Chia sẻ kinh nghiệm trong thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tra tấn

16:53 14/09/2023

Những thông tin, kinh nghiệm thực tiễn được chia sẻ tại cuộc họp sẽ không chỉ hỗ trợ cho phía Lào mà còn cho cả các cơ quan chuyên môn của Việt Nam trong quá trình xây dựng Báo cáo quốc gia về thực thi Công ước CAT định kỳ nói riêng và Báo cáo quốc gia về thực thi các công ước quốc tế về quyền con người nói chung.

Ngày 14/9, tại Hà Nội, Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an đã chủ trì tổ chức cuộc họp chia sẻ kinh nghiệm xây dựng Báo cáo quốc gia lần thứ nhất về thực thi Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (Công ước CAT).

Tham dự cuộc họp có Đoàn đại biểu Ban soạn thảo Báo cáo quốc gia lần thứ nhất của CHDCND Lào về thực thi Công ước CAT do đồng chí Phoukhong Sisoulath, Vụ trưởng Vụ Điều ước và Pháp luật, Bộ Ngoại giao nước CHDCND Lào làm Trưởng đoàn; đại diện các bộ, ngành của Việt Nam.

Quang cảnh cuộc họp.

Công ước CAT là một trong 9 điều ước cốt lõi của LHQ về quyền con người, là văn kiện pháp lý quốc tế đa phương thể hiện ý chí của cộng đồng quốc tế yêu chuộng hoà bình và tiến bộ trên thể giới, kiên quyết loại bỏ hành vi tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục đối với con người vì bất cứ lý do gì ra khỏi đời sống xã hội.

Công ước được Đại hội đồng LHQ thông qua vào ngày 10/12/1984 và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 26/6/1987. Ngày 28/11/2014, tại kỳ họp 8, Quốc hội khóa XII, nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn Công ước.

Việt Nam hoàn tất các thủ tục và nộp văn kiện phê chuẩn cho Tổng Thư ký LHQ vào ngày 5/2/2015 và trở thành quốc gia thành viên thứ 158 của Công ước vào ngày 7/3/2015. Ngay sau đó, ngày 17/3/2023, tức là chỉ sau 10 ngày, Bộ Công an Việt Nam đã tham mưu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 364/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Công ước CAT trên phạm vi toàn quốc, trong đó có nhiệm vụ xây dựng Báo cáo CAT lần thứ nhất và định kỳ.

Cuộc họp đã được nghe rất nhiều nội dung, ý kiến trao đổi giữa các đại biểu.

Thiếu tướng Vũ Ngọc Hùng, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an cho biết, để triển khai nhiệm vụ quan trọng này, Bộ Công an đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành thành lập Ban soạn thảo, Tổ Thư ký xây dựng và hoàn thiện Báo cáo CAT lần thứ nhất; xây dựng dự thảo Đề cương Báo cáo CAT lần thứ nhất và gửi xin ý kiến các bộ, ngành và đơn vị trong ngành có liên quan.

Sau khi hoàn thiện dự thảo đề cương này, Bộ Công an tiếp tục xây dựng dự thảo Báo cáo CAT lần thứ nhất và đã 6 lần gửi xin ý kiến các bộ, ngành và đơn vị trong ngành có liên quan cũng như xin ý kiến của các thành viên Ban soạn thảo.

Trong quá trình xây dựng các bản dự thảo báo cáo, Bộ Công an đã tổ chức nhiều hội thảo với sự hỗ trợ giúp đỡ của Vương quốc Hà Lan, Vương quốc Bỉ và một số đối tác khác để trao đổi kinh nghiệm, lấy ý kiến của các bộ, ngành, đơn vị, các chuyên gia trong nước và quốc tế đối với dự thảo báo cáo cũng như đã xin ý kiến rộng rãi tất cả các tầng lớp nhân dân.

Các đại biểu tập trung trao đổi các nội dung liên quan đến việc triển khai thực hiện Công ước CAT.

Trên cơ sở thống nhất ý kiến của các bộ, ngành, ngày 19/4/2017, Bộ Công an có Tờ trình số 146/TTr-BST báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Báo cáo quốc gia CAT lần thứ nhất.

