Di sản vô giá của lực lượng CAND

12:18 07/03/2023

Tháng 2/2023, cả thế giới bàng hoàng trước thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Trong thảm cảnh đau xót ấy đã xuất hiện những hình ảnh đẹp về tình người, tình hữu nghị và tinh thần quốc tế cao cả. Đặc biệt, những chiến sĩ công an và quân đội Việt Nam lần đầu xuất binh làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ ở nước ngoài, để lại ấn tượng đẹp trong lòng người dân Thổ Nhĩ Kỳ và bạn bè quốc tế.

Không thể không tự hào nhìn nhận: Việt Nam đã “trưởng thành” về nhiều mặt, là thành viên tích cực và có trách nhiệm, sẵn sàng đảm trách và có năng lực hoàn thành trách nhiệm với cộng đồng quốc tế trong nhiều lĩnh vực, từ tham gia bảo vệ, giữ gìn hòa bình, công tác y tế của lực lượng Liên hợp quốc tại một số nước, đến công tác cứu nạn, cứu hộ thảm họa thiên tai… Đó cũng là sự trưởng thành của con người Việt Nam nói chung, của cán bộ, chiến sĩ công an nói riêng trong kỷ nguyên toàn cầu  hóa.

ĐB trang 6: Di sản vô giá của lực lượng CAND -0
CBCS Công an Việt Nam làm nhiệm vụ cứu nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Huyền Vũ

Trên đây là một ví dụ góp phần khẳng định những thành tựu của công tác xây dựng lực lượng CAND những năm qua đã đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới và bối cảnh hợp tác, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân, luôn đặc biệt chăm lo công tác cán bộ. Người khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”; “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”…

Những quan điểm đó là sự nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người nói chung và công tác cán bộ nói riêng.

Với lực lượng CAND, Người nhấn mạnh bản chất cách mạng, của dân và vì dân: “Công an nhân dân phải là kiểu mẫu, phải là người chuyên trách thi hành chính sách, phương châm của Đảng và Chính phủ cho tốt. Công an nhân dân phải thực sự phục vụ nhân dân… Các cô, các chú phải cố gắng làm tròn nhiệm vụ của người Công an nhân dân của một nước dân chủ nhân dân” (Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, T6, tr.365-366).

Đặc biệt, vào ngày 11/3/1948 cách nay tròn 75 năm, trong Thư gửi đồng chí Hoàng Mai, Giám đốc Công an khu XII (trụ sở đóng tại xã Nhã Nam, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang), Người phân tích: “Trên báo, cần thường xuyên làm cho anh chị em công an nhận rõ công an của ta là công an nhân dân, vì nhân dân mà phục vụ và dựa vào nhân dân mà làm việc.

Bức thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng chí Hoàng Mai, Giám đốc Công an Khu XII, nêu Sáu điều dạy của Người về tư cách người Công an cách mạng.

Nhân dân ta có hàng chục triệu người và hàng mấy chục triệu tai, mắt, tay, chân. Nếu biết dựa vào nhân dân thì việc gì cũng xong. Trên tờ báo phải luôn luôn nhắc nhở anh em rèn luyện tư cách đạo đức”.

Tư cách người Công an Cách mệnh là:

Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính

Đối với đồng sự, phải thân ái, giúp đỡ

Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành

Đối với nhân dân, phải kính trọng lễ phép

Đối với công việc, phải tận tuỵ

Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo...”.

Lực lượng CAND vinh dự và tự hào được Đảng, Bác Hồ quan tâm chăm lo, giáo dục, rèn luyện. Đặc biệt, “Sáu điều tư cách người Công an cách mệnh” là di sản vô giá, vừa là nguyên tắc, vừa là phương châm để mỗi cán bộ, chiến sĩ và tổ chức  công an rèn luyện, phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.

Trải qua gần 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng CAND luôn nỗ lực học tập, thực hiện tốt Sáu điều Bác Hồ dạy. Việc phát động học tập Sáu điều Bác Hồ dạy được triển khai từ Công an khu XII, Ty Công an Thanh Hóa và nhiều địa phương ngay từ giữa năm 1948. Ở mỗi thời kì, yêu cầu nhiệm vụ thay đổi song việc học tập và thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy luôn được công an các đơn vị, địa phương quan tâm, chỉ đạo thực hiện với những biện pháp, hình thức phù hợp. Đặc biệt là Chỉ thị 04/CT-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) về “Học tập thấm nhuần sâu sắc, thực hiện nghiêm túc Sáu điều dạy của Bác Hồ kính yêu đối với CAND”, đã sáng tạo, đi trước trong việc nghiên cứu, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh…  

