa kể những nguy cơ khác về an toàn du lịch như cháy nổ, hay trộm cắp, ma túy trốn truy nã…”, trưởng Công an đảo Cồn Cỏ nhận định. Khi xác định được như thế, những chiến sỹ Công an mang sắc phục xanh luôn đặt nhiệm vụ đầu tiên là phải tạo được sự chuyển biên tích cực về nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị đối với nhiệm vụ quốc phòng an ninh. 

Quan trọng nhất vẫn là phải tạo được sự đồng thuận, thống nhất trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trên huyện đảo, tiếp tục xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, thế trận Biên phòng toàn dân trên đảo ngày càng vững chắc. Và một điều rất quan trọng mà lực lượng vũ trang trên đảo đã thực hiện rất tốt đó là gắn kết với nhau, trao đổi thông tin, phối hợp tuần tra, phòng thủ.


Hà An

Như Báo CAND đã đưa tin, ngày 29/3, Cục An ninh điều tra (ANĐT), Bộ Công an đã hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Trung tâm Lý lịch tư pháp (LLTP) quốc gia; Văn phòng công chứng Nguyễn Lâm, Văn phòng công chứng Lại Khánh và một số tỉnh, thành phố khác. Cơ quan ANĐT cũng đã vạch trần mánh khóe phạm tội của các đối tượng trong vụ án.

Hôm nay ngày 29/3, tức ngày 1/3 âm lịch, Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025 chính thức khai hội. Trong ngày hôm nay đã có hàng ngàn du khách từ khắp mọi miền của Tổ quốc về Đền Hùng tham gia các hoạt động giỗ Tổ. Công tác bảo đảm ANTT, ATGT đã được Công an tỉnh Phú Thọ chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, tạo thuận lợi cho người dân, du khách khi về Đền Hùng tham gia các hoạt động lễ hội.

Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Bộ Công an xác định, đây là vụ án tham nhũng, chức vụ liên quan lĩnh vực cấp phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan quản lý Nhà nước, được dư luận xã hội quan tâm. Quá trình điều tra, xác định số tiền nhận hối lộ hơn 43 tỷ đồng để làm dịch vụ giải quyết hơn 55 nghìn hồ sơ cấp phiếu LLTP.

Sau 20 lần mang dây chuyền vàng giả đến các tiệm vàng, tiềm cầm đồ để cầm cố, rồi chiếm đoạt trót lọt hàng trăm triệu đồng, đến lần thứ 21 thì chiêu trò lừa đảo của "nữ quái" đã bị một tiệm vàng phát hiện, báo tin cho Công an bắt quả tang.

Theo Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh, giai đoạn 2012 đến 2020, thành phố có 4 kết luận của Thanh tra Chính phủ (gồm Kết luận 2852/KL-TTCP ngày 02/11/2012; Kết luận 34/KL-TTCP ngày 08/1/2019; Kết luận 269/KL-TTCP ngày 16/9/2019 và Kết luận 1202/KL-TTCP ngày 20/7/2020) và 3 bản án hình sự phúc thẩm...

Ngày 29/3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đang tạm giữ hình sự 5 đối tượng gồm Nguyễn Ngọc Trà Mi (SN 1996), Nguyễn Thanh Thảo My (SN 2023), Phạm Giang Bắc (SN 1987), Nguyễn Xuân Trường (SN 1994) cả 4 đều ngụ TP. Biên Hòa và Nguyễn Minh Sang (SN 2000) ngụ huyện Định Quán để điều tra làm rõ hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Diễn đàn quốc tế Bắc Cực là nền tảng quan trọng để thảo luận các vấn đề hiện tại liên quan đến sự phát triển toàn diện các vùng lãnh thổ Bắc Cực, thiết lập cơ chế hiệu quả cho việc sử dụng chung và khai thác các nguồn tài nguyên phong phú của khu vực này ở nhiều cấp độ khác nhau.

Để quản lý đầu tư công đối với hàng trăm dự án phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội, UBND TP Hồ Chí Minh đã thành lập ra đến 3 Ban quản lý dự án (BQLDA). Hàng năm, mỗi BQLDA này làm đại diện chủ đầu tư ít nhất cũng vài chục dự án phát triển hạ tầng, trong đó có nhiều dự án trọng điểm với số vốn đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ, thậm chí là cả chục nghìn tỷ đồng nên đều được xem là các “siêu” BQLDA thuộc UBND thành phố...

Với thủ đoạn giả danh công an, nhóm đối tượng đe dọa nạn nhân nghi vấn liên quan đến số tiền bất minh để chiếm đoạt hơn 2 triệu USD ở huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Sau khi vụ án xảy ra, cơ quan điều tra đã xác lập chuyên án đấu tranh. Nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa Công an tỉnh Tây Ninh cùng Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) và công an nhiều tỉnh, thành phố khác đã nhanh chóng bắt giữ các đối tượng gây án, thu hồi toàn bộ tài sản.

Quá trình điều tra, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an xác định Lê Thị Mai đã lợi dụng việc tố cáo, phản ánh, kiến nghị không đúng sự thật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Dòng sông Dâu cổ xưa đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh đã bị bồi lắng trở thành ruộng đồng từ hàng trăm năm qua. Cuối năm 2024, trong lúc nạo vét cải tạo một ao cá (thuộc khu phố Công Hà, phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành), người dân đã phát hiện hai chiếc thuyền cổ nằm song song với nhau, được đấu nối thành thuyền song thân.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.