Sau khi nộp Báo cáo CAT lần thứ nhất lên Ủy ban chống tra tấn, Việt Nam tiếp tục trình bày và bảo vệ các nội dung đã nêu trong Báo cáo CAT lần thứ nhất trực tiếp trước Ủy ban chống tra tấn tại Geneve, Thụy Sĩ vào tháng 11/2018 và nộp Báo cáo CAT giữa kỳ lần thứ nhất vào tháng 10/2020. Theo dự kiến, Việt Nam sẽ nộp Báo cáo CAT lần thứ hai vào tháng 10 hoặc tháng 11/2023.

Đến nay, Việt Nam đã có quá trình 8 năm triển khai thực hiện Công ước CAT và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, được các quốc gia, các tổ chức quốc tế đánh giá cao.

Cuộc họp đã được nghe nhiều nội dung, ý kiến trao đổi giữa các đại biểu của Việt Nam với Đoàn đại biểu Lào về vai trò và chức năng của Ban soạn thảo Báo cáo sơ bộ về Công ước CAT của Việt Nam; về việc thành lập Ban soạn thảo Báo cáo sơ bộ về Công ước CAT của Lào; chia sẻ kết quả tham dự đối thoại mang tính xây dựng giữa Ủy ban chống tra tấn và Phái đoàn Việt Nam tại Geneva.

Các đại biểu tham dự cuộc họp.

Các đại biểu đã tập trung trao đổi các nội dung: quá trình thu thập dữ liệu: phương pháp, các bước chính, công cụ, kỹ thuật và thách thức; về hợp tác, phối hợp với các cơ quan chức năng chuyên môn hoặc chuyên gia của LHQ trong giai đoạn soạn thảo;về phương pháp soạn thảo, xây dựng dữ liệu và hoàn thiện báo cáo.

Những thông tin, kinh nghiệm thực tiễn được chia sẻ tại cuộc họp sẽ không chỉ hỗ trợ cho phía Lào mà còn cho cả các cơ quan chuyên môn của Việt Nam trong quá trình xây dựng Báo cáo quốc gia về thực thi Công ước CAT định kỳ nói riêng và Báo cáo quốc gia về thực thi các công ước quốc tế về quyền con người nói chung.

Khổng Hà

Tại bản án sơ thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn giai đoạn 1, Hội đồng xét xử TAND TP Hồ Chí Minh đã yêu cầu nhiều doanh nghiệp nộp hàng ngàn tỷ đồng về Cục Thi hành án dân sự TP Hồ Chí Minh để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của bị cáo Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát trong toàn bộ vụ án.

Ngày 13/5, thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, khoảng 15h chiều nay tại khu vực khai thác thuộc Công ty than Quang Hanh (TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) đã xảy ra vụ tai nạn lao động khiến 3 công nhân tử vong và 1 công nhân bị thương.

Tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Sơn La, chiều 13/5, Đoàn Công tác của Bộ Công an do Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn đã thăm, làm việc với Công an tỉnh về công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng, công tác bảo đảm ANTT.

Phần mềm phòng chống lừa đảo cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, được Hiệp hội an ninh mạng quốc gia đặt kế hoạch hoàn thành trong 6 tháng đầu năm 2024. Đây là dự án mang tính cộng đồng, phi lợi nhuận, không sử dụng ngân sách nhà nước, kinh phí được huy động từ nguồn tài trợ xã hội.

Ngày 13/5, Viện KSND huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai đã ra cáo trạng truy tố bị can Lê Dương (SN 1991) Phó giám đốc Công ty TNHH Thành Bưởi về tội “Điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ”, đồng thời truy tố tài xế Hoàng Văn Tính (SN 1986) về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”…

Dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Công an tỉnh, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An vừa chủ trì, phối hợp cục nghiệp vụ Bộ Công an, phòng nghiệp vụ Công an tỉnh và Công an các đơn vị, địa phương phá chuyên án, bắt giữ 21 đối tượng sử dụng công nghệ cao để đánh bạc bằng hình thức đánh lô, đề.

Ngày 13/5, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh thông tin vừa có văn bản khẩn yêu cầu các bệnh viện công lập và ngoài công lập, các trung tâm y tế và phòng y tế quận, huyện, TP Thủ Đức rà soát, cung cấp thông tin về lịch khám chữa bệnh (nếu có) của 3 người trong vụ án hình sự loạn luân ở Tịnh thất Bồng Lai - Long An.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文