Đảm bảo mùa lễ hội xuân tạo sức hút du lịch

15:31 16/02/2024

Không chỉ có quần thể vịnh Hạ Long – Cát Bà là di sản thiên nhiên thế giới, Quảng Ninh và TP Hải Phòng còn có sự phong phú, đa dạng cả về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Những lợi thế này đã giúp các địa phương này khai thác và phát triển các sản phẩm văn hoá, du lịch…

Khai thác hiệu quả di sản văn hóa

Tỉnh Quảng Ninh có gần 80 lễ hội lớn, nhỏ diễn ra hàng năm, trong đó có các lễ hội lớn được diễn ra trong nhiều ngày như: Hội xuân Yên Tử, lễ hội chùa Ba Vàng (TP Uông Bí), lễ hội chùa Quỳnh Lâm, chùa Ngọa Vân (TX Đông Triều), lễ hội đền Cửa Ông (TP Cẩm Phả). 

Chỉ trong tuần đầu của năm mới Giáp Thìn 2024, các điểm đến văn hóa tâm linh của tỉnh Quảng Ninh tiếp tục là trọng điểm thu hút du khách, lượng khách đến tăng từ 6-8 lần so với ngày thường. Điển hình như khu di tích danh thắng Yên Tử (TP Uông Bí) đón trên 62.000 lượt khách; đền Cửa Ông (TP Cẩm Phả) đón trên 76.000 lượt khách; Khu di tích lịch sử nhà Trần (TX Đông Triều) đón gần 57.500 lượt khách... 

Khu di tích Yên Tử thu hút đông đảo du khách đến chiêm bái.

Dịp này, các điểm du lịch nổi tiếng, khu vui chơi giải trí cũng đón lượng khách tăng từ 40-50%, như: Vịnh Hạ Long đón trên 46.000 lượt khách, gấp 2 lần cùng kỳ năm 2023, trong đó khách quốc tế đạt trên 36.000 lượt; Bảo tàng Quảng Ninh đón trên 4.200 lượt khách... Dự kiến trong quý I năm nay, lượng khách hành hương đến Quảng Ninh đạt trên 2 triệu lượt, cao điểm vào các ngày cuối tuần hoặc khai hội tại các đền, chùa…

Đặc biệt, ngay trong ngày đầu năm Giáp Thìn 2024, Quảng Ninh đã đón 298 du khách từ Đài Loan, Hàn Quốc đến cảng tàu khách quốc tế Hạ Long “xông đất”, tham quan vịnh Hạ Long. Tại TP Móng Cái, ngay trong ngày Mùng 1, đã có gần 1.000 khách du lịch nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái. Đến ngày 13/2 (tức ngày mùng 4 Tết), Quảng Ninh tiếp tục đón tàu biển Zhao Shang Yi Dun chở 600 du khách đến từ Trung Quốc cập cảng tàu khách quốc tế Hạ Long. Đây là chuyến tàu biển du lịch quốc tế đầu tiên cập cảng tàu khách quốc tế Hạ Long trong năm mới Giáp Thìn 2024.

Lễ hội đua thuyền rồng Đồ Sơn là điểm nhấn du lịch Hải Phòng dịp đầu năm mới.

Còn tại Hải Phòng cũng có hàng chục lễ hội trong năm, không chỉ thể hiện sự đa dạng và phong cách văn hóa độc đáo của người dân miền biển mà còn mang lại trải nghiệm thú vị cho du khách. Trong đó các lễ hội đầu năm như: Vật cầu Kim Sơn; Rước lợn ông Bồ; Pháo đất; Cầu ngư… Trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn vừa qua, Hải Phòng đã đón và phục vụ khoảng 125.800 lượt khách du lịch, tăng 46% so với Tết Quý Mão 2023. Trong đó, có khoảng 16.800 lượt khách quốc tế (tăng 64%) và 107.200 lượt khách nội địa. Dự kiến trong tháng Giêng, lượng khách du lịch đến các địa phương như Đồ Sơn, Thủy Nguyên, Vĩnh Bảo sẽ còn tăng do tâm lý người dân địa phương và các tỉnh lân cận đến các di tích lịch sử văn hóa, tâm linh du xuân, trẩy hội…

Đảm bảo an toàn và văn minh

Có thể thấy trong nhiều năm qua, công tác quản lý và tổ chức lễ hội ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và TP Hải Phòng đã đi vào nền nếp; an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo. Các lễ hội đã được tổ chức đúng truyền thống, phát huy được vai trò chủ thể lễ hội, năng lực sáng tạo các giá trị tinh thần của nhân dân, hướng đến việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc; giáo dục truyền thống, tôn vinh những anh hùng có công với nước, với dân. Thông qua lễ hội góp phần tích cực trong việc quảng bá hình ảnh về văn hóa, vùng đất và con người những nơi này đến với nhân dân và du khách. 

