Công an tỉnh Hòa Bình đẩy mạnh tuyên truyền Luật Căn cước đến người dân

06:55 23/05/2024

Tuyên truyền nội dung Luật Căn cước với nhiều hình thức như thông qua mạng xã hội, tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Luật Căn cước, dựng các video tuyên truyền bằng nhiều thứ tiếng như tiếng Thái, tiếng Mông, giúp người dân nắm rõ và nhận thức được những lợi ích khi Luật Căn cước có hiệu lực. Đó là những cách làm hay của Công an tỉnh Hòa Bình trong công tác chuẩn bị các điều kiện để triển khai thi hành Luật Căn cước từ ngày 1/7 tới đây.

Đa dạng hình thức tuyên truyền

Cấp căn cước theo yêu cầu đối với công dân dưới 14 tuổi là một trong những nội dung mới của Luật Căn cước. Để phục vụ cho công tác cấp căn cước cho nhóm đối tượng này, Công an tỉnh Hòa Bình đã tổ chức điều tra cơ bản số công dân trong độ tuổi dưới 14 tuổi, bao gồm trẻ em từ 1 tuổi đến dưới 6 tuổi và từ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi trên địa bàn toàn tỉnh. Cùng với đó, Công an tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền những điểm mới, tiện ích của thẻ căn cước… đến giáo viên, học sinh các cấp trên địa bàn tỉnh.

Trường THCS Sông Đà là một trong những trường đã được Công an tỉnh tổ chức tuyên truyền về Luật Căn cước. Theo cô Đinh Thị Thiên, Hiệu trưởng Trường THCS Sông Đà, để chuẩn bị triển khai thi hành Luật Căn cước từ ngày 1/7, Công an phường Tân Thịnh và Công an TP Hòa Bình đã tổ chức các buổi tuyên truyền về Luật Căn cước đến toàn thể thầy, cô giáo và học sinh trong trường với 2 hình thức là tuyên truyền trực tiếp và tuyên truyền thông qua tờ rơi.

Công an tỉnh Hòa Bình tổ chức tuyên truyền nội dung Luật Căn cước đến giáo viên, học sinh các trường học trên địa bàn tỉnh.

 “Đối với học sinh, các em sẽ được tuyên truyền về những tiện ích khi làm thẻ căn cước như việc cấp căn cước cho người dưới 14 tuổi với kích thước nhỏ gọn, chất liệu tốt, tính bảo mật, bảo an cao và còn có thể được tích hợp thêm rất nhiều thông tin khác theo nhu cầu sẽ mang lại nhiều tiện ích trong việc đi lại (như đi máy bay, tàu hỏa…), học tập, khám chữa bệnh (như không cần phải mang theo thẻ bảo hiểm y tế, sổ tiêm chủng…) và thực hiện các giao dịch khác trong đời sống hàng ngày. Khi học sinh của trường đủ 14 tuổi, với sự hỗ trợ nhiệt tình của các cán bộ Công an, các em sẽ được hướng dẫn và làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân, phục vụ cho các hoạt động thi cử và giao dịch khi cần thiết. Về phía giáo viên trong trường, chúng tôi cũng được giải đáp nhiều câu hỏi như không phải đổi từ thẻ căn cước công dân sang thẻ căn cước khi Luật Căn cước có hiệu lực thi hành, chỉ đổi khi hết hạn thẻ hay việc thay đổi thông tin trên mặt thẻ căn cước từ nơi thường trú bằng nơi cư trú, từ quê quán bằng nơi đăng ký khai sinh sẽ đảm bảo bảo mật thông tin cá nhân cũng như đảm bảo quyền lợi cho mọi công dân”, cô Đinh Thị Thiên chia sẻ.

Không chỉ Trường THCS Sông Đà, các trường học trên địa bàn tỉnh Hòa Bình luôn phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh Hòa Bình trong công tác tuyên truyền pháp luật nói chung và Luật Căn cước nói riêng dành cho đối tượng giáo viên, học sinh.

Lan tỏa đến mọi tầng lớp nhân dân

Theo Thượng tá Đinh Thị Thu Thủy, Phó Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Hòa Bình, với sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Giám đốc mà trực tiếp là Đại tá Đỗ Thanh Bình, Giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh đã nỗ lực trong công tác cấp Căn cước công dân (CCCD); định danh điện tử đảm bảo dữ liệu dân cư “đúng, đủ, sạch, sống” cũng như tuyên truyền Luật Căn cước phục vụ triển khai thi hành Luật Căn cước từ ngày 1/7/2024 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Đến nay, số lượng công dân trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã được cấp CCCD là 728.073 công dân từ đủ 14 tuổi đủ điều kiện, đạt 99,4%. Về công tác cấp tài khoản định danh điện tử, hiện toàn tỉnh đã cấp 495.797 tài khoản định danh điện tử đạt 68% trên tổng số công dân đã được cấp CCCD trên địa bàn. Công an cơ sở, đặc biệt lực lượng Công an cấp xã chủ động rà soát công dân thuộc các nhóm lứa tuổi, cụ thể từ 0 đến 6 tuổi và từ 7 đến 13 tuổi; nhóm đủ 14 tuổi và nhóm trên 14 tuổi đảm bảo dữ liệu thông tin công dân.

