Cảnh sát đặc nhiệm - “Quả đấm thép” của lực lượng CAND

18:07 18/08/2024

Những chiến công của lực lượng Cảnh sát đặc nhiệm qua năm tháng là không thể kể hết nhưng khi nhắc đến họ, người dân đều cảm thấy thán phục, còn tội phạm thì sợ hãi, khiếp đảm. Cảnh sát đặc nhiệm được ví như “quả đấm thép” của CAND Việt Nam, ngăn chặn kịp thời các mối đe dọa, bảo vệ an toàn cho người dân và giữ vững trật tự xã hội.

Trong cái nắng nóng gay gắt của mùa hè, hơn 100 chiến sĩ Cảnh sát đặc nhiệm (CSĐN) được tuyển chọn từ 3 đoàn CSĐN số 1, số 2 và 3 (Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an) vẫn miệt mài trên thao trường, hoàn thiện từng kỹ năng nghiệp vụ, kỹ chiến thuật nhằm nâng cao sức chiến đấu, cơ động nhanh để thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn, trấn áp kịp thời các loại tội phạm khủng bố, bắt cóc con tin, phối hợp truy bắt các đối tượng phạm tội nguy hiểm theo lệnh của Bộ trưởng Bộ Công an và Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động.

Thiếu tướng Lê Ngọc Châu, Tư lệnh Cảnh sát cơ động chỉ đạo cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát đặc nhiệm tham gia huấn luyện, diễn tập nêu cao tinh thần khắc phục khó khăn, chấp hành nghiêm quy định, kỷ luật thao trường, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trong số các lực lượng chiến đấu chủ chốt của CAND, CSĐN được đánh giá là tinh nhuệ, mũi nhọn, hiện đại bậc nhất hiện nay. Những chiến công của lực lượng CSĐN qua năm tháng là không thể kể hết nhưng khi nhắc đến họ, người dân đều cảm thấy thán phục, còn tội phạm thì sợ hãi, khiếp đảm. CSĐN được ví như “quả đấm thép” của CAND Việt Nam, ngăn chặn kịp thời các mối đe dọa, bảo vệ an toàn cho người dân và giữ vững trật tự xã hội.

Cảnh sát đặc nhiệm thực hiện những nhiệm vụ phức tạp, có độ nguy hiểm cao.
Đu dây đột nhập, tấn công tội phạm ở nhà cao tầng là nội dung huấn luyện đòi hỏi sự khéo léo, bản lĩnh và phối hợp tác chiến nhịp nhàng giữa các thành viên trong đội.

Lực lượng CSĐN đã được xây dựng và phát triển mạnh mẽ trong suốt nhiều năm qua, được trang bị và huấn luyện để đối phó với các tình huống nguy hiểm, phức tạp nhất, từ việc trấn áp tội phạm khủng bố đến việc giải cứu con tin. Điều này không chỉ đòi hỏi kỹ năng chiến đấu cao, mà còn yêu cầu lòng dũng cảm và bản lĩnh chính trị vững vàng.

Họ là những chiến sĩ đặc biệt tinh nhuệ, mũi nhọn hàng đầu của Bộ Công an, được huấn luyện đặc biệt về thể lực, kỹ chiến thuật, võ thuật, được trang bị hiện đại để thực hiện những nhiệm vụ phức tạp, có độ nguy hiểm cao, những chuyên án mang tính chất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.

Các chiến sĩ Cảnh sát đặc nhiệm được đào tạo võ thuật từ cơ bản đến nâng cao, và việc tinh thông võ thuật đặc nhiệm là yêu cầu bắt buộc.
Cảnh sát đặc nhiệm là lực lượng được tuyển chọn vô cùng khắt khe, ngoài yêu cầu về sức khoẻ thì mỗi chiến sĩ phải có bản lĩnh, tư tưởng chính trị vững vàng.
Trong nội dung mật phục đánh bắt tội phạm, các chiến sĩ phải bất động hàng tiếng đồng hồ trong mọi điều kiện thời tiết.
Lực lượng Cảnh sát đặc nhiệm của Bộ Công an được trang bị hiện đại gồm các loại súng ngắn, tiểu liên, bắn tỉa tiên tiến nhất hiện nay.
Cảnh sát đặc nhiệm là lực lượng chiến đấu tinh nhuệ của CAND Việt Nam, được huấn luyện nhằm đối phó với các tình huống đấu tranh tội phạm phức tạp, đòi hỏi bản lĩnh, thiện chiến.

Trao đổi với phóng viên Báo CAND, Thượng tá Khưu Thanh Triều – Phó Đoàn trưởng Đoàn CSĐN số 2 cho biết, lịch sinh hoạt, huấn luyện của cán bộ, chiến sĩ trong suốt những ngày ở trung tâm là bất di bất dịch, sáng bắt đầu từ 5 giờ và kết thúc lúc 22 giờ đêm bao gồm các nội dung huấn luyện như: mỗi chiến sĩ phải chạy từ 6-8km hàng ngày sau đó thực hiện 10 nội dung huấn luyện chuyên sâu như khắc phục vật cản, trấn áp tội phạm trong nhà cao tầng, kỹ thuật bơi, đu dây rồi cứu hộ cứu nạn trên sông nước, hành quân tác chiến đêm trong rừng…

Phong Sơn

Những ngày này, đường phố, giao thông Hà Nội đang bị đảo lộn do một số tuyến đường bị ngập sâu trong nước. Tuy nhiên, các lực lượng chức năng luôn ứng trực giúp người dân đi lại được thuận tiện, an toàn.

Việc tìm kiếm người mất tích tại 2 điểm sạt lở đất gây thương vong lớn tại xóm Bản Cái, thôn Nậm Tông và khu Nhà điều hành Thủy điện Đông Nam Á - Nậm Lúc vẫn đang được gấp rút thực hiện với 350 người trực tiếp tham gia, trong đó có hơn 100 CBCS công an.

Trưa 12/9, chúng tôi có mặt tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai. Tại các khoa điều trị, những người dân vô cùng may mắn đã sống sót sau cơn lũ dữ ở thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai đang được điều trị tích cực. Nỗi bàng hoàng, đau đớn vẫn vương trên những gương mặt thất thần…

Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), các địa phương thống kê thiệt hại đến 12h30 ngày 12/9, bão số 3 và mưa lũ do hoàn lưu bão khiến 327 người chết, mất tích (199 người chết, 128 người mất tích), 807 người bị thương.

Để đưa thi thể nạn nhân về huyện Nguyên Bình bàn giao an toàn cho gia đình, CBCS Công an huyện Bảo Lạc phải trực tiếp đi bộ hơn 20km, khiêng thi thể vượt qua nhiều tuyến đường nguy hiểm, do quãng đường di chuyển từ Bảo Lạc sang Nguyên Bình đang bị ách tắc nghiêm trọng vì đất đá sạt lở và mưa lũ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文