Công an Tiền Giang chung sức hỗ trợ người dân vùng hạn mặn

14:10 15/04/2024

Từ ngày 10/4, Ban giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang đã phát động chương trình “Nghĩa tình ngày hạn mặn” đến toàn thể CBCS. Rất nhiều tổ chức, cá nhân ngoài lực lượng tích cực tham gia, tạo thêm sức mạnh sẻ chia, nguồn động viên để duy trì và thực hiện liên tục cho đến khi kết thúc đợt hạn mặn.

Khu vực phía Đông tỉnh Tiền Giang, gồm: thị xã Gò Công, huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây và Tân Phú Đông đã vào cao điểm mùa nắng nóng, nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân tăng cao. Nguồn nước tại các kênh, ao nội đồng đã cạn kiệt nên việc cung cấp nước ngọt cho khu vực này gặp rất nhiều khó khăn. Sản lượng nước thiếu hụt là khoảng 20.000 m3/ngày đêm.

Đại tá Nguyễn Hồng Khắc, Phó Giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang cùng CBCS cấp phát nước miễn phí tặng người dân. 

Những ngày qua, trên bến phà Tân Long nối liền đôi bờ sông Cửa Tiểu giữa huyện Gò Công Tây và huyện Tân Phú Đông, Công an tỉnh Tiền Giang đã huy động phương tiện, vận chuyển nước ngọt qua Cù lao Lợi Quan để cấp phát miễn phí cho người dân tại các xã Phú Tân, Phú Đông và Phú Thạnh (huyện Tân Phú Đông). Khoảng 60m3 nước ngọt dùng trong sinh hoạt, 40.000 chai nước suối (loại 500 ml) cùng 250 phần quà (mỗi phần trị giá 300.000 đồng) đã được trao tặng đến người dân.

Tân Phú Đông là huyện cù lao giáp biển nằm giữa hai cửa sông là cửa Tiểu và cửa Đại. Đây cũng là địa phương đầu tiên của ĐBSCL ban bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô năm 2024. Năm nay xâm nhập mặn xuất hiện sớm, duy trì cao và liên tục. Các kênh nội đồng đã cạn kiệt, nhiễm phèn mặn không còn khả năng cung cấp vào các ao và phục vụ sản xuất.

Đại tá Nguyễn Minh Tân, Phó giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang cùng CBCS cấp phát nước và tặng quà cho người dân. 

Theo ông Lê Thanh Đằng, Phó chủ tịch UBND huyện Tân Phú Đông, nguồn nước sinh hoạt của địa phương chủ yếu dựa vào ao Phú Thạnh, Tân Thới và Nhà máy nước BOO Đồng Tâm. Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân là 10.207 m3, hiện thiếu khoảng 1.770 m3/ngày đêm.

Nhằm chia sẻ với người dân vùng hạn mặn, những ngày qua có rất nhiều tổ chức, cá nhân đã huy động nguồn lực, phương tiện vận chuyển nước ngọt dùng trong sinh hoạt và nước uống để cấp phát, miễn phí đến người dân.

Chương trình “Nghĩa tình ngày hạn mặn” do Công an tỉnh Tiền Giang phát động được duy trì và sẽ thực hiện cho đến khi kết thúc mùa hạn mặn.

Theo Công an tỉnh Tiền Giang, thực hiện Công điện số 14 của Bộ Công an về việc tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và giúp đỡ nhân dân vùng khó khăn”, từ ngày 10/4, Ban giám đốc đã phát động chương trình “Nghĩa tình ngày hạn mặn” đến toàn thể CBCS trong toàn lực lượng.

Ngay trong ngày đầu tiên thực hiện chương trình, Công an tỉnh Tiền Giang đã huy động phương tiện, CBCS vận chuyển 60m3 nước ngọt dùng trong sinh hoạt, 300 thùng nước tinh khiết (loại 21 lít) và khoảng 50.000 chai nước suối (loại 500 ml) cùng 50 phần quà (mỗi phần 300.000 đồng) và 100 thùng mì tôm chuyển đến tặng người dân các xã Bình Ân, Kiểng Phước, Tân Thành (huyện Gò Công Đông).

Chương trình đã tạo sự lan tỏa, thu hút rất nhiều tổ chức, cá nhân ngoài lực lượng tham gia. 

Ông Nguyễn Ngọc Linh, Phó chủ tịch UBND xã Bình Ân (huyện Gò Công Đông) chia sẻ: “Bà con đến nhận nước sinh hoạt và nước uống, ai nấy cũng vui mừng. Địa phương mong rằng chương trình được thực hiện xuyên suốt, san sẻ khó khăn với người dân vùng hạn mặn”.

Còn bà Lê Thị Oanh (ngụ ấp Xóm Đen, xã Bình Ân) bày tỏ: “Ai cũng vui khi có cán bộ Công an vận chuyển nước đến tận nơi cấp phát cho người dân”. Đại úy Phan Hà Mỹ Ngọc, Phó Ban Phụ nữ Công an tỉnh Tiền Giang cho biết: “CBCS rất tích cực thực hiện chương trình “Nghĩa tình ngày hạn mặn” do Ban giám đốc Công an tỉnh phát động. Khi phát nước và quà, bà con đến nhận ai cũng vui. Đây cũng là động lực để CBCS tiếp tục thực hiện chương trình".

