Bản lĩnh người lính phòng, chống “giặc lửa” ở Bình Phước

09:02 06/10/2021

Thượng tá Nguyễn Văn Vịnh, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an tỉnh Bình Phước cho biết, công tác giáo dục bản lĩnh chính trị, tinh thần chiến đấu, gan dạ, dũng cảm, không sợ hy sinh, sẵn sàng bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân luôn được lãnh đạo đơn vị đặc biệt quan tâm.

“Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu”, những người lính cứu hỏa hiểu điều đó hơn ai hết, bởi họ biết rằng khi lao vào đám cháy hoặc dòng nước xiết, đối diện với nguy hiểm, chạy đua với thời gian, để giành lại tính mạng, tài sản của người dân, ngoài sức khoẻ còn đòi hỏi cá nhân mỗi người lính phải có kỹ năng, chiến thuật chữa cháy và CNCH tốt.

Đại uý Dương Ngọc Toàn, Đội trưởng đội 3, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an tỉnh Bình Phước cho biết: “Để huấn luyện tâm lý cho cán bộ chiến sỹ (CBCS), chúng tôi thường xuyên tổ chức huấn luyện nghiệp vụ, sử dụng thành thạo những phương tiện, cũng như các trang thiết bị trên xe chữa cháy, huấn luyện về thể lực, tâm lý cho CBCS. Khi vào trong đám cháy thì sử dụng các trang thiết bị chữa cháy chính xác, hiệu quả và đảm bảo rằng đám cháy được chữa nhanh nhất, cứu được nhiều người và tài sản nhất”.

CBCS Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an tỉnh Bình Phước chữa cháy xe bồn chở xăng dầu xảy ra ngày 10/9/2021 tại xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng.

Kể từ ngày tái lập tỉnh Bình Phước đến nay, đơn vị đã huy động 1.584 lượt phương tiện, dụng cụ khác cùng 7.448 lượt CBCS tham gia chữa cháy kịp thời, hiệu quả 464 vụ cháy, 54 vụ cứu nạn cứu hộ, góp phần bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, ước tính tài sản cứu được hàng ngàn tỷ đồng.

Trong những năm qua, đơn vị đã phối hợp mở 1.095 lớp tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức PCCC và CNCH, huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho 39.579 lượt người tham gia. Tổ chức cho 25.450 hộ, sạp ở các chợ, trung tâm thương mại, cơ sở sản xuất kinh doanh ký cam kết đảm bảo an toàn PCCC.

Song song với công tác tuyên truyền, hướng dẫn nghiệp vụ thì công tác kiểm tra nhằm phát hiện, chấn chỉnh những thiếu sót, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm có ý nghĩa hết sức quan trọng. Thời gian qua, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH đã kiểm tra, phúc tra việc thực hiện công tác PCCC tại 23.609 cơ sở, lập 1.114 biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt với số tiền hơn 4,8 tỷ đồng nộp kho bạc Nhà nước. Qua công tác kiểm tra, phúc tra, đơn vị đã đưa ra các kiến nghị, giải pháp yêu cầu các cơ sở khắc phục các sai phạm, nhằm chủ động trong công tác phòng ngừa xảy ra cháy nhằm kiềm chế số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra trên địa bàn tỉnh.

Trong công tác cứu nạn cứu hộ, dù gian khổ hiểm nguy, nhưng mỗi người lính PCCC và CNCH, Công an tỉnh luôn nêu cao tinh thần “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, sẵn sàng xả thân để hoàn thành nhiệm vụ.

Điển hình là chuyến tìm kiếm và trục vớt thi thể nạn nhân bị đuối nước ở xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập vào ngày 10/10/2020. Khi tiếp cận, hiện trường rất hiểm trở, lòng suối sâu, nước chảy siết, xung quanh nhiều cây cỏ, cản trở cho việc triển khai đội hình tìm kiếm nạn nhân.

Trung uý Phạm Văn Huấn, cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an tỉnh Bình Phước nhớ lại: “Chứng kiến sự mất mát, đau thương của người nhà nạn nhân thì trong đầu chúng tôi chỉ suy nghĩ là phải làm sao tìm thấy thi thể nạn nhân nhanh nhất để bàn giao cho người nhà. Khi xuống nước triển khai đội hình, chúng tôi mới cảm nhận rõ được sức nước chảy mạnh và xiết như thế nào, rất khó xác định phương hướng để di chuyển, nhưng sau một thời gian làm việc, chúng tôi quen dần. Bằng nỗ lực hết mình và quyết tâm không bao giờ bỏ cuộc, sau hơn 2 ngày thì chúng tôi đã tiếp cận được nạn nhân và tiến hành trục vớt, bàn giao cho người nhà”.

Trung Sinh

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Một cây cầu nối hai tiểu bang ở phía Bắc và Đông Bắc Brazil đã bị sập ngày 22/12 (giờ địa phương) khi các phương tiện đang băng qua, khiến ít nhất một người tử vong và làm đổ axit sunfuric vào sông Tocantins.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

Kinh tế toàn cầu trong năm 2024 đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kinh ngạc trước một loạt thách thức lớn. Từ những căng thẳng địa chính trị kéo dài ở Ukraine và Trung Đông, cho đến những vấn đề nội tại như lạm phát và bất ổn thị trường lao động, bức tranh kinh tế thế giới mang đến cả những tín hiệu tích cực lẫn bài học quý giá. Các nền kinh tế lớn và mới nổi đều tìm cách vượt qua nghịch cảnh, tạo động lực để tiếp tục tiến lên trong bối cảnh biến động không ngừng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文