Hướng tới Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ Công an lần thứ XXII (2022 - 2027): Những mô hình sáng tạo của tuổi trẻ CAND

Bài 1: Hiệu quả thiết thực từ 143 tỷ đồng “Cùng em đến trường”

06:53 13/10/2022

143 tỷ đồng là con số rất ấn tượng của tuổi trẻ CAND nói chung, tuổi trẻ Công an các đơn vị, địa phương nói riêng huy động, đóng góp để thực hiện Đề án "Tuổi trẻ CAND hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tới trường, giai đoạn 2018 - 2022" do Đoàn Thanh niên Bộ Công an xây dựng. Nguồn kinh phí khổng lồ trong vòng 5 năm nhưng có giá trị hữu ích, bền vững khi nhiều em nhỏ có bữa ăn miễn phí, đồ dùng học tập, được hỗ trợ học bổng, có phòng học kiên cố, sân chơi phù hợp lứa tuổi hay đơn giản là nhà vệ sinh sạch sẽ...

Xung kích, tình nguyện, bảo đảm an sinh xã hội

Trao đổi với phóng viên Báo CAND, Trung tá Đồng Đức Vũ, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Công an cho biết, thời gian qua, các thế hệ mầm non tương lai của đất nước được Đảng, Nhà nước, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các cấp, các ngành quan tâm, chăm lo, tạo điều kiện có được môi trường sống, học tập và vui chơi lành mạnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, sống ở các khu vực xa xôi, hẻo lánh, trẻ em dân tộc thiểu số, khuyết tật, phải lao động vất vả chưa có được môi trường sống cơ bản, nhất là việc đến trường...

Lực lượng CAND là lực lượng vũ trang nhân dân trọng yếu "từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ", là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Trung uý Dương Hải Anh, Bí thư Đoàn Thanh niên Công an tỉnh Sơn La với các em học sinh trong dự án "Nuôi em Mộc Châu".

Ngay từ khi ra đời, lực lượng CAND luôn nhận được sự yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ của nhân dân. Vì vậy, ngoài nhiệm vụ chính trị của lực lượng CAND, nhất là tuổi trẻ CAND phải xung kích, tình nguyện trong tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

"Từ những nhận thức như vậy, tuổi trẻ CAND xác định việc chăm lo, bảo vệ và chăm sóc trẻ em là trách nhiệm xã hội lớn lao của mình. Để cụ thể hóa nội dung trên, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Bộ Công an xây dựng Đề án "Tuổi trẻ CAND hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tới trường, giai đoạn 2018 - 2022", gọi tắt là Đề án "Cùng em đến trường" - Trung tá Đồng Đức Vũ chia sẻ.

Đề án "Cùng em đến trường" triển khai từ tháng 10/2018 đến tháng 8/2022, tập trung vào hai nội dung chính là xây dựng mô hình "Ngôi nhà 19/8" và hỗ trợ kinh phí, vật chất giúp trẻ em đến trường. Đoàn Thanh niên Bộ Công an đặt mục tiêu hỗ trợ 100 căn nhà (mỗi căn từ 50-70 triệu đồng, tổng trị giá 5-7 tỷ đồng). Về hỗ trợ kinh phí, vật chất giúp trẻ em có điều kiện đến trường, có thể hỗ trợ đồ dùng học tập (cặp, sách, bút, vở…); hỗ trợ về điều kiện sinh hoạt (nhận đỡ đầu, chăm sóc thường xuyên cho các em thiếu niên, nhi đồng); hỗ trợ về chăm sóc sức khỏe (khám, chữa bệnh, cấp phát thuốc, bảo trợ y tế, điều trị các bệnh hiểm nghèo cho thiếu niên, nhi đồng). Trong đó, duy trì mức trung bình từ 300.000 đồng/tháng/em học sinh. Hỗ trợ tối thiểu 1.000 em học sinh thiếu niên, nhi đồng đến trường trong giai đoạn 2018 - 2022 với tổng trị giá hỗ trợ dự kiến là 14,4 tỷ đồng.

Mục tiêu ban đầu là vậy, nhưng khi triển khai đề án, Đoàn Thanh niên Công an các đơn vị, địa phương lại có những cách làm linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện, đặc điểm tình hình của đơn vị, địa phương mình cũng như lan toả tính nhân văn, nhân ái của đề án, huy động sự chung tay vào cuộc của đông đảo CBCS, các nhà hảo tâm và nhân dân. Điển hình là Đoàn Thanh niên Công an tỉnh Sơn La với hai dự án "Nuôi em Mộc Châu" và "Hạnh phúc cho em".

Được triển khai từ tháng 1/2021. Dự án "Nuôi em Mộc Châu" đã kết nối với các nhà hảo tâm trực tiếp hỗ trợ kinh phí nấu cơm trưa cho học sinh vùng cao, biên giới, số tiền đóng góp nuôi một em trong một năm gần 1,5 triệu đồng.

"Tính đến tháng 5/2022, dự án đã triển khai nấu cơm trưa cho 1.878 em học sinh mầm non tại 41 điểm trường khó khăn vùng cao, biên giới của hai huyện Mộc Châu, Vân Hồ với số tiền hơn 3 tỷ đồng", Trung uý Dương Hải Anh, Bí thư Đoàn Thanh niên Công an tỉnh Sơn La thông tin.

