Cảnh sát giao thông Công an TP Hà Nội: Kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trên mọi nẻo đường

09:13 27/12/2021

Từ cửa ngõ Thủ đô đến trụ sở tiếp người dân, chỉ cần giơ điện thoại, sau vài giây quét mã, người dân đã có thể khai báo y tế xong. Nhờ sự thay đổi trong chiến lược chống dịch thích ứng an toàn, linh hoạt, nhờ ứng dụng công nghệ sáng tạo, khẩn trương mà lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội có thể giảm tiếp xúc trực tiếp, giảm cán bộ túc trực tại nhiều điểm chốt, dành lực lượng tập trung hướng dẫn, phân luồng cũng như xử lý vi phạm trên nhiều tuyến đường dịp cuối năm. 

Thay vì phải kê khai thủ công bằng giấy hoặc quét mã qua tờ giấy dán trên tường ở các lối ra vào trụ sở làm việc của CSGT Hà Nội, từ đầu tháng 12/2021, hành khách chỉ cần sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chíp hoặc điện thoại thông minh có cài App PC- COVID hoặc VNEID của Bộ Công an quét qua camera là khai báo y tế nhanh chóng, thuận tiện. Chính sự mới mẻ này đã giúp người dân thuận lợi hơn khi đến làm việc tại một số trụ sở của CSGT Hà Nội trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp.

CSGT Công an TP Hà Nội hướng dẫn người dân quét mã QR tại các ga tàu điện trên cao. Ảnh CTV: P.K

Chị Thu Giang, nhân viên một đại lý bán xe máy tại quận Hoàn Kiếm cho hay: “Hầu như tuần nào tôi cũng đến trụ sở CSGT vài lần để hỗ trợ khách mua xe máy làm thủ tục đăng ký xe. Trước kia, cứ vào cổng là thấy cán bộ CSGT đứng đo thân nhiệt rồi nhắc nhở quét mã khai báo y tế. Có lần điện thoại hết pin, tôi còn phải khai báo thủ công bằng giấy. Từ hôm trụ sở làm việc được lắp máy quét ngay cổng ra vào, CSGT không cần đứng chốt và người dân cũng thấy thuận lợi hơn rất nhiều, có thể dùng chính thẻ căn cước công dân (CCCD) để khai báo. Tôi mong nhiều cơ quan, đoàn thể khác cũng lắp máy này, người dân đến làm việc sẽ giảm tiếp xúc trực tiếp chỗ đông người ”, chị Giang bày tỏ.

Thống kê, từ đầu tháng 12/2021 đến nay, đã có 14 máy quét QR Code tự động với hơn 7.551.000 lượt người tham gia. Trong số này, Phòng CSGT Hà Nội tiến hành đặt 3 máy tại trụ sở Phòng CSGT (86 Lý Thường Kiệt); trụ sở Đội CSGT số 1 (số 3 Trần Nhật Duật); trụ sở Đội CSGT số 3 và Cơ sở đăng ký xe số 2 (1234 đường Láng) với số lượt quét là gần 10.000 lượt.

Theo Công an TP Hà Nội, đây là các thiết bị được Bộ Công an phối hợp với Công an TP Hà Nội cùng các đơn vị chức năng sử dụng ứng dụng trên CCCD gắn chíp và phần mềm VNEID để kiểm soát phòng, chống dịch bệnh. Những thông tin từ dữ liệu CCCD được hiển thị trên máy quét bảo đảm độ chính xác tuyệt đối, bởi các dữ liệu tiêm chủng, xét nghiệm, liên quan đến hiện trạng sức khỏe của người dân đã được tích hợp vào thẻ CCCD cũng như các phần mềm quản lý phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Công an và Chính phủ. Là một trong những người đầu tiên sử dụng máy quét QR Code được trang bị, Đại tá Dương Đức Hải, Trưởng phòng CSGT cho biết: “Ngoài những tiện ích trong công tác giám sát lịch trình đi lại của công dân, những thiết bị này sẽ góp phần để Phòng CSGT điểm danh cán bộ, chiến sĩ và sẽ được triển khai tại tất cả đơn vị trong thời gian tới”.

