Căn cước điện tử - chìa khóa thực hiện Chính phủ số, xã hội số

17:38 25/11/2023

Căn cước điện tử là nội dung được bổ sung tại dự thảo Luật Căn cước so với quy định của Luật Căn cước công dân năm 2014.

Theo Bộ Công an, trong xã hội số, việc định danh, xác thực con người cụ thể trên không gian mạng là yêu cầu cấp thiết. Nhiều nước trên thế giới, nhất là ở các nước phát triển đã và đang đầu tư nhiều nguồn lực để tạo dựng nên hệ thống định danh của quốc gia. Đây cũng là yêu cầu quan trọng trong thực hiện chuyển đổi số ở nước ta.

Do vậy, việc bổ sung quy định trong dự án Luật Căn cước về căn cước điện tử; danh tính điện tử của công dân Việt Nam; kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin trong hệ thống định danh và xác thực điện tử; sử dụng căn cước điện tử là thực sự cần thiết.

Dự thảo Luật Căn cước đã bổ sung quy định về căn cước điện tử so với Luật Căn cước công dân năm 2014. 

Dự thảo Luật đã quy định nhiều nội dung về căn cước điện tử như: Căn cước điện tử; danh tính điện tử của công dân Việt Nam; kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin trong hệ thống định danh và xác thực điện tử; sử dụng căn cước điện tử; khóa, mở khóa căn cước điện tử. Đồng thời, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật cũng đã chỉnh lý, bổ sung quy định rõ về thông tin trong căn cước điện tử, thẩm quyền cấp căn cước điện tử, giá trị sử dụng của căn cước điện tử… cho rõ ràng, đầy đủ.

Ở nước ta hiện nay đang có tổng số thuê bao điện thoại được đăng ký và đang hoạt động trên toàn quốc là hơn 140 triệu, trong đó thuê bao di động chiếm 93,3%. Hệ thống internet đã phủ sóng trên 99,7% số thôn trên toàn quốc. Hệ thống cáp quang đã triển khai tới tất cả các xã, phường, thị trấn, trường học và 91% thôn bản.

Vùng phủ 3G/4G đã lên tới 95% dân số đưa Việt Nam tiệm cận mức phổ cập internet cao nhất, tương đương với những quốc gia phát triển. Như vậy, việc thực hiện giao dịch điện tử, thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử sẽ ngày càng phổ biến ở nước ta.

Có thể nói căn cước điện tử chính là chìa khóa để thực hiện Chính phủ số, xã hội số.

Nguyễn Hương

Ngày 3/7, Bộ Công an có Công điện số 03/CĐ-BCĐ yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị: Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động; Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Cục CSGT; Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng; Cục Truyền thông CAND và Ban Chỉ huy ƯPT Công an các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên, Lạng Sơn về việc chủ động ứng phó với đợt mưa lớn tại khu vực Bắc Bộ.

Nhân dịp tham gia Đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Hàn Quốc, từ ngày 30/6-3/7, Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an Việt Nam đã tới thăm, làm việc với một số cơ quan thực thi pháp luật Hàn Quốc.

Sau khi kiểm tra thực tế tại trại chăn nuôi lợn công nghệ cao của Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina (xây dựng trên địa bàn xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá), ông Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu đình chỉ hoạt động trại chăn nuôi lợn để làm rõ nguyên nhân phát sinh, khi nào đảm bảo các điều kiện mới cấp phép trở lại.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文