Ba phần mềm hiệu quả của Bộ Công an trong phòng, chống dịch COVID-19

07:23 10/09/2021

Sau 2 năm thành lập, cán bộ, chiến sĩ của Trung tâm dữ liệu quốc gia, thuộc Cục Cảnh sát Quản lí hành chính về trật tự xã hội (QLHC về TTXH) đã không có ngày nghỉ, tập trung xây dựng dữ liệu quốc gia về dân cư. Trên nền tảng sẵn có đã cho ra đời 3 phần mềm trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, kết quả bước đầu đã được ghi nhận.

Thượng tá Tô Anh Dũng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát QLHC về TTXH cho biết, hiện nay đã thu nhận 57 triệu hồ sơ cấp CCCD. Toàn bộ  thu thập dữ liệu dân cư trên toàn quốc đã được hơn 90%. Dựa trên cơ sở dữ liệu dân cư đã được thu thập và làm “sạch”, Trung tâm đã xây dựng 3 phần mềm trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, ứng dụng phù hợp với yêu cầu hiện nay của xã hội và nhân dân.

Phần mềm đầu tiên được cán bộ, chiến sĩ Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư xây dựng là quản lý công dân vùng dịch. Thông tin được kiểm duyệt chính xác qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cảnh sát khu vực, Công an xã xác định được đúng công dân, phối hợp triển khai các biện pháp phòng, chống dịch; thực hiện truy vết đầy đủ chính xác công dân, đặc biệt là cả phương tiện; xác định nhanh chóng và thông báo thông tin cho F1, F2 khi phát hiện F0 giúp phòng, chống dịch hiệu quả, tiết kiệm; phòng, chống tội phạm; tiết kiệm chi phí trong phòng, chống dịch. Hệ thống bảo đảm an ninh an toàn thông tin, dữ liệu công dân được bảo mật.

Đến nay, đã có 16.921 tài khoản cán bộ sử dụng, tại 6.616 chốt kiểm soát, có 5.263.863/5.310.217 (tỷ lệ 99,1%) tờ khai qua chốt, có 26.549 shipper hoạt động tại TP Hồ Chí Minh đã sử dụng phần mềm. Không chỉ triển khai tại các chốt, phần mềm còn dễ dàng triển khai ở các điểm khi có yêu cầu như siêu thị, cửa hàng thuốc, trung tâm thương mại… mà không cần phải lập chốt do Công an kiểm soát.

Cán bộ của Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư kiểm tra công dân khai báo y tế mã QR code qua camera.

Theo Thượng tá Tô Anh Dũng, tính đã năng của nền tảng là sử dụng được trên nhiều nền tảng như thông qua điện thoại di động, máy tính, máy tính bảng có kết nối Internet trên địa chỉ web https://suckhoe.dancuquocgia.gov.vn. và đặc biệt là ứng dụng VNEID sử dụng trên điện thoại di động (hiện nay ứng dụng đã được đăng tải trên 2 kho ứng dụng AppStore và CHPlay phục vụ đa số người dùng), kết hợp đọc mã QR code bằng camera tại các chốt giảm tải việc tiếp xúc dịch và tăng hiệu quả kiểm soát.

“Để tránh lây nhiễm dịch bệnh cộng đồng tại các chốt kiểm soát, Cục đã tham mưu với Công an TP Hồ Chí Minh triển khai lắp đặt 100 camera tại các chốt kết nối với máy tính để khai báo y tế qua mã QR code. Rất hiệu quả mà không cần có cán bộ tiếp xúc trực tiếp với người dân. Đáng chú ý, nhiều người dân đã hình thành thói quen khai báo y tế và di chuyển nội địa trước khi qua chốt kiểm soát, giảm ùn tắc giao thông tại TP Hồ Chí Minh”- Thượng tá Tô Anh Dũng cho biết. Trong thời gian tới, Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ nghiên cứu, đề xuất phương án kiểm soát người nước ngoài vào Việt Nam để truy vết và quản lý cư trú với người nước ngoài.

Liên quan đến việc tích hợp giấy đi đường vào mã QR code, Cục đã tính toán kỹ và tối giản hóa các thủ tục, đơn giản các quy trình giúp người dân được cấp giấy đi đường bằng mã QR code nhanh nhất, chính xác. Việc dùng mã QR code sẽ hạn chế lây lan dịch bệnh vì việc tiếp xúc qua tờ giấy đi đường sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm chéo trong cộng đồng. Việc cấp giấy đi đường bằng mã QR code đã được TP Đà Nẵng áp dụng và phát huy hiệu quả.

Trong một khoảng thời gian ngắn, Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư tiếp tục tham mưu với lãnh đạo Bộ xây dựng phần mềm quản lý công dân diện chính sách hỗ trợ COVID-19. Được thiết kế trên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, ứng dụng ngay trên toàn quốc, không phát sinh chi phí đào tạo, chuyển giao và người vận hành.

Thực hiện xác minh nhanh chóng thông tin công dân, đặc biệt là công dân tạm trú, lưu trú, lang thang cơ nhỡ thuộc diện hỗ trợ nếu kê khai đều được hỗ trợ tại nơi cư trú; giúp công khai, minh bạch, chi trả đúng đối tượng và do được xác minh trên hệ thống dân cư toàn quốc nên một công dân không thể nhận 2 lần; đồng thời bảo đảm công tác phòng, chống tham nhũng.

Việc khai báo y tế qua camera góp phần giảm lây nhiễm chéo và ùn tắc giao thông.

Bộ Công an đã chủ động chỉ đạo lực lượng Công an triển khai, kết quả đến nay, 63/63 tỉnh đã sử dụng phần mềm này; trên toàn quốc lực lượng Công an xã, phường, thị trấn đã phối họp với UBND cùng cấp thực hiện cập nhật thông tin 547.748 trường hợp thuộc diện chính sách COVID tại nơi cư trú, đã phát tiền trợ cấp cho 486.942 trường hợp nơi cư trú.

Cùng với đó, Trung tâm cũng đã triển khai chức năng phần mềm quản lý công dân nghi nhiễm COVID-19. Phần mềm này giúp dễ dàng thực hiện cập nhật tình trạng nhiễm COVID-19 (F0) và nguy cơ nhiễm COVID-19 (F1,F2). Thông tin có sẵn trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, ứng dụng ngay trên toàn quốc, không phát sinh chi phí đào tạo, chuyển giao và người vận hành.

Để triển khai phần mềm này, Công an địa phương đã thực hiện cập nhật thông tin F0, F1, F2, F3 lên hệ thống, trong đó 6.355 trường hợp F0; 5.063 trường hợp F1; 6.954 trường hợp F2; 1.114 trường hợp F3. Cảnh sát khu vực, Công an xã thường xuyên cập nhật theo dõi tình trạng của người nhiễm/nghi nhiễm, phục vụ kiểm soát việc giải quyết đi lại; thống kê nhanh, chính xác tổng số công dân thuộc diện F0, F1, F2 trên địa bàn quản lý.

Phục vụ kiểm soát tình trạng người dân khi tham gia giao thông và quản lý di biến động dân cư, đặc biệt đối với người có nguy cơ cao nhiễm COVID-19. Kịp thời đánh dấu nhanh các trường hợp đã chết, thời gian chết để hỗ trợ công tác quản lý cư trú, hộ tịch sau khi tình hình dịch bệnh giảm nhằm phục vụ quản lý nhà nước. Tham mưu được UBND trong việc hỗ trợ chính sách tử tuất trên địa bàn và công tác hỗ trợ chính sách an sinh xã hội.

Minh Hiền

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文