Tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam: Một chính sách cần thiết và nhân văn

Bài 3: Mong mỏi của những người gắn bó với "nghề" quản lý phạm nhân

07:04 02/06/2022

Công tác giáo dục cải tạo, lao động, dạy nghề đối với phạm nhân là nội dung trọng tâm, xuyên suốt trong công tác thi hành án phạt tù, là trách nhiệm của các trại giam nhằm chuẩn bị cho phạm nhân về tâm lý, kỹ năng, thái độ để chuẩn bị tái hoà nhập cộng đồng.

Do vậy, việc trại giam bố trí, sắp xếp, tổ chức cho phạm nhân lao động thường xuyên, môi trường lao động tiêu chuẩn, có dây chuyền, công nghệ sản xuất sát với yêu cầu thị trường, nhất là trong giai đoạn 2-3 năm cuối (đối với phạm nhân có thời gian chấp hành án dài), hoặc 1-2 năm (đối với phạm nhân có thời gin chấp hành án ngắn) là hết sức quan trọng.

Để làm được điều đó, do nội tại trại giam không có khả năng, nên các trại giam rất cần có hành lang pháp lý là Nghị quyết thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam, để liên kết với các đơn vị kinh tế, doanh nghiệp của địa phương đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất ngoài trại giam dạy nghề, tổ chức lao động cho phạm nhân có hiệu quả.

Tính ưu việt và nhân đạo của lao động, hướng nghiệp ngoài trại giam

Chúng tôi đến Trại giam Ninh Khánh (Ninh Bình) khi nắng mùa hạ đã oi nồng. Trong một xưởng may khá rộng rãi, các phạm nhân đang ngồi may theo dây chuyền. Tinh thần lao động hăng say tạo nét bình yên trên gương mặt các phạm nhân, nếu không có bộ quần áo sọc, có lẽ chúng tôi nghĩ mình đang ở một xưởng sản xuất bên ngoài xã hội. Tuy nhiên, theo quy định của trại giam, chỉ đến 17h là hết giờ lao động buổi chiều, cán bộ quản giáo phải đưa phạm nhân về các buồng giam để thực hiện các thủ tục theo quy định. "Thời gian làm việc ít cũng là một trong những điểm trừ khi các doanh nghiệp có dự định đưa công việc sản xuất vào trại"- một cán bộ quản giáo cho biết.

Đại tá Trần Đức Phong, Giám thị Trại giam Ninh Khánh kiểm tra việc tổ chức lao động, sản xuất cho phạm nhân.

Chia sẻ với chúng tôi, Đại tá Trần Đức Phong, Giám thị Trại giam Ninh Khánh cho biết, đối với đơn vị Trại giam Ninh Khánh, bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình thực hiện công tác thi hành án hình sự nói chung, công tác thi hành án phạt tù nói riêng, trong đó có công tác tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Trong khi đó, tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, số người bị kết án phạt tù tăng tạo áp lực lớn đối với công tác quản lý giam giữ và giáo dục cải tạo, việc tổ chức lao động cho phạm nhân vốn đang gặp khó, lại càng khó khăn hơn.

Trại giam Ninh Khánh lại có một số phân trại đóng quân xa trung tâm hành chính của tỉnh, huyện, đi lại khó khăn, là những bất lợi trong việc thu hút doanh nghiệp đầu tư, tạo việc làm cho phạm nhân. Mặt khác, đơn vị có quỹ đất tổ chức lao động dạy nghề hạn hẹp, hệ thống nhà xưởng còn thiếu; các ngành nghề được tổ chức trong trại đa số là lao động thủ công nhỏ lẻ, không ổn định, giá trị ngày công thấp dẫn đến việc tổ chức cho phạm nhân lao động học nghề gặp nhiều khó khăn.