Công an tỉnh còn tăng cường công tác tuyên truyền các thông tin về Luật Căn cước thông qua mạng xã hội như zalo, facebook. Đặc biệt, địa bàn tỉnh Hòa Bình là nơi tập trung 7 dân tộc cùng sinh sống như Thái, Mường, Mông…. Chính vì vậy, để tăng cường hiệu quả cho công tác tuyên truyền, Công an tỉnh Hòa Bình đã chủ động thực hiện các video clip bằng tiếng Mường, Thái, Mông… để mọi người dân đều có thể nắm bắt được thông tin. Đến nay, toàn tỉnh đã đăng tải trên 50 phóng sự, hơn 500 tin bài qua các trang fanpage, zalo, facebook; tổ chức 30 lượt tuyên truyền tại các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh, đồng thời tuyên truyền qua loa, đài tại các nhà văn hóa, tổ dân phố, thôn, xóm với trên 588.978 lượt công dân tiếp cận, từ đó tuyên truyền sâu rộng lan tỏa đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh về những tiện ích Luật Căn cước mang lại và người dân đều đồng tình, hưởng ứng.

Hiện nay, Công an tỉnh Hòa Bình cũng đang triển khai phát động cuộc thi tìm hiểu pháp luật về căn cước, định danh và xác thực điện tử theo 2 hình thức trực tuyến và thi viết. Công an tỉnh cũng đã tham mưu cho UBND tỉnh phát động cuộc thi trên địa bàn toàn tỉnh.

Nguyễn Hương - Minh Hiền

Chiều 28/9, ông Võ Cao Long, Trưởng phòng GD&ĐT quận 1, TP  Hồ Chí Minh cho biết, liên quan đến việc cô giáo của Trường tiểu học Chương Dương xin phụ huynh hỗ trợ tiền để mua laptop cá nhân, tạm thời không bố trí lớp cho cô giảng dạy trong thời gian đang giải quyết vụ việc.

Chiều 28/9, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Công an TP Hà Nội chủ trì, phối hợp với các lực lượng liên quan thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và TP Hà Nội tổ chức diễn tập thực binh "Xử trí tình huống tấn công chiếm quyền điều khiển hệ thống mạng thông tin, đấu tranh bắt giữ đối tượng khủng bố, giải quyết bạo loạn và bảo vệ hội nghị quốc tế".

Ngay sau khi nhận thông tin, Công an TP Hà Nội đã điều động 6 xe chữa cháy và 40 CBCS Cảnh sát PCCC & CNCH thuộc Công an huyện Hoài Đức, Đan Phượng và Phòng Cảnh sát PCCC & CNCH Công an TP Hà Nội đến hiện trường, tổ chức chữa cháy. Đồng thời, các lực lượng phối hợp với quần chúng hỗ trợ công tác chữa cháy, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.

Quân đội Israel ngày 28/9 khẳng định họ đã tiêu diệt thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah trong một cuộc không kích vào thủ đô Beirut của Lebanon, mặc dù Hezbollah vẫn chưa đưa ra tuyên bố về số phận của ông này. 

Thêm hai thi thể được tìm thấy tại khu vực xảy ra vụ nổ trạm xăng ở vùng Dagestan của Nga, nâng tổng số người chết trong vụ việc lên 12. 

Hỏi: Tôi được biết, dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) do Bộ Công an chủ trì xây dựng sẽ trình Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 với nhiều chính sách mới nhằm mang lại hiệu quả trong thực hiện công tác PCCC và CNCH. Xin hỏi, những chính sách mới trong dự thảo Luật PCCC và CNCH? (Nguyễn Kim Ngọc, Hà Nội)

Ngày 28/9, Công an TP Hồ Chí Minh cho biết trong 9 tháng năm 2024, Công an thành phố đã phát hiện, khám phá 2.430 vụ/6.137 đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật về ma túy (so với cùng kỳ tăng 754 vụ - 44,99%), thu giữ hơn 980 kg ma túy các loại cùng nhiều súng, đạn và các công cụ phương tiện có liên quan; Cơ quan Cảnh sát điều tra 2 cấp thuộc Công an thành phố đã khởi tố 2.076 vụ/4.023 bị can.

Đường dây ma túy “khủng” này lấy hàng từ Campuchia về TP Hồ Chí Minh để tiêu thụ, do “ông trùm” Lâm Thành Trung cầm đầu, điều hành từ xa, với tang vật thu giữ khoảng 17 kg ma túy các loại. Đáng nói, để phụ giúp cho các hoạt động của đường dây tội phạm này có nhiều đối tượng trong nước trợ lực, trong đó có cả một nữ DJ nổi tiếng, được nhiều người chú ý vì những hình ảnh sang chảnh trên mạng của cô này...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文