Cảnh sát kể chuyện chạy đua với tử thần, giải cứu người mắc kẹt giữa 2 vách tường

07:23 02/12/2023

Khoảng 22h ngày 28/11, ông Trần Văn Tư (SN 1949, ngụ trong con hẻm trên đường Xóm Chiếu, phường 13, quận 4, TP Hồ Chí Minh) đang ngồi xem ti vi thì nghe tiếng động mạnh trên mái tôn. Ông Tư đi kiểm tra thì thấy ở trong vách phát ra tiếng rên la, cầu cứu.

Ông Tư cùng người nhà leo lên sân thượng, rọi đèn pin xuống khe hở giữa nhà ông và nhà hàng xóm thì phát hiện một thanh niên lọt thỏm giữa 2 vách tường, ước chừng sâu 10m, 2 tay dang ngang, người trần xước tứa máu. Khe hở giữa 2 nhà rộng khoảng 30cm, các mảng xi măng lồi lõm nhô ra.

Lúc này trong hẻm nhiều người cũng túa ra, bàn nhau về chuyện một thanh niên có biểu hiện bất thường xin vào nhà dân trốn vì bị… bảo vệ dân phố truy đuổi. Mọi người tìm cách cứu người thanh niên này lên nhưng khe hở hẹp, nạn nhân nằm sâu phía dưới bất hợp tác nên người dân liền gọi cứu hộ. Đội cứu nạn cứu hộ thuộc Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an TP Hồ Chí Minh được điều động đến hiện trường phối hợp với Công an quận 4 giải cứu người mắc kẹt. Trung tá Hoàng Hữu Nam, Phó Đội trưởng Đội Công tác chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trực tiếp lên mái nhà nắm tình hình.

Đội cứu hộ phá tường để đưa nạn nhân bị lọt xuống khe hở giữa 2 nhà ra ngoài, sơ cứu và chuyển vào bệnh viện.

Vị trí nạn nhân rơi xuống là khe hở giao nhau của 4 căn nhà. Nạn nhân bên dưới không còn tỉnh táo. Phương án sử dụng dây cứu hộ để kéo nạn nhân ra khỏi khe hẹp bất thành. Phương án phá tường đưa nạn nhân ra ngoài được đưa ra. Vì sự an toàn của người bị nạn, chủ căn nhà cũng đồng ý cho phá tường. Tuy nhiên những bức tường của căn nhà này đã cũ, kết cấu yếu, nếu không có biện pháp chống đổ, nguy cơ công trình bị sập gây thiệt hại lớn về tài sản, nguy hiểm đến tính mạng của người bị mắc kẹt bên trong. Phương án sử dụng dụng cụ giằng, chống được thực hiện gấp rút.

Thời gian chầm chậm trôi qua, lúc này đồng hồ đã chỉ qua ngày mới. Nhiều người dân trong hẻm không ngủ, thức theo dõi quá trình cứu hộ nạn nhân. Trung tá Nam vừa chỉ đạo việc giằng chống vị trí đục tường vừa hô lớn để xác định nạn nhân vẫn còn có thể nói chuyện được. Việc tháo dỡ bức tường xuống cấp được tổ công tác làm tỉ mẫn từng chút. Bởi, chỉ cần tác động mạnh, công trình có nguy cơ sập bất cứ lúc nào.

Hạ sĩ Trần Thiện Hiếu sử dụng búa vừa đập tường, vừa trấn an nạn nhân bên trong. Phải mất gần 2h, tổ công tác mới tạo được một khoảng trống trên bức tường để đủ một người chui ra. Vừa đập tường, Hạ sĩ Hiếu vừa dùng tay còn lại che chắn để các mảnh vụn của bê tông, gạch không văng trúng người, trúng mắt của nạn nhân.

Khi mọi việc hoàn tất, mọi người như trút được gánh nặng, nhưng nạn nhân - vẫn còn la hét được - lại bất hợp tác không chịu cho Đội cứu hộ đưa ra ngoài. Nạn nhân bị trầy xước khắp người, không những không chịu ra, không cho động vào người mà còn luôn mồm buông những lời tục tĩu: "Tao không tin bọn mày, không được động vào người tao!". Trung tá Nam hỏi có ra được không, nạn nhân đáp không ra được vì mệt. Trung tá Nam bảo: "Vậy anh nghỉ ngơi năm, mười phút nữa rồi ra". Nhưng thời gian cứ thế trôi qua, người thanh niên này vẫn bất hợp tác. 

Trung tá Nam đã chỉ đạo anh em đục tường để mở rộng thêm khoảng trống và nhanh chóng tiếp cận kéo thanh niên này ra ngoài. Nạn nhân bị trầy xước, không tỉnh táo, biểu hiện bất thường nên tổ cứu nạn cứu hộ sơ cứu rồi chuyển vào bệnh viện chữa trị sau đó bàn giao cho Công an quận 4. Bước đầu xác định người này dương tính với ma túy. Việc cứu hộ kết thúc khi đồng hồ đã chỉ hơn 2h sáng.

Việc nạn nhân bị rơi vào khe hở giữa 2 bức tường là khá hy hữu. Nạn nhân có thể tử vong bất cứ lúc nào vì thiếu oxy. Các vết thương do va chạm với các mảng xi măng gồ ghề của các bức tường gây mất máu. Nạn nhân thường hoảng loạn nên lực lượng cứu hộ phải tìm nhiều phương án và chọn phương án an toàn nhất.

