Công an Hoà Bình vận động di dời hàng trăm hộ dân khỏi vùng nguy cơ sạt lở

13:23 11/09/2024

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi), nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh tỉnh Hoà Bình đã bị thiệt hại nặng do sạt lở, mưa lớn kéo dài. Để hỗ trợ nhân dân di chuyển đến nơi an toàn, CBCS Công an tỉnh Hoà Bình đã huy động 3.944 lượt cán bộ, chiến sỹ, lực lượng ATTT cơ sở cùng các lực lượng khác nỗ lự ngày đêm giúp dân khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra.

Công an Tân Lạc túc trực trong đêm đảm bảo cho người dân không qua lại các ngầm khi nước lũ dâng cao.

Tính đến sáng nay, ngày 11/9, trên địa bàn tỉnh Hoà Bình, tình hình mưa đã giảm, chỉ còn mưa nhỏ một vài nơi, tuy nhiên mực nước tại các sông suối, ngầm và nguy cơ về sạt lở đất đá còn diễn biến phức tạp.

Thiệt hại thống kê về người là 5 người chết, 976 ngôi nhà bị hư hỏng nặng, 17 điểm trường bị ngập, 3 cơ sở ý tế bị ngập, gần 8 nghìn con gia súc bị cuốn trôi, 6.730 ha lúa và hoa màu bị ngập úng, hư hỏng; hơn 3.328 cây xanh bị đổ; 107 cột điện bị gãy đổ; 293 điểm giao thông và 36 công trình thuỷ lợi bị hư hỏng; 212 điểm sạt lở; 1.084 hộ dân sống trong khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất…

Công an Lạc Thuỷ di dời người và tài sản của người dân ra khởi vùng cô lập do nước lũ.

Ghi nhận tại huyện Kim Bôi: với đặc điểm địa hình mật độ sông suối và hệ thống cầu, cống dày đặc. Ước tính sơ bộ huyện Kim Bôi thiệt hại 823ha lúa nước, 358ha hoa màu, 96 hộ dân bị tốc mái, 53 hộ dân và 1 trạm y tế bị ngập, đổ 6 cột điện...

Với phương châm mỗi 1 cán bộ, chiến sỹ hỗ trợ 1 hộ dân khắc phục hậu quả do siêu bão số 3 để lại, Công an huyện đã huy động 190 CBCS đơn vị, 483 thành viên tổ ATTT cơ sở tập trung hỗ trợ nhân dân trên địa bàn khắc phục thiệt hại do bão, qua đó nhân dân trên địa bàn huyện cơ bản ổn định cuộc sống, yên tâm sinh hoạt.

Lực lượng ANTT cơ sở các xã huyện Lạc Sơn luôn thường trực tuyên truyền, nhắc nhở người dân đảm bảo an toàn trên các tuyến đường sạt lở, hư hỏng.

Tại huyện Lạc Thuỷ: thiệt hại ước tính 183 nhà bị ngập dưới 1m; 11 nhà bị cô lặp do nước lũ, ngập úng 984,29 ha; thiệt hại về Gia cầm 2.120 con, sạt lở 5 điểm, 1 nhà vận hành công trình thuỷ lợi bị vùi lấp, 252 giếng sinh hoạt bị ngập cùng nhiều thiệt hại khác. Công an huyện Lạc Thuỷ đã huy động hàng trăm cán bộ, chiến sỹ và 336 tổ viên tổ ANTT ở cơ sở  nỗ lực tham gia giúp nhân dân do hoàn lưu bão số 3 gây ra.

Đồng thời, huy động các phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ phòng chống thiên tai tại kho của Công an huyện và Công an các xã, thị trấn. Đã huy động 212 chiếc phao tròn, 175 chiếc áo phao, nhà bạt các loại 2 chiếc; 8 chiếc ô tô và xuồng cùng nhiều phương tiện khác đã hỗ trợ giúp di dời 154 hộ dân, hàng trăm gia cầm vật nuôi đến nơi an toàn.

Lực lượng CSGT trên địa bàn tỉnh chủ động đảm bảo an toàn các tuyến đường có nguy cơ sạt lở, đá rơi đảm bảo an toàn cho người dân lưu thông.