Góp phần tạo dựng thế hệ tương lai tốt đẹp hơn

Đối với dự án "Hạnh phúc cho em" đã kêu gọi các nhà hảo tâm triển khai xây dựng 3 ngôi nhà hạnh phúc trị giá 240 triệu đồng giúp các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; tài trợ xây mới 7 điểm trường trị giá trên 2,5 tỷ đồng; tổ chức chương trình tặng "Nước sạch, chăn ấm cho em" với 80 bình lọc nước tiêu chuẩn theo công nghệ UNICEF; 3.800 áo ấm đồng phục, 5.700 đôi tất ấm, 320 chăn ấm, 30 tủ sách vùng cao cho các em học sinh tại tổng giá trị trên 500 triệu đồng...

Hay Đề án "Nâng bước em đến trường" của Đoàn Thanh niên Học viện Cảnh sát nhân dân hỗ trợ nuôi cơm trưa các em lứa tuổi mầm non, lớp 1, lớp 2 tại các điểm trường khó khăn trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Bắt đầu từ tháng 6/2018, đến nay sau 4 năm, dự án đã kết nối, hỗ trợ 1.600 em tại nhiều điểm trường với số tiền khoảng 2,5 tỷ đồng, thiết thực chia sẻ gánh nặng khó khăn, giúp các em học sinh có bữa ăn đủ dinh dưỡng, góp phần tạo dựng một thế hệ tương lai tốt đẹp hơn.

Trung tá Đồng Đức Vũ cho biết, đến hết tháng 8/2022, tuổi trẻ toàn lực lượng CAND đã hỗ trợ học bổng thường xuyên cho 1.405 em thiếu nhi với mức 300.000 đồng - 3 triệu đồng/tháng, tổng giá trị nguồn lực gần 62 tỷ đồng; xây dựng, sửa chữa 761 "Ngôi nhà 19/8" trị giá 26,3 tỷ đồng; 60 điểm trường vùng cao trị giá 15,5 tỷ đồng; 197 "Nhà vệ sinh cho em" trị giá 2,37 tỷ đồng; 684 sân chơi thiếu nhi trị giá 18,1 tỷ đồng; 3 bếp ăn dân nuôi trị giá 200 triệu đồng. Tổ chức 4.493 hoạt động hỗ trợ thực phẩm thường xuyên cho thiếu nhi với nguồn lực 18,9 tỷ đồng; tặng gần 200.000 suất quà cho thiếu nhi tại các địa bàn khó khăn...

Như vậy, so với con số dự kiến khoảng 20 tỷ đồng, đến nay nguồn lực đề án mang lại đạt hơn 143 tỷ đồng (gấp 7 lần), mang lại hiệu quả thiết thực cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, cũng như khẳng định tính nhân văn, lan toả sâu rộng của đề án.

Quỳnh Vinh

“Tôi đã được gặp rất nhiều người từng tiếp xúc và gặp gỡ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Họ kể cho tôi nghe những câu chuyện xúc động và những kỷ niệm đã nằm lòng về Người. Qua câu chuyện của họ, tôi thật sự ngưỡng mộ Bác Hồ. Ông không chỉ là nhà lãnh đạo của riêng Việt Nam, ông còn là nhà lãnh đạo của những người bị nô lệ trên toàn thế giới”, nhà văn người Mỹ Lady Borton nói.

Ngày 17/5, ông Nguyễn Tân Hiếu, Phó giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị cho biết, trong đợt tuần tra kiểm soát bảo vệ rừng mới đây của đơn vị, tại các tiểu khu 638S và 642 nằm trên địa bàn xã Hướng Sơn thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, đã phát hiện nhiều loại bom đạn sót lại sau chiến tranh vẫn còn nguyên ngòi nổ.

Ngày 17/5, Công an tỉnh Đồng Tháp cho biết, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án hình sự và tạm giữ Dương Quốc Quân (SN 1997), Dương Triệu Phú (em ruột Quân, SN 2004, cùng ngụ huyện Lấp Vò) và Tiêu Thái Hưng (cậu vợ Quân, SN 1993, ngụ huyện Lai Vung) để điều tra về hành vi tổ chức đánh bạc qua mạng Internet.

Ngày 17/5, Cơ quan CSĐT Công an quận Hải An (TP Hải Phòng) cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với bà Hoàng Thị Tha (SN 1958, trú phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng), để điều tra về hành vi giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông.

Xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới có 475 tàu cá; trong đó, có 200 tàu trên 15m theo quy định đã lắp thiết bị giám sát hành trình. Tuy nhiên, thời gian qua các ngư dân có các đội tàu xa bờ đều liên tục phản ánh tình trạng mất kết nối từ thiết bị giám sát hành trình do lỗi hệ thống từ nhà mạng viễn thông.

Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), chiêu trò lừa đảo giả danh, mạo danh đã không còn xa lạ đối với người dùng thời gian qua. Tuy nhiên, thời gian gần đây, thủ đoạn này đang có dấu hiệu bùng phát. Điều đáng nói là các đối tượng giả danh, mạo danh đã liên tục thay đổi kịch bản, thao túng tâm lý người dùng một cách tinh vi nên vẫn có không ít người dân bị sập bẫy.

Trong khi khu tái định canh của Dự án Tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng đã đầu tư xong cơ sở hạ tầng nhưng bị hàng trăm hộ dân kéo tới lấn chiếm, trồng hoa màu, xây dựng nhiều công trình kiên cố thì công tác bồi thường, thu hồi đất và giải phóng mặt bằng để khai thác quặng bauxite tại huyện Bảo Lâm đang gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, một phần vì thiếu đất bố trí tái định canh, định cư cho các hộ trong diện bị thu hồi đất. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文