Bà con giáo dân sống “tốt đời, đẹp đạo” trên vùng cát Quảng Bình

17:27 27/01/2022

Những năm qua, chính quyền địa phương luôn tạo điều kiện cho các cơ sở giáo hội việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho xứ, họ đạo, cấp phép xây dựng nhà thờ, tạo điều kiện cho giáo hội nhận viện trợ, mua sắm đồ dùng, vật chất phục vụ cho lễ lượt… Đời sống bà con giáo dân ngày một ấm no, khắp nơi trên địa bàn bà con giáo dân đang thi đua sống tốt đời đẹp đạo...

Quảng Bình là một trong những địa phương có rất đông bà con theo các tôn giáo. Số lượng người theo đạo Công giáo tương đối lớn, chiếm đến 11% dân số của tỉnh. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có hơn 101.500 người có đạo sinh hoạt ở 30 giáo xứ, 91 họ giáo. Trong những năm qua, bà con giáo dân luôn thực hiện đời sống “Tốt đời, đẹp đạo”, “Kính chúa yêu nước” góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ an ninh trật tự ở địa phương.

Đại tá Nguyễn Tiến Nam-Giám đốc Công an Quảng Bình thăm hỏi, tặng quà Hội đồng mục vụ và bà con giáo dân trên địa bàn.

Bà con giáo dân trên địa bàn tỉnh Quảng Bình luôn phát huy truyền thống yêu quê hương, đất nước, chịu thương chịu khó lao động sản xuất nên đời sống ngày một ấm no. Nhiều phong trào, mô hình, tổ chức quần chúng bà con giáo dân tham gia rất đông và phát huy tác dụng tốt như: “Thôn xóm bình yên, gia đình hòa thuận”; “Họ đạo bình yên, gia đình giáo dân gương mẫu”; “Họ giáo an ninh, văn minh tiên tiến”; “Khu giáo dân 6 không, 3 phòng”; “Tiếng kẻng an ninh”… các mô hình được lồng ghép với các phong trào khác ở địa phương như “Thanh niên lập nghiệp”; “Tuổi trẻ giữ nước”, đồng thời các mô hình trong đời sống của bà con giáo dân gắn với cuộc vận động lớn “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; phong trào “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới”; phong trào “Người Công giáo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”…

Bà con giáo dân tích cực hưởng ứng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc: Điển hình như mô "Giáo xứ tự quản về an ninh trật tự (ANTT)" của giáo xứ Kim Lũ, xã Kim Hóa (huyện Tuyên Hóa) đã góp phần tích cực giữ vững ổn định chính trị và ANTT tại địa phương; mô hình phối hợp “Công an xã-Hội đồng mục vụ giáo xứ” bảo đảm ANTT và mô hình “Thôn, Tổ dân phố nói không với pháo” giữa Công an Thị xã Ba Đồn và giáo xứ Văn Phú, xã Quảng Văn, được giáo dân đồng tình ủng hộ; hầu như 100% người dân đều nghiêm túc chấp hành…

Toà Giám mục Hà Tĩnh cùng các chức sắc, chức việc thăm hỏi và trao tiền hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở Quảng Bình.

Những năm qua, chính quyền địa phương luôn tạo điều kiện cho các cơ sở giáo hội việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho xứ, họ đạo, cấp phép xây dựng nhà thờ, tạo điều kiện cho giáo hội nhận viện trợ, mua sắm đồ dùng, vật chất phục vụ cho lễ lượt… Đời sống bà con giáo dân ngày một ấm no, khắp nơi trên địa bàn bà con giáo dân đang thi đua sống tốt đời đẹp đạo. Nhiều mô hình phát triển kinh tế ở các vùng giáo đang đem lại hiệu quả cao như: Họ giáo Thanh Hải ở huyện Bố Trạch đã góp vốn đầu tư hàng chục tỷ đồng để đóng mới tàu thuyền đánh bắt xa bờ. Trong phong trào thi đua phát triển kinh tế, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, có nhiều mô hình sản xuất kinh doanh của bà con giáo dân ngày càng phát huy hiệu quả như mô hình đánh bắt và chế biến hải sản Tân Mỹ, phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn; mô hình nuôi cá lồng ở Kinh Trừng, xã Đức Hoá, Tuyên Hoá; làng nghề cơ khí nông nghiệp ở Kinh Tân, xã Quảng Hoà, thị xã Ba Đồn; mô hình sản xuất vật liệu xây dựng ở Thanh Tiến, xã Tiến Hoá, Tuyên Hoá…

