Công an tỉnh Quảng Trị tăng cường tuần tra đảm bảo ATGT đường thủy mùa mưa lũ

08:57 03/11/2021

Thượng tá Lê Việt Hùng, Phó Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Trị, phụ trách CSGT đường thủy nội địa, cho biết, đơn vị có nhiệm vụ kiểm soát tiêu chuẩn, điều kiện bảo đảm an toàn giao thông (ATGT) đường thuỷ nội địa, như: hệ thống báo hiệu; tình hình an toàn của luồng chạy tàu; hành lang bảo vệ luồng.

Bên cạnh đó, thường xuyên tuần tra trên tuyến, kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện tham gia giao thông đường thủy, như: Giấy đăng ký chứng nhận phương tiện; sổ kiểm tra an toàn kỹ thuật của phương tiện; Bằng, Chứng chỉ lái phương tiện; kiểm soát điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật của phương tiện…

Phạm vi hoạt động của đơn vị CSGT đường thủy bao gồm tuyến sông Hiếu từ bến Đuồi Km27, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ đến cách cầu Cửa Việt bắc qua sông Hiếu thuộc thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh và xã Triệu An, huyện Triệu Phong 150m về phía hạ lưu; tuyến sông Thạch Hãn dài 46km từ xã Ba Lòng, huyện Đakrông đến ngã ba Gia Độ, thôn Gia Độ, xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong và tuyến sông Bến Hải nằm địa bàn 2 huyện Vĩnh Linh và Gio Linh.

Trong đó, việc kiểm tra phao cứu sinh của cá nhân, tổ chức đi lại trên sông nước, có nhiều lực lượng tham gia, như CSGT đường thủy, CSGT - Trật tự, thuộc Công an các đơn vị địa phương nơi có tuyến đường thủy nội địa; Thanh tra giao thông; Đoạn quản lý đường sông. Ngoài ra, chính quyền địa phương các cấp đều có trách nhiệm tuyên truyền nhắc nhở, hướng dẫn các quy định của pháp luật về ATGT đường thủy nội địa. Đồng thời, các cơ quan này đều có quyền xử phạt hành vi không mặc áo phao cứu sinh theo quy định.

Lực lượng Công an tìm kiếm cứu nạn người mất tích trên sông Thạch Hãn.

Cũng theo Thượng tá Lê Việt Hùng, thời gian qua, lực lượng CSGT đường thủy Công an tỉnh Quảng Trị thường xuyên tăng cường phối hợp với CSGT Công an cấp huyện thực hiện công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự ATGT đường thủy nội địa. Đồng thời, phối hợp các đơn vị nghiệp vụ Công an điều tra giải quyết TNGT; đấu tranh phòng, chống tội phạm trên các tuyến giao thông đường thủy…

Chỉ tính năm 2020 và đầu năm 2021 đến nay, đơn vị đã tiến hành 180 ca tuần tra, kiểm soát với 760 lượt cán bộ, chiến sĩ (CBCS) tham gia; phát hiện và lập biên bản xử lý 45 trường hợp vi phạm quy định về tài nguyên khoáng sản và ATGT đường thủy nội địa. Trong đó, từ đầu năm 2021 đến nay, phát hiện 17 trường hợp vi phạm, xử phạt hành chính hơn 83 triệu đồng.

Tuy nhiên, hiện đơn vị đang gặp một số khó khăn, như không có phương tiện cẩu tự hành để thực hiện đưa ca nô hạ thủy phục vụ công tác cứu nạn, cứu hộ; không có bến thủy nội địa CAND để tập kết phương tiện, thiết bị chuyên dụng thực hiện nhiệm vụ khi cần thiết và kịp thời; không có nơi để tạm giữ phương tiện thủy vi phạm, gây khó khăn cho công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm. Bên cạnh, nhận thức của người dân vùng ven sông chưa cao, số lượng phương tiện chưa được đăng ký, đăng kiểm còn nhiều.

Đặc biệt, không ít cơ quan chức năng khi thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo ATGT đường thuỷ nội địa; các hoạt động kiểm tra, cấp phép, xử lý vi phạm liên quan đến khai thác, tập kết, vận chuyển tài nguyên khoáng sản như cát, sỏi trên sông… thiếu sự phối hợp với đơn vị CSGT đường thủy gây khó khăn mỗi khi có hậu quả xảy ra.