Các thiết bị máy quét trên được nạp sẵn tài khoản 4G có thể sử dụng trong 3 tháng, khi hết lưu lượng đơn vị dùng nạp tiền vào tài khoản để sử dụng tiếp. Ngoài ra có thể sử dụng với wifi trong trường hợp sóng 4G yếu. Hiện, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội đã tích hợp rất nhiều trường dữ liệu thông tin của người dân vào CCCD gắn chíp, trong đó có các thông tin về tiêm chủng, xét nghiệm… tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp, cơ quan quản lý thích ứng an toàn trong điều kiện mới.

Cảnh sát giao thông hướng dẫn người dân khai báo qua máy quét tại trụ sở đăng ký xe.

Càng vào những ngày cuối năm, nhu cầu đi lại của người dân càng tăng cao. Vì thế, không chỉ lắp máy quét tại trụ sở làm việc, CSGT còn phối hợp lắp đặt camera quét QRCode ở các bến xe, ga tàu đường sắt đô thị để giúp các Ban quản lý bến xe cũng như cơ quan chức năng nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch, dễ dàng truy vết, xác minh các trường hợp nghi vấn về dịch bệnh.

Bên cạnh đó, từ ngày 16/12/2021, thực hiện kế hoạch cao điểm xử lý vi phạm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán 2022, các Đội CSGT phụ trách địa bàn đã triển khai nhiều tổ công tác tập trung xử lý các lỗi vi phạm nồng độ cồn, vi phạm tín hiệu đèn, vi phạm dừng đỗ gây cản trở giao thông…, quá trình xử lý linh hoạt không để ùn tắc và tuân thủ các quy định phòng chống dịch. Theo Phòng CSGT, từ ngày ra quân đến nay, các lực lượng chức năng đã xử lý hơn 5.000 trường hợp vi phạm, tạm giữ hàng trăm phương tiện, hàng nghìn bộ giấy tờ, tước hơn 200 giấy phép lái xe…

Từ ngày 14/7/2021 đến khi Hà Nội kết thúc giãn cách, tại 23 chốt kiểm soát dịch bệnh tại các cửa ngõ ra, vào TP Hà Nội 24/24h, đã có hơn 26.000 lượt cán bộ CSGT tham gia chốt trực. Qua đó đã kiểm soát 1.472.735 lượt phương tiện với 1.893.245 lượt người; yêu cầu 203.083 phương tiện quay đầu, kiểm soát; hướng dẫn cho 3.653.944 phương tiện xe “luồng xanh” qua chốt; tổ chức cho 770.505 lượt người khai báo qua phần mềm có QRCode của Bộ Công an; phát hiện 23 vụ việc, 25 đối tượng có dấu hiệu tội phạm, bàn giao cho cơ quan chức năng điều tra, giải quyết theo quy định.

Phạm Huyền

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Ngày 23/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, liên quan vụ án "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ" xảy ra tại tại Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố thêm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” đối với một số đối tượng.

Ngày 23/12, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã nắm thông tin phản ánh của người thân một nữ bệnh nhân trẻ trên mạng xã hội Facebook về hành vi thiếu chuẩn mực của bác sĩ nam khi siêu âm tuyến giáp, tim và bụng. Sự việc xảy ra tại Phòng khám Đa khoa thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Tư vấn dịch vụ y tế Y Đạo (địa chỉ 46-48 Ngô Quyền, phường 5, quận 10).

Dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 (QL50) đoạn qua địa bàn huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh với chiều dài hơn 6,9km, tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và TP Hồ Chí Minh với mục tiêu giảm ùn tắc giao thông nghiêm trọng trên tuyến nối từ TP Hồ Chí Minh đi Long An, Tiền Giang dù đã được HĐND thành phố thông qua chủ trương đầu tư từ tháng 6/2021, nhưng đến nay nhiều gói thầu xây lắp chính mới đạt tỷ lệ rất thấp…

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文