"Trong những năm trước đây, Trại giam Ninh Khánh đã phối hợp với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tổ chức lao động, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam có rất nhiều thuận lợi. Ngành nghề tổ chức cho phạm nhân là những ngành nghề mới, phổ thông, là những nghề mà xã hội hiện đang cần rất nhiều nguồn lao động và có hiệu quả lao động cao hơn so với lao động các ngành nghề thủ công trong trại. Điều đó cho thấy ý nghĩa về môi trường lao động, góp phần tháo gỡ khó khăn trong tìm kiếm việc làm, cải thiện đời sống cho phạm nhân và tăng giá trị đầu tư trở lại cho trại giam. Đặc biệt, tạo điều kiện cho phạm nhân có tâm lý lao động, thái độ chấp hành cải tạo tốt và tiếp thu kiến thức trong dạy nghề, truyền nghề, giúp phạm nhân sau khi chấp hành xong án phạt tù tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, hạn chế tái phạm tội. Mặt khác, tạo hiệu ứng tích cực từ phía cộng đồng, đặc biệt đó là sự đồng tình ủng hộ của thân nhân gia đình phạm nhân có con em được lao động ngoài trại giam"- Đại tá Trần Đức Phong cho biết thêm.

Trong câu chuyện của anh có sự bùi ngùi, tiếc nuối, bởi anh là người có quá trình công tác lâu dài, gắn bó tại môi trường Trại giam Ninh Khánh, anh đã cùng CBCS của trại nỗ lực tìm kiếm các mô hình dạy nghề, lao động sản xuất cho phạm nhân, chứng kiến  những mô hình sản xuất hiệu quả có, nhưng cũng không phải không có thất bại. Chính vì thế, là giám thị, anh luôn đau đáu tìm các giải pháp để công tác quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo và tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân, cũng như thi hành các biện pháp tư pháp ngày càng hiệu quả.

Từ thực tiễn công tác thời gian qua, theo Đại tá Trần Đức Phong, việc đề xuất thí điểm mô hình tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam là rất cần thiết, thể hiện tính ưu việt và nhân đạo, giúp cho phạm nhân tái hòa nhập cộng đồng, giảm tỉ lệ tái phạm tội, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Các chủ trương, chính sách nêu trên là cơ sở chính trị, pháp lý quan trọng định hướng cho việc nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về thi hành án phạt tù trong thời gian tới theo hướng tăng cường hiệu quả công tác giáo dục, cải tạo, tái hòa nhập cộng đồng cho người bị kết án phạt tù và bảo đảm sự tham gia của xã hội trong việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng cho người bị kết án phạt tù.

Mong khó khăn được tháo gỡ

Theo Thượng tá Nguyễn Đức Phương, Giám thị Trại giam Vĩnh Quang, một trong những nhiệm vụ quan trọng của lực lượng Cảnh sát quản lý trại giam, ngoài quản lý giam giữ là tổ chức giáo dục và thực hiện chế độ chính sách; tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân. Tuy nhiên, đến hiện tại, thực trạng của Trại giam Vĩnh Quang cũng như đa số các trại giam mới chỉ thực hiện được nhiệm vụ tổ chức lao động cho phạm nhân, còn công tác hướng nghiệp, dạy nghề để phục vụ sau này cho các phạm nhân đủ điều kiện và tạo thuận lợi cho họ tái hòa nhập cộng đồng, tránh các hành vi phạm tội do không có việc làm, còn là vấn đề rất khó khăn.

Thượng tá Nguyễn Đức Phương lý giải, để hướng nghiệp, dạy nghề cho các phạm nhân, những nghề sau này để phạm nhân có thể kiếm được việc làm khi hết án thì cần phải lựa chọn nghề phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội bên ngoài và đòi hỏi đầu tư một cơ sở vật chất với kinh phí rất lớn. Trong tình hình hiện nay, với nguồn kinh phí rất hạn hẹn của ngân sách nhà nước đầu tư cho vấn đề này thì hiện tại, chúng tôi mới chỉ dừng lại ở mức tổ chức lao động cho phạm nhân, lấy lao động làm thước đo để đánh giá quá trình chấp hành án. Còn công tác hướng nghiệp, dạy nghề, thật sự là chúng tôi chưa làm được. Quy định pháp luật cho phép trại giam được liên kết với các tổ chức, cá nhân bên ngoài để cùng tổ chức hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân, nhưng nếu chỉ tổ chức trên phần đất của trại giam được giao quản lý với các doanh nghiệp thì các doanh nghiệp rất khó đầu tư một số tiền rất lớn vào xây dựng cơ sở vật chất trên đất của các trại giam vì sợ rủi ro.

