Diện mạo mới của Bảo tàng Công an nhân dân

09:23 12/08/2015
Hà Nội đang trong những ngày tháng 8, tháng của những sự kiện lịch sử không thể quên trong tâm trí mỗi người dân. 70 năm Cách mạng tháng Tám thành công, cũng là 70 năm lực lượng Công an nhân dân (CAND) xây dựng, chiến đấu và trưởng thành. Đúng vào dịp kỷ niệm ngày thành lập lực lượng CAND, Công trình cải tạo, nâng cấp và đổi mới trưng bày Bảo tàng CAND đã hoàn thành.

Những hiện vật “biết nói”

Nằm trên phố Trần Bình Trọng, Hà Nội, nhiều năm nay Bảo tàng CAND đã là địa chỉ đỏ cho các thế hệ CBCS trong lực lượng Công an và người dân đến tìm hiểu tư liệu, ôn lại truyền thống lịch sử, về những chiến công, sự phát triển không ngừng của lực lượng Công an. Trong những ngày này, khách đến tham quan bảo tàng còn có thể cảm nhận một sự mới mẻ trong cách trưng bày, thể hiện rõ nét vai trò, hoạt động của lực lượng Công an qua các thời kỳ, từ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cho đến thời kỳ đất nước đổi mới và hiện tại. Gần 1.700 tài liệu hiện vật “biết nói” như sống động trong từng câu chuyện, như từng thông điệp gửi về từ quá khứ.

Bảo tàng CAND có diện mạo mới.

Chiếc súng carbin đồng chí Hoàng Hữu Kháng sử dụng bảo vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh thời kỳ kháng chiến chống Pháp; chiếc đòn gánh tiểu đội AD sử dụng chuyển tài liệu lên chiến khu Việt Bắc trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến; súng phóng lựu Công an Xung phong Hà Nội sử dụng thời kỳ kháng chiến chống Pháp; sơ đồ Đội quân báo thiếu niên Công an quận VI (nay thuộc quận Hai Bà Trưng) Hà Nội sử dụng xâm nhập vào nội thành hoạt động bí mật đêm 19/12/1946… Tất cả hiện vật, tư liệu ấy sẽ giúp người xem hình dung về những hoạt động gian khổ nhưng đầy tự hào của lực lượng Công an thời kỳ chống Pháp.

Chúng tôi đến bảo tàng trước ngày lễ khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp, những nhóm thợ đang rốt ráo hoàn thiện nốt từng phần việc cuối cùng. Tranh thủ giờ giải lao, họ say sưa ngắm nhìn các hiện vật trưng bày. Và, có một nơi khá hấp dẫn họ là gian giới thiệu về những nữ Công an anh hùng. 3 bức tượng tái hiện hình ảnh liệt sỹ Bùi Thị Cúc, liệt sỹ Võ Thị Sáu và liệt sỹ Nguyễn Thị Lợi cùng chiến công điển hình đã thể hiện rất sống động tinh thần bất khuất, dũng cảm, kiên trung của các nữ điệp báo CAND.

Ở một gian trưng bày khác, những tư liệu, hiện vật tái hiện vụ án Ôn Như Hầu, hay một số tang vật lực lượng Công an thu giữ trong Chuyên án TN25… là chiến công xuất sắc của lực lượng An ninh nói riêng và lực lượng CAND nói chung thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đánh dấu son trong lịch sử truyền thống CAND. Bên cạnh đó, những chuyên án đi cùng năm tháng của lực lượng Công an trong thời bình cũng giúp người xem hình dung phần nào công việc của lực lượng Công an dù chiến tranh đã đi qua.

Những chuyên án được gọi tên đối tượng cầm đầu như: Vũ Xuân Trường, Trịnh Nguyên Thủy, Khánh Trắng… vừa là chiến công của lực lượng Công an, nhưng cũng là bài học, là lời nhắc nhở cho các thế hệ CBCS Công an về những hiểm nguy, sự phức tạp trong cuộc chiến đấu tranh giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội thời kỳ đất nước đổi mới.

Ngoài ra, trong các gian trưng bày còn nhiều tư liệu quý như: Cuốn sách “Sáu lời dạy của Hồ Chủ tịch” – cuốn sách đầu tiên hướng dẫn học tập, thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy CAND so Sở Công an Nam Bộ xuất bản năm 1951; Báo “Cờ giải phóng” số 15 ra ngày 17/7/1945, Báo “Cứu quốc” số 29 ra ngày 15/8/1945 viết bằng tay tôn vinh những chiến công của lực lượng Công an những ngày đầu thành lập…

Đổi mới trong trưng bày

Đại tá Nguyễn Thị Anh Tuấn, Giám đốc Bảo tàng CAND cho biết: “Cơ sở hạ tầng của bảo tàng được mở rộng, cải tạo, sửa chữa tổng thể. Các thiết bị kỹ thuật, hệ thống bảo vệ an ninh, phòng cháy… được đầu tư. Tòa nhà trưng bày trước đây được nâng thêm tầng diện tích trưng bày, mở rộng gần 600m2. Đây là một dấu ấn trong quá trình hoạt động và phát triển của Bảo tàng CAND.