Bà con giáo dân đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng, có nhiều điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi trong các địa phương vùng giáo như: hộ gia đình ông Nguyễn Văn Bảy, giáo dân xứ Khe Ngang, xã Phúc Trạch (huyện Bố Trạch) là một trong những điển hình tiêu biểu của phong trào với mô hình chăn nuôi lợn rừng trên 100 con. Hay hộ giáo dân Nguyễn Thị Nguyện, giáo xứ Troóc, xã Phúc Trạch từ một hộ nghèo đã mạnh dạn vay vốn đầu tư trồng mới 800 gốc tiêu, nuôi 60 con lợn thịt, 300 con gà thả vườn/lứa nay đã vươn lên trở thành hộ khá. Tại thị xã Ba Đồn, các tổ hợp tác trồng sim lấy quả, trồng nghệ vàng và chế biến tinh bột nghệ thương phẩm thuộc giáo hạt Nguồn Son, làng trồng hoa thuộc giáo họ Tượng Sơn, phường Quảng Long đang từng ngày phát triển, cho thu nhập khá. Bên cạnh việc bà con giáo dân thi đua sống “tốt đời đẹp đạo”, trên địa bàn vùng cát Quảng Bình có nhiều linh mục, mục vụ luôn phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để chăm lo cho đời sống bà con lương, giáo trên địa phận mình phụ trách. 

Ông Trần Đức Thuỷ-Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Quảng Bình thăm, tặng quà Linh mục và hội đồng mục vụ trên địa bàn.

Trong năm qua, do dịch COVID-19, đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế, xã hội của Quảng Bình. Đời sống một bộ phận bà con giáo dân cũng gặp khó khăn chung. Tuy nhiên, với phương châm “sống tốt đời, đẹp đạo” các linh mục quản xứ và giáo dân đã phát huy tinh thần đoàn kết lương giáo, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục mọi khó khăn, ổn định đời sống nhân dân, phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh trật tự ở địa phương.

Các tổ chức tôn giáo nói chung, bà con giáo dân nói riêng đã thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch COVID-19; trong đợt dịch bùng phát trên địa bàn tỉnh vừa qua, không có ổ dịch nào phát sinh trong các tổ chức tôn giáo (đây là điểm khác so với nhiều tỉnh, thành khác). Các tổ chức tôn giáo trên địa bàn đã quyên góp, ủng hộ quỹ phòng, chống dịch COVID-19, các khu cách ly của tỉnh trên 500 triệu đồng (trong đó, Tòa Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh: 300 triệu đồng; Ban Trị sự GHPGVN tỉnh 50 triệu đồng; các tổ chức tôn giáo trực thuộc của đạo Công giáo, Phật giáo ủng hộ gần 200 triệu đồng; điển hình như các giáo xứ, giáo họ: Bàu Sen, Hội Nghĩa, Xuân Hòa, Văn Phú…; Ban Trị sự các huyện Bố Trạch, Lệ Thủy, Quảng Ninh…).

Dương Sông Lam

Chiều 30/4, Công an TP Hồ Chí Minh đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về việc Phòng Cảnh sát hình sự và Công an quận 12 phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai và Công an tỉnh Bình Dương khám phá vụ án cướp tài sản táo tợn xảy ra trên địa bàn quận 12, đồng thời trao khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân tham gia phá vụ án này.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, có một lực lượng luôn “đi trước, về sau” bảo đảm công tác điều trị, phục hồi sức khỏe cho các chiến sĩ. 70 năm qua, ký ức về những ngày tháng gian khổ tham gia điều trị, cứu thương cho bộ đội vẫn vẹn nguyên trong trí nhớ của người y sĩ Nguyễn Văn Minh, năm nay đã bước sang tuổi 97.

Chiều 30/4, tại khu vực trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng), nhất là những nơi công cộng, người dân địa phương và du khách vẫn đổ ra vui chơi, giải trí, các hoạt động diễn ra bình thường.

Ngày 15/3/2024, trái tim của nữ biệt động thành Nguyễn Thị Mai (SN 1943) với biệt danh “con thoi sắt” đã ngừng đập. Bà là một trong những nữ biệt động thành đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Nhiều cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn dường như đã hết hy vọng sau nhiều năm kết hôn vẫn không có con, dù đã chạy chữa nhiều nơi. Nhưng cơ duyên và may mắn, kết hợp với sự tiến bộ của y học hỗ trợ sinh sản, họ đã thực hiện được giấc mơ làm cha, làm mẹ.

Với tinh thần chủ động phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật, trong hai ngày liên tiếp, tổ tuần tra Công an xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) đã kịp thời phát hiện, kiểm tra và thu giữ hai khẩu súng do hai đối tượng ở tỉnh Bình Định tàng trữ trái phép.

Một khối không khí lạnh cuối mùa tràn về gây mưa rào và giông từ đêm nay (30/4), chấm dứt đợt nắng nóng kéo dài ở miền Bắc bốn ngày nay. Khoảng từ ngày 3-4/5, nắng nóng có khả năng quay trở lại ở Tây Bắc Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文