"Hiện tại, chúng tôi chỉ chọn được những nghề giá trị ngày công rất thấp, người dân bình thường bên ngoài ít làm. Ví dụ như phân loại rác công nghiệp, đan mây, đan bèo, những nghề mà ngoài xã hội bà con nông dân chỉ tận dụng làm khi nông nhàn. Do giá trị ngày công thấp nên chế độ chính sách để bù đắp lại cho các phạm nhân lao động theo quy định của Nhà nước cũng không đáng gì và phần đầu tư trở lại để phục vụ công tác tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhâncũng rất thấp" - anh chia sẻ.

Ở Trại giam Vĩnh Quang, có 4 phân trại, số nhà xưởng được trích lại từ nguồn lao động đầu tư trở lại chỉ được gần 7, 8 nhà xưởng, không đáp ứng được nhu cầu về tổ chức lao động, và cũng không kêu gọi được những doanh nghiệp có những nghề có thể đào tạo để hướng nghiệp, tạo việc làm cho phạm nhân sau này khi ra ngoài xã hội. Muốn để phạm nhân có chứng chỉ nghề, có công ăn việc làm ngay khi hết án, để phạm nhân tái hòa nhập cộng đồng, không phạm tội nữa thì đòi hỏi phải có sự chung tay của cả xã hội, của các tập thể, các tổ chức cá nhân bên ngoài có tiềm lực, chung tay cùng với nhà nước, với các cơ sở trại giam thì chúng ta mới thực hiện được.

Những năm trước, theo chỉ đạo của lãnh đạo Cục, Trại giam Vĩnh Quang đã triển khai liên kết với các tổ chức bên ngoài để đưa những phạm nhân có đủ điều kiện về công tác quản lý ra nơi có trụ sở của doanh nghiệp để liên kết phối hợp với doanh nghiệp tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân.

Mô hình này, theo Thượng tá Nguyễn Đức Phương, đã đạt hiệu quả cao, tháo gỡ được khó khăn cho trại giam trong công tác tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề, tái hoà nhập cộng đồng cho các phạm nhân.

Bên cạnh đó, tháo gỡ khó khăn cho kinh phí của nhà nước khi doanh nghiệp tự đầu tư về cơ sở vật chất. Ngoài ra, trong quá trình phạm nhân ra lao động, hướng nghiệp tại doanh nghiệp, phạm nhân sẽ được hưởng nhiều hơn, có thêm nguồn bồi dưỡng, tái tạo sức lao động, đời sống cũng vì thế được nâng lên, tư tưởng phạm nhân cũng rất thoải mái. Phạm nhân cũng vì thế tự tin hơn, sau này khi hết án, họ có sẵn một cái nghề kiếm sống - Thượng tá Nguyễn Đức Phương chia sẻ rất tâm huyết nỗi niềm của một cán bộ công tác tại lĩnh vực quản lý trại giam nhiều năm.

Thượng tá Nguyễn Đức Phương, Giám thị Trại giam Vĩnh Quang: "Điều quan trọng là những doanh nghiệp liên kết, hợp tác với trại giam trong tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam cam kết, các phạm nhân sau khi hết án, đã được đào tạo nghề ở cơ sở của họ, nếu có nhu cầu làm việc tại doanh nghiệp, họ sẵn sàng nhận lại. Thực tế bây giờ, công dân bên ngoài, tốt nghiệp các trường đại học, trung cấp kiếm công ăn việc làm còn khó… Ở đây, do doanh nghiệp chung tay với trại giam, trong quá trình đào tạo nghề cho phạm nhân, họ thấy được quá trình phạm nhân chuyển biến về nhận thức, tư tưởng, mong muốn hoàn lương thì mới dám nhận. Cái đó đã tháo gỡ cho chúng tôi rất nhiều trong công tác tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân"