Điều đặc biệt là hệ thống nội dung trưng bày của bảo tàng lần này được chỉnh lý, bổ sung toàn diện. Thông qua gần 1.700 tài liệu hiện vật tiêu biểu về những chiến công của lực lượng CADN trong 70 năm chiến đấu, xây dựng và phát triển, với gần 1.200m2 trưng bày, bảo tàng đã tái tạo lại hành trình lịch sử ra đời và phát triển của lực lượng CAND dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm chăm lo, dìu dắt của Bác Hồ và sự thương yêu đùm bọc, giúp đỡ che chở của quần chúng nhân dân”.

Hệ thống trưng bày của Bảo tàng CAND ngoài phần khánh tiết có trưng bày hệ thống với 4 chủ đề được phân theo dòng lịch sử và 2 chuyên đề sưu tập. Trong đó có chuyên đề Bác Hồ với CAND. Đây là phần trưng bày thể hiện tình cảm, sự ân cần chăm lo giáo dục rèn luyện của Bác giành cho lực lượng CAND. Thêm nét mới của Bảo tàng CAND là, trong hệ thống trưng bày thể hiện 9 tổ hợp thuộc các chủ đề với những điểm nhấn độc đáo, như Tổ hợp về Vụ án Ôn Như Hầu ngày 12/7/1946 tại Hà Nội, Tổ hợp khu căn cứ Lõm K20 tại Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ…

Ngoài ra hệ thống trưng bày còn giới thiệu với công chúng chân dung các lãnh đạo Bộ Công an qua các thời kỳ, chân dung Tướng lĩnh Công an và chân dung các Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân bằng hệ thống số hóa giúp giới thiệu cho người xem một cách đầy đủ và thuận tiện nhất khi đến với Bảo tàng Công an.

Công trình cải tạo, nâng cấp và đổi mới trưng bày Bảo tàng CAND không chỉ có ý nghĩa đón mừng kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống của lực lượng Công an và 10 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, mà còn là nghĩa cử tri ân, vinh danh những người con kiên trung của dân tộc đã cống hiến trọn đời cho nền độc lập, tự do của dân tộc, vì cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Việt Hà

70 năm về trước, phát huy truyền thống của quê hương Xôviết anh hùng, bằng ý chí, quyết tâm, quân và dân xứ Nghệ đã cùng dốc sức đồng lòng, góp máu xương làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Những người lính từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ nay đều đã cao tuổi, song ký ức về năm tháng “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”, về chiến tranh khốc liệt mà hào hùng và cảm xúc hân hoan trong ngày vui chiến thắng vẫn còn nhớ như in...

Theo báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực quý I/2024 của UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, hầu hết các cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chủ động hơn trong kiểm tra, thanh tra phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực còn chưa đáp ứng được yêu cầu, hiệu quả chưa cao; công tác kiểm tra, giám sát nội bộ chưa thường xuyên…

Hy vọng về một thỏa thuận ngừng bắn mới giữa Israel và Hamas vừa được nhen nhóm vào cuối tuần trước đã có nguy cơ tắt ngấm sau khi Hamas tấn công một cửa khẩu ở Gaza và Israel đóng cửa văn phòng của Đài truyền hình Al Jazeera tại nước này.

Để làm tốt công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong đó, tập trung triển khai hiệu quả các giải pháp phòng ngừa, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các sai phạm ngay từ cấp cơ sở. Điển hình, việc xử lý sai phạm tại dự án Khu dân cư (KDC) Nọc Nạng, phường 1, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu đã được sự đồng thuận cao trong nhân dân.

Bằng chiêu trò ủy quyền qua nhiều đầu mối trung gian, các đối tượng đã tạo lòng tin cho nhà đầu tư mua những mảnh đất giá rẻ, sau đó âm thầm khởi kiện hoặc đưa ra kịch bản đang tranh chấp để lấy lại đất từ chính người được ủy quyền mà không hề thông báo cho người mua cuối cùng được biết.

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định ông đặt "lợi ích và sự an toàn của người dân Nga lên trên hết", đồng thời tin tưởng Nga sẽ vượt qua mọi khó khăn một cách tự trọng và trở nên mạnh mẽ hơn.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文