Hồi tháng 6/2023, chị N.T.T.H. (SN 1991, ngụ đường Ngô Quyền, quận 10) được người dân báo con mèo của chị mất tích 1 tuần trước đang ở khe hở giữa 2 nhà nên đã đội mũ bảo hiểm và lên sân thượng dùng đèn pin soi tìm. Khi thấy thú cưng của mình kêu gào bên dưới, xót ruột, chị H. sử dụng dây dù quấn quanh người rồi cột một đầu vào lan can sân thượng và trèo xuống khe hở. Xuống được vài mét, dây đứt, chị H. bị rơi thẳng xuống phía dưới, cách sân thượng khoảng 20m. Phần đầu không bị ảnh hưởng bởi đã đội mũ bảo hiểm nhưng đầu gối của chị chà xát với những mảng xi măng của 2 bức tường tứa máu.

Chị H. hoảng loạn kêu cứu. Sau khi trấn tĩnh, chị H lấy được điện thoại trong túi quần ra gọi vào số 114. Đại úy Phan Công Hạnh (Đội Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an quận 10) cùng 10 cán bộ, chiến sĩ khác ngay lập tức xuống hiện trường. Mặc dù là trời sáng nhưng đứng trên sân thượng nhìn xuống khe hở giữa 2 căn nhà, mọi người đếu không thấy gì, chỉ đến khi soi đèn pin xuống mới phát hiện ra chị H.

Đầu tiên, tổ công tác phá khung cửa sổ của căn nhà sau đó bơm oxy xuống giúp chị H. đủ oxy để thở. Xác định khe hở này có thể kéo được nạn nhân lên, Đại úy Hạnh đã thả bộ đồ bảo hộ dày xuống dưới để chị H. mặc vào để tránh va chạm. Sau đó, 2 dây đai được thả xuống, một từ trên sân thượng, 1 từ cửa sổ. Đại úy Hạnh nhẫn nại hướng dẫn chị H. cách gắn dây đai vào người.

Khi tín hiệu từ chị H. được truyền lên đảm bảo dây đai đã được gắn đúng cách, 2 tổ công tác bắt đầu thực hiện động tác kéo chị H. lên. Phía trên sân thượng tổ công tác kéo theo từng nhịp nhỏ. Tại vị trí cửa sổ, một tổ công tác khác giữ và kéo sợi dây còn lại để ghìm giữ thân hình chị H. 30 phút trôi qua, chị H. được đưa lên từ vị trí cửa sổ. Nạn nhân vừa thoát khỏi khe hở, Đại úy Hạnh đã nhanh chóng dùng tay bịt vết thương đang chảy máu trên đầu gối chị H. sau đó sơ cứu và chuyển chị H. vào bệnh viện.

"Điều may mắn nhất là lúc đi tìm con mèo, chị H. có mang theo điện thoại. Nếu không gọi điện cầu cứu kịp thời, nạn nhân không được phát hiện thì tính mạng khó bảo toàn", Đại úy Hạnh cho hay.

M.Đức

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm ngày ra số báo đầu tiên (1/11/1946 – 1/11/2024), Báo CAND phát hành ấn phẩm An ninh thế giới số Đặc biệt bao gồm các bài viết hấp dẫn về lực lượng CAND, công tác đảm bảo an ninh trật tự và các vấn đề kinh tế - xã hội lớn của đất nước. Mời độc giả đón đọc. 

Tuần qua, sau khi TAND thành phố Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước” quy định tại Điều 117, Bộ luật Hình sự đối với Đường Văn Thái (HĐXX tuyên phạt Thái 12 năm tù giam, quản chế 3 năm), các thế lực thù địch lại giở chiêu trò tung tin xuyên tạc, chống phá, đánh tráo bản chất vụ việc.

Trong bối cảnh căng thẳng hiện tại, việc tiếp tục duy trì tình trạng xung đột kéo dài không chỉ gây ra tổn thất về kinh tế mà còn làm phức tạp hóa tình hình chính trị trong khu vực. Do đó, vấn đề trung gian hòa giải để chấm dứt hoặc ít nhất là giảm bớt xung đột trở thành ưu tiên hàng đầu đối với các bên liên quan, bao gồm cả cộng đồng quốc tế.

Ngày mai (5/11), nước Mỹ bước vào cuộc tổng tuyển cử năm 2024. Cuộc đua vào Nhà Trắng nhận được sự quan tâm trên hết, cử tri sẽ phải lựa chọn giữa cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris làm người chèo lái “con thuyền nước Mỹ” trong 4 năm tiếp theo.

Trong bối cảnh liên minh cầm quyền của Nhật Bản đánh mất vị thế quá bán tại Hạ viện trong tổng tuyển cử vừa diễn ra mới đây, đồng thời, thời hạn của kỳ họp Quốc hội bất thường mới để bầu chọn thủ tướng đang đến gần, phe đối lập đang gây nhiều áp lực rất lớn đối với Thủ tướng Shigeru Ishiba.

Ngày 3/11, một nguồn thông tin cho hay, Cục Cảnh sát hình sự - Bộ Công an (phía Nam) vừa phối hợp cùng một số đơn vị liên quan, bắt giữ Phạm Đức Bình (tức Bình “Kiểm”; SN 1970, quê Quảng Ninh). Đối tượng này được cho là đại ca giang hồ “nổi tiếng” một thời.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文