Một trong những địa bàn chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt bão số 3, huyện Đà Bắc ghi nhận 4 người chết, 1 người bị thương; 187 ngôi nhà bị sạt lở, tốc mái; hơn 327,4ha hoa màu, 240, 8ha cây lâm nghiệp bị thiệt hại do ngập úng và gãy đổ; sạt lở ở nhiều điềm khiến giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn; đã ghi nhận có 21 cột điện bị nghiêng, đổ; chìm 4 thuyền và 13 lồng cá bị chìm, đứt neo, rách lưới; hỏng 16 vó bè; 482 hộ thuộc các xã phải di dời… lực lượng Công an huyện Đà Bắc, Công an các xã, thị trấn đã tích cực hỗ trợ nhân dân khắc phục, dọn dẹp, khơi thông cầu cống, tuyến đường, điểm sạt lở để nhân dân sớm ổn định cuộc sống sinh hoạt.

Ngoài ra, lực lượng Cảnh sát giao thông toàn tỉnh huy động toàn lực lượng, phân công 24/24h điều phối giao thông, kịp thời giúp người dân an toàn qua các tuyến đường bị sạt lở nguy hiểm. Trong đó, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh đã vận động, hỗ trợ 255 nhân khẩu di dời  đến nơi an toàn, nhắc nhở và yêu cầu 280 tàu thuyền, 83 nhà nổi, bè cá, 3 bến đò chở khách qua sông cấm hoạt động và không ở lại trên đường thuỷ; đã khắc phục xong tình trạng đá rơi tại Km 119 trên tuyến QL6, đảm bảo  an toàn, ổn định, thông suốt.

Nhiều nơi trên địa bàn huyện Đà Bắc xảy ra sạt lở, gây nguy hiểm cho người dân lưu thông trên đường.

Trước tình hình trên, đồng chí Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo Công an các huyện, thành phố quyết liệt tổ chức triển khai các phương án, giải pháp ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão. Với phương châm "Bốn tại chỗ" nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của nhân dân, lực lượng Công an đã huy động tối đa nguồn lực, huy động 3.944 lượt cán bộ, chiến sỹ và lực lượng an ninh trật tự cơ sở hỗ trợ di dời người dân, tài sản đến nơi an toàn; hướng dẫn, phân luồng giao thông trên các tuyến đường, chốt, chặn tại các điểm ngầm tràn bị ngập úng, sạt lở đất, các điểm cây đổ chắn ngang đường; Tổ chức tuyên truyền, vận động, di dời 1.821 hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn; tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra các địa bàn thường hay xảy ra sạt lở, lũ quét ở các khu vực ven sông, ven đồi, các điểm có tà ly dương có nguy cơ cao về sạt lở như: Dốc Cun (Km 78 đến Km 84); Dốc Quy Hậu (Km98 đến Km100); Dốc Thung Khe (Km 125 đến Km130) trên Quốc lộ 6 an toàn, ổn định, thông suốt…

Với phương châm không để người dân bị đói rét và nguy hiểm, lực lượng Công an toàn tỉnh đã gửi đến hỗ trợ các hộ dân 6 tấn gạo; gần 100 suất quà (bao gồm như yếu phẩm dầu ăn, nước mắm…); đồng thời vẫn đang tiếp tục cứu hộ, giúp đỡ, phát động CBCS ủng hộ cho người dân chịu thiệt hại do bão lũ.

                             

Ngô Thuỷ

Sau khi nhiễm liên cầu lợn, bệnh nhân C.T sốt 38 độ C, bị ban sung huyết, xuất huyết rải rác vùng cẳng chân, vành tai, hoại tử khô đầu ngón tay. Qua các xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân viêm màng não mủ do liên cầu lợn.

Theo báo cáo của Vụ Vận tải (Bộ GTVT), trong 11 tháng, hàng không tăng trưởng ấn tượng nhất trong 5 phương thức vận tải so với cùng kỳ năm 2023 nhưng sản lượng vận chuyển hành khách lại giảm.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文