Từ nhiệm kì Đại hội XII và Đại hội XIII, bám sát quan điểm, đường lối và các nghị quyết của Đảng, Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an đã có những quyết sách về xây dựng lực lượng CAND. Đặc biệt, đã tham mưu Bộ Chính trị (khóa XIII) ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16/3/2022 về "Đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới". Nghị quyết xác định rất rõ mục tiêu tổng quát là tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, sâu sắc, toàn diện trong xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại… Nỗ lực phấn đấu để đến năm 2025, lực lượng CAND cơ bản phải tinh, gọn, mạnh; các lực lượng tình báo, cơ yếu, an ninh, cảnh sát cơ động, kỹ thuật nghiệp vụ, an ninh mạng và đấu tranh phòng, chống tội phạm công nghệ cao tiến thẳng lên hiện đại. Phấn đấu đến năm 2030 xây dựng lực lượng CAND chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

Gặt lúa giúp dân.

Để thực hiện tốt Nghị quyết 12-NQ/TW, một trong những nội dung được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai nghị quyết này (ngày 17/6/2022), là: “Mỗi cán bộ, chiến sĩ công an phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện để nêu cao ý chí chiến đấu; thường xuyên tự soi, tự sửa, tự tu dưỡng, rèn luyện theo 6 điều Bác Hồ đã dạy lực lượng Công an nhân dân… Phải coi đây là việc làm thường xuyên, rất hệ trọng, trở thành tiềm thức trong trái tim, khối óc và hành động thực tế trong công tác, chiến đấu hằng ngày của mình; luôn luôn giữ mình cho thật trong sạch, thật vững vàng, không bị sa ngã trước bất cứ sự mua chuộc, lôi kéo nào của các phần tử xấu, "lợi ích nhóm"; không bị cám dỗ bởi những danh lợi tầm thường; không lợi dụng cương vị công tác của mình để làm những việc ty tiện, đớn hèn, làm phương hại đến lợi ích chung của Đảng, Nhà nước và lợi ích chính đáng của nhân dân. Có như thế mới bảo vệ được uy tín, danh dự thiêng liêng và phát huy được truyền thống anh hùng, cách mạng vẻ vang của lực lượng CAND”.

Trong số những kết quả công tác nổi bật gần đây của lực lượng CAND, là đề án bố trí Công an chính quy về xã. Sau gần 5 năm triển khai, tình hình ANTT tại cơ sở được cải thiện rõ rệt; nhiều mâu thuẫn, vụ việc được giải quyết ngay từ cơ sở, qua đó góp phần làm giảm số vụ phạm pháp hình sự, giảm tội phạm.

Việc triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, trong đó, lực lượng CAND được Chính phủ giao trọng trách tiên phong, nòng cốt. Đây là sự “chọn mặt gửi vàng”, bởi Đảng, Quốc hội và Chính phủ có cơ sở đặt lòng tin và giao trọng trách cho lực lượng CAND.

Không thể không nhắc tới những kết quả đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng, kinh tế và chức vụ vài năm gần đây. Hàng loạt vụ án lớn được khám phá, như vụ “Chuyến bay giải cứu”, “Kít test và Công ty Việt Á” và những vụ án trong lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông vận tải, xây dựng, đất đai… đã răn đe, cảnh tỉnh, hạn chế sai phạm, tội phạm tham nhũng. Từ đó góp phần làm trong sạch bộ máy công quyền, lành mạnh hóa, minh bạch hóa các hoạt động đầu tư, kinh doanh, tài chính và nền kinh tế.

Những thành tích và kết quả nêu trên là sự tiếp nối thành tựu về công tác xây dựng lực lượng CAND theo tinh thần Nghị quyết 12-NQ/TW. Xây dựng lực lượng, trước hết là công tác con người và tổ chức bộ máy trong CAND. Con người, ngoài những tiêu chuẩn chung phải hội tụ những phẩm chất theo Sáu điều Bác Hồ dạy; tổ chức bộ máy công an phải phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và bối cảnh kinh tế xã hội, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Giữ vững những tiêu chí và nguyên tắc đó, việc thực hiện Nghị quyết 12 sẽ thu được những thành công như mục tiêu, yêu cầu đặt ra và lực lượng CAND luôn đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc, xứng đáng là Công an của dân, từ dân mà ra và vì nhân dân phục vụ.

