Đấu tranh hiệu quả với hoạt động thành lập “Nhà nước Mông” trên địa bàn tỉnh Sơn La

16:09 13/11/2023

Chiều 13/11, Ban chỉ đạo Đề án số 90 (Đề án công tác phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động thành lập “Nhà nước Mông” trên địa bàn tỉnh Sơn La, giai đoạn 2022-2025) của UBND tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Đề án số 90 của UBND tỉnh Sơn La năm 2023.

Đại tá Vì Quyền Chứ, Phó trưởng Ban Chỉ đạo, Phó Giám đốc Công an tỉnh chủ trì Hội nghị; cùng dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, Huyện ủy, Thành ủy, lãnh đạo Công an các huyện, thành phố.

Quang cảnh Hội nghị

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Sơn La có 103 đối tượng có liên quan đến hoạt động tuyên truyền lập “Nhà nước Mông”, về cơ bản số đối tượng trên đã được đấu tranh, khai thác bóc gỡ và đưa và diện quản lý tuy nhiên  một số đối tượng vẫn chưa từ bỏ ảo tưởng về việc thành lập “Nhà nước Mông”.  Một bộ phận người Mông vẫn thường xuyên vào các trang mạng xã hội để theo dõi, trong đó nhiều trang có nội dung tuyên truyền về hoạt động lập “Nhà nước Mông” nên dễ bị tác động, ảnh hưởng.

Dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo Đề án số 90 của UBND tỉnh Sơn La, sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành và các đơn vị có liên quan, tình hình ANCT trên địa bàn đã được giữ vững ổn định; Công an tỉnh đã tiến hành chuyển loại 6 đối tượng; Chỉ đạo đấu tranh quyết liệt, xóa bỏ tổ chức tà đạo “Bà cô Dợ” trên địa bàn tỉnh, đã tấn công chính trị, tuyên truyền, vận động được 5 hộ dân là người Mông cam kết từ bỏ tổ chức “Bà Cô Dợ”; Chỉ đạo, phối hợp với Thường trực Huyện ủy, HĐND huyện Sông Mã, Thuận Châu, Phù Yên, Bắc Yên và Sốp Cộp tổ chức thành công 6 Hội nghị tranh thủ người có uy tín tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao cảnh giác với các phần tử xấu,… với trên 700 người tham gia.

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Phó trưởng Ban chỉ đạo yêu cầu trong thời gian tới các lực lượng chức năng cần chủ động rà soát, quản lý tốt địa bàn, đối tượng, trong đó tập trung vào số đối tượng chính trị, có tư tưởng tiêu cực, bất mãn, chống đối,…; tham mưu đề xuất với UBND tỉnh những nội dung liên quan đến việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế- xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là đồng bào dân tộc Mông, nhất là các vùng bị ảnh hưởng, tác động bởi luận điệu tuyên truyền thành lập “Nhà nước Mông”; đẩy mạnh công tác tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền cơ sở; lực lượng Công an, Quân sự, Biên phòng tiếp tục chủ động nắm tình hình từ sớm, từ xa nhất là tình hình ngoại biên, tình hình xuất nhập cảnh của các đối tượng vào địa bàn; Tăng cường đối ngoại và hợp tác quốc tế toàn diện với nước bạn Lào.

Cao Thiên

Đắk Song là huyện biên giới của tỉnh Đắk Nông, tiếp giáp với nước bạn Campuchia. Đây là địa phương có diện tích cây nông nghiệp lớn bậc nhất tỉnh Đắk Nông, gồm các loại chủ lực là cà phê, hồ tiêu và sầu riêng.

Chỉ sau hơn 1 tháng thực hiện Luật Căn cước, Hà Tĩnh đã có xã đầu tiên trên toàn tỉnh hoàn thành chỉ tiêu cấp thẻ căn cước cho công dân ở 3 độ tuổi. Đến nay, sau 4 tháng triển khai, Hà Tĩnh tiếp tục là một trong những địa phương dẫn đầu, xếp thứ 2 toàn quốc về tỷ lệ thu nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước cho công dân trên địa bàn.

Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói” được tổ chức ngày 24/11 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm tuyên truyền, phổ biến, giải đáp, cung cấp thông tin để đẩy mạnh thi hành Luật Đất đai 2024, nhất là đối với những vấn đề liên quan đến đất đai trong nông nghiệp, nông thôn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文