Xuân Trường

Cơn bão số 3 (Yagi) đầu tháng 9 vừa qua đã gây hậu quả nặng nề tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là khu vực miền núi. Ngay khi bão lũ chưa tan hết, thực hiện lời kêu gọi của Tổng Bí thư Tô Lâm và chỉ đạo của Bộ trưởng Lương Tam Quang, Báo CAND đã phát động, kêu gọi bạn đọc, các nhà hảo tâm chung tay ủng hộ đồng bào, nhằm sớm ổn định đời sống và sản xuất của người dân.

Ngày 6/11, Công an quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, cho biết sau quá trình điều tra từ tháng 3/2024 đến nay, đơn vị đã phối hợp cùng Phòng Cảnh sát ĐTTP về ma túy Công an TP Hồ Chí Minh và các địa phương triệt phá đường dây buôn bán ma túy từ Campuchia về Việt Nam do đối tượng Sỳ Bảo Nguyên cầm đầu. Đồng thời, bắt giữ các đối tượng có liên quan, thu giữ lượng ma túy khoảng hơn 15kg (bao gồm thuốc lắc, ketamine, ma túy đá) và một số tài sản khác là tang vật của vụ án.

Ngày 6/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Kim Hoàn, Trưởng phòng Quản lý cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng và phát triển hạ tầng giao thông thuộc Sở Giao thông Vận tải tỉnh, để điều tra về hành vi lừa đảo và sử dụng giấy tờ giả.

Ngày 6/11, lực lượng chức năng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang khám nghiệm hiện trường điều tra nguyên nhân vụ cháy nhà xảy ra tại căn nhà trong hẻm 136 đường Bạch Đằng, phường 5, TP Vũng Tàu, làm 2 cháu nhỏ tử vong.

Sau thời gian nỗ lực giải cứu, lực lượng cứu nạn đã đưa được anh Phùng Đình Dự (SN 1988; trú tại xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, Hà Nội) là chủ phương tiện bị tai nạn ra khỏi cabin; phối hợp với Trung tâm y tế và Công an xã Cò Nòi (huyện Mai Sơn, Sơn La) tiến hành sơ cấp cứu và di chuyển nạn nhân đến Bệnh viện đa khoa Mai Sơn, tỉnh Sơn La.

Thảm họa về ma túy quá khủng khiếp và nguy cơ hiện hữu về vấn nạn này luôn chực chờ cả bên trong và bên ngoài khu vực lãnh thổ Việt Nam. Dù đã có nhiều kết quả song công tác quản lý, giảm nguồn cầu vẫn gặp nhiều khó khăn phần lớn do vướng cơ chế. Chính vì vậy, yêu cầu phải đổi mới, nâng cao hơn nữa các cấp độ phòng, chống ma túy trong giai đoạn mới đặt ra hết sức cấp thiết.

Các điểm bầu cử nhỏ ở một số hạt thuộc bang Indiana và Kentucky là những nơi đầu tiên kết thúc bỏ phiếu trên toàn quốc vào 18h ngày 5/11 (giờ địa phương). Những kết quả đầu tiên của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ sớm xuất hiện.

Trong vụ “đại án” liên quan đến Trương Mỹ Lan và hệ sinh thái của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP) ở TP Hồ Chí Minh, số lượng tài sản của các bị can, bị cáo và các tổ chức, cá nhân liên quan được các cơ quan tố tụng phong tỏa, ngăn chặn, kê biên và thu giữ rất lớn. Việc này không nằm ngoài mục đích nhằm bảo đảm thu hồi triệt để tài sản đã bị Trương Mỹ Lan và đồng phạm chiếm đoạt cho Nhà nước và hoàn trả cho bị hại là người dân, doanh nghiệp.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文