Cách làm hay từ việc vận động thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

09:20 30/09/2022

Thời gian qua, lực lượng Công an các xã, thị trấn của huyện miền núi Nam Đông (Thừa Thiên-Huế) đã có những cách làm hay trong việc vận động người dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (VK, VLN, CCHT), qua đó tạo được sự lan tỏa và đạt hiệu quả cao…

Trên địa bàn huyện Nam Đông hiện có khoảng 50% người dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Do ảnh hưởng của tập quán và thói quen lâu đời nên nhiều người DTTS thường sử dụng vũ khí tự chế trong săn bắn, bảo vệ mùa màng, nương rẫy; đặc biệt tại những xã, bản vùng sâu, vùng xa. Hơn 3 năm trở lại đây, từ khi Công an chính quy về cơ sở, với những cách làm sáng tạo, hàng trăm người dân ở huyện Nam Đông đã tự giác đến cơ quan Công an để giao nộp nhiều VK, VLN, CCHT. Và, Công an huyện Nam Đông là một trong những đơn vị điển hình trong việc vận động thu hồi VK, VLN, CCHT của tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Người dân xã Hương Hữu tự nguyện giao nộp cho Công an xã nhiều súng tự chế.

Vượt núi rừng Trường Sơn vào một ngày cuối tháng 9/2022, chúng tôi đến xã Hương Hữu (Nam Đông), địa bàn có những cách làm sáng tạo trong việc vận động thu hồi VK, VLN, CCHT của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Xã Hương Hữu có hơn 800 hộ dân với 3.300 nhân khẩu, chiếm đa số là đồng bào DTTS Cơ Tu.

Trung tá Nguyễn Duy Tân, Trưởng Công an xã Hương Hữu cho biết, bằng các biện pháp nghiệp vụ và qua bám sát địa bàn, Công an xã phát hiện, nhiều người dân có tàng trữ, sử dụng các loại súng quân dụng, súng hơi để săn bắt thú rừng. Thực trạng này đã phần nào ảnh hưởng đến tình hình ANTT ở địa bàn.

Trước tình hình đó, thông qua các buổi họp thôn, Công an xã là lực lượng nòng cốt phối hợp với chính quyền, các đoàn thể của xã tổ chức tuyên truyền cho người dân hiểu được việc tàng trữ VK, VLN, CCHT là hành vi vi phạm pháp luật; sau đó, cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Công an xã đã làm gần 1.000 bản cam kết với nội dung không được tàng trữ VK, VLN, CCHT và đưa đến tận nhà của từng nhà hộ dân để yêu cầu ký vào bản cam kết.

Đồng thời, phối hợp với các già làng, trưởng bản, người có uy tín - vốn là những người am hiểu phong tục tập quán và họ biết rõ những ai trong làng có tàng trữ VK, VLN, CCHT để cùng vận động, tuyên truyền. Với cách làm này, nhiều người dân ở xã Hương Hữu đã lần lượt tự nguyện đưa các loại VK, VLN, CCHT đến giao nộp tại Công an xã ngày càng nhiều.

Anh Nguyễn Văn Ban (SN 1978, trú thôn 5, xã Hương Hữu) là một trong số người dân vừa đến Công an xã Hương Hữu để giao nộp 1 khẩu súng quân dụng CKC. Anh Ban cho biết, khẩu súng quân dụng mà anh có được là do bố anh để lại, còn về nguồn gốc thì anh không rõ. Sau một thời gian dài tàng trữ khẩu súng quân dụng CKC này, khi được CBCS Công an xã đến nhà để tuyên truyền, anh mới hiểu, việc tàng trữ súng là nguy hiểm nên tự nguyện đem đến giao nộp cho cơ quan Công an.

Tương tự, mới đây, ông Phan Văn Ngòi (SN 1954, trú thôn 3, xã Hương Hữu) cũng đem 1 khẩu súng quân dụng CKC đến nộp cho Công an xã Hương Hữu. Trò chuyện với chúng tôi, ông Ngòi chia sẻ, trước đây ông tham gia dân quân và được cấp súng quân dụng nên nhiều năm qua ông đã cất giữ như một vật kỷ niệm. Khi được CBCS Công an xã giải thích, tuyên truyền tác hại của việc tàng trữ súng trong nhà, ông đã tự nguyện đưa súng đến giao nộp cho cơ quan Công an. Ngoài ra, ông cũng đã đi vận động một số người trong thôn nên đưa súng, đạn đến Công an nộp vì việc tàng trữ là vi phạm pháp luật.