Lễ hội vật cầu Kim Sơn (huyện Kiến Thụy, Hải Phòng) luôn hấp dẫn người dân và du khách.

Bà Trần Thị Hoàng Mai, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng cho biết, hàng năm, trước mùa lễ hội, các địa phương đều phải triển khai ban hành các văn bản chỉ đạo quản lý, xây dựng kế hoạch và thành lập Ban Tổ chức lễ hội, thành lập các tiểu ban phục vụ và phân công nhiệm vụ chi tiết cụ thể cho các thành viên. Công tác tổ chức lễ hội đã chú trọng tuyên truyền về di tích, lễ hội, chỉnh trang cơ sở vật chất, tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp và có phương án giải quyết triệt để tình trạng ăn xin, ăn mày, bói toán, xóc quẻ, đổi tiền lẻ, đảm bảo an toàn giao thông, bố trí khu đỗ xe, điểm thu gom rác hợp lý, thực hiện niêm yết giá các dịch vụ, chú trọng đến chất lượng dịch vụ, vệ sinh an toàn thực phẩm. Các trò chơi dân gian trong lễ hội được Ban Tổ chức lựa chọn kỹ lưỡng nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống phù hợp với thuần phong mỹ tục…

Cũng theo bà Trần Thị Hoàng Mai, thực hiện chỉ đạo UBND TP Hải Phòng, từ đầu năm 2024, Sở Văn hóa và Thể thao đã quán triệt các địa phương hướng dẫn, vận động các tổ chức, cá nhân không đốt đồ mã, vàng mã tràn lan gây tốn kém, lãng phí, bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; không để xảy ra các hoạt động mê tín dị đoan, dâng sao giải hạn, gọi hồn, cúng vong, trục vong, cúng oan gia trái chủ, phản văn hóa, trục lợi tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo. Đồng thới phối hợp với các đơn vị chức năng có các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở thờ tự, cơ sở tôn giáo…

Công an TP Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) kiểm tra, hướng dẫn điểm kinh doanh
tại khu di tích Yên Tử thực hiện đảm bảo về ANTT.

 Còn tại Quảng Ninh, công tác quản lý nhà nước của chính quyền các địa phương về thu, chi tiền công đức tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo cũng được tăng cường. UBND các xã, phường, thị trấn, ban quản lý các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo được giao trực tiếp quản lý, xây dựng, ban hành quy chế quản lý tiền công đức tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo. Tiền công đức phải được quản lý chặt chẽ, công khai, minh bạch. 100% tiền công đức phục vụ bảo quản, tu bổ các công trình tín ngưỡng, tôn giáo và các hoạt động thường xuyên tại cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, tuyệt đối không được dùng cho mục đích khác.

Xác định lượng du khách đổ các di tích, lễ hội xuân tăng cao, Công an các địa phương  đã huy động tối đa lực lượng, triển khai đồng bộ phương án đảm bảo ANTT. Đáng chú ý như TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) là địa phương có nhiều điểm du lịch nên công an TP Hạ Long đã phải xây dựng kế hoạch cụ thể, bố trí lực lượng để đảm bảo trật tự ATGT, chống ùn tắc giao thông tại các điểm nút giao trên địa bàn tỉnh như: Cột đồng hồ, cầu Kênh Liêm, đền Trần Quốc Nghiễn, chùa Lôi Âm...

Trung tá Võ Quang Hoà, Đội trưởng Đội CSGT-TT, Công an TP Hạ Long cho biết, đơn vị phải chủ động tổ chức lực lượng điều tiết phương tiện tối ưu, không để ùn tắc, tránh va chạm giao thông và kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm. Đảm bảo các nút giao luôn được tổ chức khoa học, thông, thoáng, giúp người dân đi lại trong dịp đầu xuân an toàn, thuận tiện…

Công an TP Cẩm Phả (tỉnh Quảng Ninh) hướng dẫn
các hộ kinh doanh đảm bảo về PCCC tại đền Cửa Ông.

TP Uông Bí cũng là một trong những địa phương của tỉnh Quảng Ninh có nhiều lễ hội tâm linh diễn ra sau Tết Nguyên đán. Để chủ động trong công tác đảm bảo trật tự ATGT, Công an TP Uông Bí đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc kiểm tra và xử lý nghiêm hành vi người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà có sử dụng rượu bia, đặc biệt là đối với xe vận chuyển hành khách. Bên cạnh việc xử lý vi phạm, Công an Uông Bí cũng tiến hành tuyên truyền pháp luật ngay tại chỗ cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. 

V. Huy

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文