Đơn cử, vụ chìm tàu khai thác cát, sỏi trên sông Thạch Hãn xảy ra vào khoảng 9h sáng 26/10/2021, đã gây ra hậu quả nghiêm trọng. Vào thời điểm kể trên, ông Trần Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Quảng Trị dẫn đầu đoàn với 3 cán bộ cấp dưới, cùng anh Hoàng Đức Việt (SN 1974), Giám đốc Công ty TNHH MTV Nguyên Hà (Quảng Trị) và 3 lái tàu do anh Việt thuê, đi trên chính con tàu này của anh Việt với lý do kiểm tra hiện trường; sự xói, lở bờ sông để có cơ sở cấp lại Giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa cho doanh nghiệp này, do giấy phép đã hết hạn trước đó.

Khi tàu gặp sự cố chết máy trôi tự do và mắc lại ở thân đập tràn thuỷ lợi Nam Thạch Hãn (xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị), 7 người trên tàu nhảy xuống, bám vào được một trụ bê tông ở giữa sông, còn anh Việt không kịp nhảy đã bị con tàu va đập, hất văng xuống dòng nước xiết, cuốn trôi mất tích mãi đến sáng 31/10 mới tìm thấy thi thể. Điều đáng nói, cả 8 người đi trên sông này đều không mặc áo phao cứu sinh.

Sau tai nạn, ông Sơn trần tình rằng, do bản thân và những người trong đoàn chủ quan; hậu quả xảy ra làm ông rất buồn. Còn ông Trần Hữu Hùng, Giám đốc Sở GTVT Quảng Trị thẳng thắn thừa nhận: “Mỗi khi lãnh đạo, cán bộ thực hiện nhiệm vụ do chính mình quản lý, đôn đốc, xử lý vi phạm người khác, mà bản thân lại không tuân thủ quy định, điều đó là rất đáng trách”. Đối với sai phạm này, UBND tỉnh Quảng Trị đã yêu cầu Công an tỉnh sớm điều tra làm rõ để xử lý nghiêm.

Tìm hiểu được biết, cùng với chỉ đạo, đôn đốc các sở, ban ngành chức năng liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đẩy mạnh việc rà soát, thắt chặt đảm bảo ATGT đường thuỷ trong mùa mưa lũ, UBND tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo Sở NN&PTNT tỉnh tích cực phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan kiểm tra, đảm bảo toàn bộ 125 đập, hồ chứa thủy trên toàn địa bàn; cụ thể có 13 hồ chứa lớn, 1 đập lớn, 22 hồ chứa vừa, 88 hồ chứa nhỏ và 1 đập nhỏ; với quyết tâm cao không để xảy ra trường hợp đáng tiếc do thiên tai gây ra, cũng như hậu quả khác mà nguyên nhân xuất phát từ sự chủ quan của chính con người.

Thanh Bình

Chiều 15/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam (diễn ra từ ngày 14 đến ngày 15/4/2025). Chuyến thăm Việt Nam lần này của đồng chí Tập Cận Bình có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ giữa hai nước láng giềng, đặc biệt khi năm 2025 là năm đánh dấu 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc (18/1/1950 - 18/1/2025).

Điều này nhằm quy định rõ trách nhiệm của Cơ quan Trung ương về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù và khắc phục "khoảng trống" của Luật Tương trợ tư pháp (TTTP) năm 2007 khi không quy định về cơ quan có trách nhiệm lập yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, dẫn đến việc Việt Nam không thể chủ động trong vấn đề này.

Sau nhiều năm dồn phần lớn lượng rác thải sinh hoạt về Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước (bãi rác Đa Phước) để chôn lấp, tháng 3 vừa qua TP Hồ Chí Minh đã cho khởi công nhà máy rác điện với công suất 2.000 tấn/ngày. Đây mới chỉ là nhà máy rác điện thứ 2 trong khi từ lâu lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày tại thành phố đã ở mức 8.000 - 9.000 tấn...

Sau hai ngày TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm 8 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Chè Việt Nam (Vinatea) trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Vinatea, gây thiệt hại của Nhà nước số tiền hơn 38 tỷ đồng, chiều 15/4, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã nêu quan điểm giải quyết vụ án và đề nghị mức án đối với các bị cáo.  

Ngày 15/4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Trần Thị Minh Huệ (SN 1980, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Hành vi của Huệ thể hiện qua việc chị ta khoe quen biết ngân hàng thu gom USD giá rẻ, sau đó lừa những người nhiều tiền để chiếm đoạt hơn 140 tỷ đồng.

Ngày 15/4, thông tin từ Công an phường Nam Sơn (quận An Dương, TP Hải Phòng) cho biết, đơn vị vừa phát đi thông báo đề nghị cung cấp thông tin, hình ảnh liên quan đến vụ việc cháu bé sơ sinh bị bỏ rơi tử vong trước công chùa trên địa bàn, để phục vụ công tác điều tra.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文