Trần Duy Hiển

Thời gian qua, gia đình ông Trương Hoàng Xuân (SN 1956, trú đường Nguyễn Viết Xuân, phường 4, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) cùng các con, cháu, người thuê phòng trọ phải vất vả bắc ghế, trèo qua hàng rào của Sở Lao động, thương binh và xã hội tỉnh Lâm Đồng (cũ) mới ra ngoài được. Nguyên nhân là do chủ sử dụng bất động sản liền kề không cho gia đình ông Xuân sử dụng lối đi này nữa.

Nhân viên kỹ thuật đã tự ý sử dụng 58 ống hỏa thuật “rồng lửa” còn sót lại từ Festival Nghề truyền thống Huế 2023 để thực hiện trong chương trình bắn hỏa pháo súng thần công. Các ống này đã bị thấm nước, gây ẩm không cháy do thời gian lắp đặt gặp mưa gió và hết hạn sử dụng, dẫn đến chất lượng không đảm bảo.

Tại bản kết luận điều tra trong vụ án Thuận An, Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định, bị can Nguyễn Duy Hưng (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An) có mối quan hệ thân thiết với bị can Phạm Thái Hà (cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cựu Trợ lý nguyên Chủ tịch Quốc hội, theo dõi Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang).

Ngày 13/5, Công an tỉnh Bình Phước cho biết, Phòng Cảnh sát kinh tế đã phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy 781kg thịt heo ôi thiu, dương tính với virus dịch tả lợn châu Phi, đồng thời thực hiện các biện pháp khử trùng, vệ sinh môi trường. Số thịt bị tiêu hủy này thu giữ tại cơ sở sơ chế trái phép của bà Tô Thị Bưởi, trú phường Tân Bình, TP Đồng Xoài.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cảnh báo Pakistan rằng New Delhi sẽ nhắm mục tiêu vào “nơi ẩn náu của khủng bố” bên kia biên giới một lần nữa nếu có các cuộc tấn công mới vào Ấn Độ và sẽ không bị ngăn cản bởi cái mà ông gọi là sự “tống tiền hạt nhân” của Islamabad.

Mối quan hệ nhạy cảm giữa Ấn Độ và Pakistan đang bước vào giai đoạn nguy hiểm khi chính quyền New Delhi đơn phương rút khỏi Hiệp ước Nước sông Ấn (IWT) lần đầu tiên trong lịch sử. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu khiến nguồn nước khan hiếm, cuộc tranh chấp lưu vực sông Ấn khiến chúng ta không khỏi suy nghĩ về tương lai khi những căng thẳng địa chính trị có thể bùng phát từ áp lực môi trường.

Từ vụ triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã xác định, trong 4 năm (từ tháng 8/2021 đến nay) có 573 nhãn hiệu sữa bột giả được tung ra thị trường. Điều này đã khiến cho dư luận không khỏi phẫn nộ bởi nhiều sản phẩm được quảng cáo dành cho trẻ em, người già, người có bệnh nặng. Đáng nói, sự tồn tại và phát triển này trong đó có cả sự bắt tay với người nổi tiếng, thậm chí là cơ quan chuyên môn để lừa dối, chiếm lòng tin của người tiêu dùng…

Ngày 13/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Ngọc Thúy (SN 1962, ngụ phường 5, TP Bạc Liêu); Trần Thị Kiều Oanh (SN 1957) và Nguyễn Minh Hải Dương (SN 1973), cùng ngụ phường 1, TP Bạc Liêu về hành vi “Vi phạm quy định về quản lý tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Bộ Xây dựng vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị, ban quản lý dự án trực thuộc và các nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án: Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận, Công ty CP BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ, Công ty CP BOT Bắc Giang - Lạng Sơn; Công ty TNHH Đầu tư đường cao tốc Nha Trang - Cam Lâm; Công ty CP Đầu tư Phúc Thành Hưng, Công ty CP Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo về việc khẩn trương rà soát, xử lý các bất cập phát sinh trong tổ chức giao thông trên cao tốc.

Ba Lan đã triệu tập Đại sứ Nga và cho biết sẽ đóng cửa Lãnh sự quán Nga tại Krakow sau khi có bằng chứng cho thấy Moscow chịu trách nhiệm cho vụ hỏa hoạn lớn gần như phá hủy hoàn toàn một trung tâm mua sắm ở Warsaw vào năm 2024. Nga phủ nhận mọi liên quan đến vụ tấn công đốt phá và cáo buộc Ba Lan có thái độ kỳ thị với Nga.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.