Hơn 3 năm qua, già làng Nguyễn Hồng Hương ở thôn 6 (xã Hương Hữu) đã phối hợp với lực lượng Công an xã vận động một số người dân thường hay săn bắn thú rừng đến Công an xã nộp nhiều súng hơi, súng quân dụng. Kể từ khi Công an chính quy về xã Hương Hữu, đã có hàng chục người dân đến Công an xã để nộp 29 khẩu súng tự chế, 1 quả đạn M79, 2 khẩu súng quân dụng CKC, 2 nòng súng bắn đạn thể thao, hàng chục viên đạn.

Tại các xã Thượng Hữu, Thượng Long, Thượng Quảng cũng là những địa bàn nằm sát bìa rừng nên tình trạng người dân sử dụng súng tự chế săn bắn thú rừng vẫn còn diễn ra. CBCS Công an các xã này đã ngày, đêm vượt đèo, lội suối đi đến từng gia đình để tuyên truyền về tác hại của việc tàng trữ VK, VLN, CCHT. Kết quả, người dân đã giao nộp hàng chục khẩu súng các loại.

Thượng tá Nguyễn Nam Sinh, Trưởng Công an huyện Nam Đông cho biết, với đặc điểm địa bàn miền núi, để thực hiện hiệu quả chỉ đạo của Ban Giám đốc Công an tỉnh trong việc tuyên truyền, thu hồi VK, VLN, CCHT; Công an huyện đã thường xuyên đến các xã vùng sâu, vùng xa, nhất là vùng đồng bào dân tộc, vùng giáp ranh có thói quen săn bắn, tổ chức tuyên truyền sâu rộng cho bà con nhân dân trên địa bàn, những quy định của pháp luật trên lĩnh vực này.

Đặc biệt, vận động người có uy tín trong dòng họ, già làng, trưởng bản phối hợp với Công an trong việc tuyên truyền vận động; tổ chức cho cán bộ, đảng viên, các cộng đồng dân cư ký cam kết không mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép VK, VLN, CCHT. Từ đó giúp người dân nâng cao ý thức trong công tác tự nguyện giao nộp các loại súng còn cất giấu cho cơ quan Công an.

Từ năm 2020 đến nay, đã có hơn gần 200 người dân đến Công an các xã giao nộp hơn 200 súng tự chế, trong đó có nhiều loại súng thể thao quốc phòng, súng quân dụng… cùng hàng trăm viên đạn cùng nhiều vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

Theo Thượng tá Hoàng Thị Mai, Trưởng Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế, thời gian qua, đơn vị đã chủ động tham mưu, xây dựng kế hoạch triển khai sâu rộng, toàn diện từ tỉnh đến cơ sở. Đặc biệt, chú trọng phát động phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, huy động sức mạnh hệ thống chính trị vào công tác tuyên truyền, vận động thu hồi VK, VLN, CCHT; triển khai các biện pháp nghiệp vụ để đấu tranh, xử lý nghiêm các đối tượng cố tình vi phạm, nhất là hành vi mua bán, sử dụng, tàng trữ trái phép VK, VLN, CCHT, gây ảnh hưởng đến ANTT.

Thời gian tới, Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật về VK, VLN, CCHT. Trong đó, tập trung chỉ đạo Công an các đơn vị địa phương, đặc biệt là 2 huyện miền núi Nam Đông và A Lưới tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện tốt Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT; phòng, chống tội phạm công nghệ cao, tội phạm lợi dụng mạng xã hội, dịch vụ bưu chính… để hướng dẫn, chế tạo, sử dụng, mua bán, vận chuyển VK, VLN, CCHT trái phép; tập trung đẩy mạnh thu hồi triệt để VK, VLN, CCHT và pháo còn tồn đọng ngoài xã hội.

Hải Lan

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

Ngày 1/5, Công an TP Cần Thơ cho biết, cơ quan điều tra đã bắt giữ đối tượng Võ Chí Cường (SN 1995, ngụ huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) để làm rõ về hành vi giết người và cố ý gây thương tích. Cường bị bắt khi đang lẩn trốn ngoài cánh đồng tại ấp Thới Trung, xã Thới Đông (huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文