Đẩy mạnh chuyển đổi số tại thư viện CAND

08:15 25/05/2022

Không nằm ngoài xu hướng và yêu cầu chung của xã hội nói chung, lực lượng CAND nói riêng, chuyển đổi số đang được đẩy mạnh hơn tại hệ thống thư viện trong CAND.

Theo Thiếu tá Đỗ Thu Thơm, Phó trưởng Phòng Văn hóa, Văn nghệ và Thư viện CAND, Cục Công tác Đảng và công tác chính trị, Bộ Công an, trước xu thế chuyển đổi số đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới, thư viện trong CAND nói riêng và Việt Nam nói chung đã và đang tận dụng thành công những thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 để làm tốt vai trò văn hóa, thông tin, giáo dục, khoa học và phát triển văn hóa đọc góp phần phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn của cán bộ, chiến sĩ và cộng đồng xã hội. Các thư viện tạo thêm nhiều cơ hội tiếp cận sử dụng thông tin và tri thức, nâng tầm hiểu biết, đồng thời là phương tiện và công cụ đảm bảo cho mỗi cán bộ, chiến sĩ CAND có thể thực hiện ý tưởng học suốt đời trong bối cảnh phát triển của xã hội học tập hiện nay.

Tăng cường ứng dụng công nghệ mới thúc đẩy chuyển đổi số thư viện trong CAND nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng thông tin của cán bộ, chiến sĩ.

Thời gian qua, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an đã ban hành nhiều văn bản quản lý nhà nước, kế hoạch, chương trình hành động tổ chức thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ giao và chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chương trình chuyển đổi số quốc gia và phát triển thiết chế văn hóa thư viện và văn hóa đọc trong CAND.

Đó là Chỉ thị số 09/CT-BCA-X03 về công tác thư viện và phát triển văn hóa đọc trong CAND, nhằm phát huy những kết quả đạt được trong công tác thư viện, phát triển văn hóa đọc, tiến tới mục tiêu xây dựng, phát triển công tác thư viện trong CAND chuẩn hóa và hiện đại hóa, trở thành hệ thống thông tin, văn hóa, giáo dục, khoa học nghiệp vụ Công an, góp phần tích cực vào công tác xây dựng lực lượng CAND chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

Bộ Công an cũng đã ban hành kế hoạch triển khai “Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trong lực lượng CAND với mục tiêu tổng quát đến năm 2030 chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện hệ thống thư viện trong CAND; hình thành môi trường thông tin thư viện số an toàn, tiện ích phục vụ tối đa nhu cầu văn hóa tinh thần, thông tin, giáo dục, giải trí và phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ, phát triển văn hóa đọc.

Để đạt được những mục tiêu đề ra, kế hoạch nói trên đã đặt ra một số nhiệm vụ, giải pháp thực hiện chuyển đổi số hoạt động thư viện trong CAND gồm: Chuyển đổi nhận thức; hoàn thiện cơ chế, chính sách và các quy định của pháp luật; phát triển hạ tầng số; phát triển dữ liệu số; xây dựng và phát triển nền tảng số; bảo đảm an toàn, an ninh mạng; phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia công tác thư viện số; tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện.

Về chuyển đổi số hoạt động thư viện trong CAND, ông Nguyễn Hữu Giới, Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam cũng nhận định: Trong nhiều thập kỷ qua, hệ thống thư viện CAND đã có những bước phát triển khá vững chắc và không ngừng lớn mạnh, phục vụ nhu cầu thông tin, tri thức của cán bộ chiến trong lực lượng CAND.

Hiện nay, việc chuyển đổi số và phát triển mô hình mạng liên kết, chia sẻ chung và thống nhất các thư viện trong CAND vừa là cơ hội, vừa là thách thức. Đây không chỉ là nhiệm vụ, kế hoạch công tác của một vài năm mà có khi cả một thập kỷ cho thư viện CAND. Đó có thể được coi như là động lực quan trọng, đòn bẩy để thúc đẩy mạnh mẽ hệ thống thư viện CAND phát triển lên một tầm cao mới. Môi trường số được kết nối mạng là chất xúc tác để tạo nhiều cơ hội cho các thư viện thành viên trong hệ thống thư viện CAND có thể khai thác tối đa tài nguyên thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Thư viện thành viên có thể thực hiện việc truyền thông, cung cấp dịch vụ và truy cập tài liệu cho bạn đọc mọi lúc mọi nơi, không bị giới hạn về không gian, thời gian. Thự viện có thể phát triển số lượng bạn đọc trực tuyến và tham gia hữu ích vào việc cung cấp các khoá đào tạo trực tuyến cho mọi đối tượng bạn đọc. Các thư viện CAND cũng có cơ hội tiếp cận và sử dụng các công nghệ hiện đại để nghiên cứu và thay đổi phương thức hoạt đông của mình, phục vụ cho người sử dụng hiệu quả hơn, tốt hơn.

Đồng nhận định sự cần thiết về chuyển đổi số hoạt động thư viện trong CAND, TS Vũ Dương Thuý Ngà, nguyên Vụ trưởng Vụ Thư viện cũng chia sẻ, để tiến tới mục tiêu xây dựng, phát triển công tác thư viện CAND chuẩn hoá, hiện đại hoá, đáp ứng nhu cầu sử dụng thư viện và tạo môi trường học tập suốt đồi cho cán bộ chiến sĩ thì cần quan tâm một số vấn đề. Trong đó, cần tiến hành rà soát, nâng cấp, tái cấu trúc hạ tầng để đẩy nhanh việc chuyển đổi, hình thành hạ tầng số, thực hiện cung cấp dữ liệu và kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia, bộ, ngành, địa phương, xây dựng nguồn tài nguyên số dùng chung trong CAND.

N.Nguyễn

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文