CBCS hỗ trợ người dân trong vùng bị ảnh hưởng bởi hạn mặn, nắng nóng. 

Thượng tá Ung Văn Quang, Phó trưởng phòng Công tác đảng và công tác chính trị cho biết, chương trình sẽ được thực hiện xuyên suốt cho đến khi kết thúc mùa hạn mặn. Rất nhiều tổ chức, cá nhân ngoài lực lượng tích cực tham gia.

Các đồng chí trong Ban giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang đã trực tiếp đến các xã quan sát, chỉ đạo CBCS thực hiện chương trình và động viên người dân nỗ lực thích ứng với hoàn cảnh, vượt qua khó khăn.

Tính đến ngày 15/4, hơn 130 m3 nước ngọt dùng trong sinh hoạt, hơn 300 thùng nước tinh khiết (loại 21 lít), khoảng 90.000 chai nước suối (loại 500 ml); 300 phần quà đã được CBCS Công an tỉnh Tiền Giang vận chuyển, cấp phát miễn phí đến người dân 8 xã trên địa bàn huyện Tân Phú Đông và Gò Công Đông.

Trong sáng 15/4, Phòng Cảnh sát giao thông cũng đã vận chuyển 24.000 chai nước suối (loại 500 ml) đến tặng người dân các xã Bình Ân (huyện Gò Công Đông) và Tân Phú (huyện Tân Phú Đông).

Cán bộ Cảnh sát PCCC sử dụng phương tiện vận chuyển, bơm nước miễn phí tặng người dân. 

Công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang,đã phối hợp với UBND các địa phương mở 114 vòi nước công cộng tại các khu vực khó khăn về nguồn nước để phục vụ nước sinh hoạt cho người dân.

Huyện Gò Công Đông đã mở 81 vòi nước, huyện Tân Phú Đông đã mở 7 vòi nước, huyện Gò Công Tây đã mở 11 vòi nước và thị xã Gò Công đã mở 15 vòi nước công cộng. Tổng sản lượng nước đã cấp qua các vòi nước công cộng đến nay là hơn 9.400 m3.

Rất nhiều tổ chức, cá nhân vận chuyển nước ngọt hỗ trợ người dân tại khu vực phía Đông tỉnh Tiền Giang.

Công ty Cấp nước đã chở 119 chuyến, với 1.321 m3 nước ngọt cung cấp cho người dân các xã Tân Phước, Gia Thuận, Phước Trung, Kiểng Phước, Tân Tây thuộc huyện Gò Công Đông; xã Bình Xuân, Bình Đông thuộc thị xã Gò Công; xã Tân Thới, Phú Đông, Phú Tân thuộc huyện Tân Phú Đông.

Các chuyến xe nghĩa tình chở nước ngọt cung cấp cho người dân vùng hạn mặn. 

Ngoài ra, Công ty Cấp nước đã trang bị, vận chuyển 63 bồn chứa nước đặt ở các khu vực cuối nguồn để cấp nước miễn phí cho người dân. Riêng đối với huyện Tân Phú Đông, Công ty Cấp nước đã sử dụng sà lan chở nước ngọt, cung cấp nước thô vào ao Phú Thạnh, với tổng sản lượng 3.259 m3.

Lực lượng CSGT vận chuyển nước uống, cấp phát miễn phí tặng người dân. 
Văn Vĩnh

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

Kinh tế toàn cầu trong năm 2024 đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kinh ngạc trước một loạt thách thức lớn. Từ những căng thẳng địa chính trị kéo dài ở Ukraine và Trung Đông, cho đến những vấn đề nội tại như lạm phát và bất ổn thị trường lao động, bức tranh kinh tế thế giới mang đến cả những tín hiệu tích cực lẫn bài học quý giá. Các nền kinh tế lớn và mới nổi đều tìm cách vượt qua nghịch cảnh, tạo động lực để tiếp tục tiến lên trong bối cảnh biến động không ngừng.

Với khoảng 1,2 triệu lao động từ các tỉnh, thành khác đến Bình Dương sinh sống và làm việc đã góp phần rất lớn để phát triển kinh tế của vùng đất công nghiệp Bình Dương. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng kéo theo không ít đối tượng "đầu trộm đuôi cướp", "đá cá lăn dưa" và những thành phần bất hảo, côn đồ tìm đến ẩn náu và gây án…

Từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho phép các trường phổ thông được xây cao không quá 5 tầng, thay vì 3-4 tầng như hiện nay. Nhiều ý kiến cho rằng, sự điều chỉnh này là hướng mở phù hợp, cần thiết nhằm góp phần giải quyết bài toán quá tải trường lớp ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, nơi quỹ đất để xây trường trong nội thành ngày càng eo hẹp.

Cơ quan CSĐT Công an huyện Mê Linh, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông xảy ra khoảng 5h10' ngày 27/11/2024 tại đường Mê Linh theo hướng từ đường Võ Văn Kiệt đi tỉnh Vĩnh Phúc thuộc xóm Soi, thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh, TP Hà Nội giữa xe ôtô BKS 29C - 733.12 với người đi bộ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文