Giúp người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ hòa nhập cộng đồng

09:16 10/07/2022

Hiện nay, với việc quản lý gần 1.000 trường hợp đang chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ trong cộng đồng, các cấp chính quyền, đặc biệt là lực lượng Công an trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai hiệu quả công tác quản lý, giáo dục. Qua đó, giúp họ yên tâm cải tạo, chấp hành án tốt để trở thành công dân có ích cho xã hội.

Tháng 3/2021, ông Nguyễn Văn T. (SN 1962), trú tại thôn Thống Nhất, xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) bị bắt quả tang khi đang say sưa sát phạt trên chiếu bạc cùng một nhóm người khác. Với tang vật hơn 7 triệu đồng trên chiếu bạc, ông T. bị kết án 15 tháng cải tạo không giam giữ.

Đại úy Phạm Duy Triết, Trưởng Công an xã Thạch Đài cho biết, ông T. là một trong số 9 trường hợp đang chấp hành án treo, án cải tạo không giam giữ trên địa bàn xã. Trong số này, có 8 đối tượng chấp hành án treo và 1 đối tượng chấp hành án cải tạo không giam giữ, chủ yếu phạm các tội đánh bạc, trộm cắp tài sản. Theo đánh giá, trong suốt thời gian chấp hành án, ông T. đều chấp hành tốt các quy định của người đang thụ án cũng như đường lối, chính sách của địa phương, tích cực tham gia các hoạt động xã hội cũng như phong trào chung của xã hội.

Đại úy Triết cho biết thêm, để quản lý và giáo dục tốt người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ trong cộng đồng, ngay khi tiếp nhận hồ sơ từ Công an huyện, Công an xã và chính quyền sẽ họp bàn, thống nhất bàn giao cho lực lượng công an có nhiệm vụ phân công cán bộ theo dõi, giúp đỡ người lầm lỗi hoàn lương. Hàng tháng, người chấp hành án sẽ tự nhận xét, đánh giá về quá trình giáo dục của bản thân. Nếu cải tạo tốt, sẽ được đề xuất rút ngắn thời hạn thử thách vào dịp các ngày lễ lớn của dân tộc.

Giúp người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ hòa nhập cộng đồng -0
Công an xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) gặp gỡ, giáo dục đối tượng đang chấp hành án treo trên địa bàn.

Trong khi đó, thị trấn Thạch Hà là địa phương có số lượng người chấp hành án treo, án cải tạo không giam giữ đông nhất trên toàn huyện. Trong tổng số 13 người đang chấp hành án, có 10 người chấp hành án treo, 2 người chấp hành án cải tạo không giam giữ, 1 người hoãn chấp hành án.

Để giúp đỡ, giáo dục đối tượng này, Công an thị trấn đã phối hợp với các đơn vị liên quan liên quan tổ chức tuyên truyền quy định của pháp luật về công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng đối với người được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ, đồng thời thực hiện các biện pháp quản lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả. Nhờ vậy, đã có nhiều trường hợp chấp hành tốt việc thi hành án nên được rút ngắn thời gian thử thách từ 2 - 3 tháng.

Trên địa bàn huyện Thạch Hà, tính đến nay có 85 người phải chấp hành án treo và 22 người phải chấp hành cải tạo không giam giữ. Công an các địa phương đã làm tốt công tác tham mưu, phối hợp với UBND xã làm tốt công tác phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, giáo dục người chấp hành án hòa nhập cộng đồng.

Theo số liệu thống kê của Công an tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2020 - 2022, cơ quan thi hành án hình sự Công an các địa phương trên địa bàn đã tiếp nhận bản án, quyết định thi hành án 821 trường hợp phạt tù cho hưởng án treo và 133 quyết định thi hành án cải tạo không giam giữ. Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh đang quản lý 709 trường hợp án treo và 82 trường hợp án cải tạo không giam giữ.

Công an tỉnh đã chủ động hướng dẫn và kiểm tra cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện trong quản lý và thi hành án hình sự ngoài xã hội. Đồng thời, phân công cán bộ thường xuyên phối hợp với các cơ quan, đơn vị để tiếp cận thông tin về các đối tượng trong diện quản lý, phối hợp với chính quyền cơ sở nắm bắt biến động trong thời gian chấp hành án.

Công an cấp xã đã thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu, giúp UBND cấp xã thực hiện công tác quản lý lập hồ sơ, giám sát, giáo dục người chấp hành án. Cũng trong thời gian nói trên, toàn tỉnh đã thực hiện xét giảm thời gian thử thách cho 326 trường hợp chấp hành án treo và 7 trường hợp giảm thời hạn án cải tạo không giam giữ.

Thượng tá Nguyễn Văn Chương, Trưởng phòng Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp, Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết: Từ thực tiễn trên địa bàn Hà Tĩnh cho thấy, công tác phối hợp giữa cơ quan Công an, viện kiểm sát, tòa án trong thi hành án treo, cải tạo không giam giữ được quan tâm, thống nhất trong chuyển giao, tiếp nhận bản án. Đảm bảo điều kiện thuận lợi cho công tác lập, đăng ký hồ sơ; phối hợp với UBND cùng cấp trong tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và quản lý, theo dõi, giám sát, giáo dục người chấp hành án.

Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, vướng mắc như việc áp dụng hình phạt án treo, cải tạo không giam giữ đối với một số tội như đánh bạc, trộm cắp tài sản chưa đảm bảo tính răn đe và nghiêm minh; một số bị án tự ý đi khỏi địa phương nhưng UBND cấp xã chậm thực hiện các biện pháp quản lý... Do vậy, theo Thượng tá Chương, cần xem xét quy định xử lý trường hợp người được hưởng án treo đang thi hành án nhưng lại đi khỏi địa phương trên 60 ngày, bỏ trốn thi hành án.

Thiên Thảo

Chiều 15/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam (diễn ra từ ngày 14 đến ngày 15/4/2025). Chuyến thăm Việt Nam lần này của đồng chí Tập Cận Bình có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ giữa hai nước láng giềng, đặc biệt khi năm 2025 là năm đánh dấu 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc (18/1/1950 - 18/1/2025).

Điều này nhằm quy định rõ trách nhiệm của Cơ quan Trung ương về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù và khắc phục "khoảng trống" của Luật Tương trợ tư pháp (TTTP) năm 2007 khi không quy định về cơ quan có trách nhiệm lập yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, dẫn đến việc Việt Nam không thể chủ động trong vấn đề này.

Sau nhiều năm dồn phần lớn lượng rác thải sinh hoạt về Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước (bãi rác Đa Phước) để chôn lấp, tháng 3 vừa qua TP Hồ Chí Minh đã cho khởi công nhà máy rác điện với công suất 2.000 tấn/ngày. Đây mới chỉ là nhà máy rác điện thứ 2 trong khi từ lâu lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày tại thành phố đã ở mức 8.000 - 9.000 tấn...

Sau hai ngày TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm 8 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Chè Việt Nam (Vinatea) trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Vinatea, gây thiệt hại của Nhà nước số tiền hơn 38 tỷ đồng, chiều 15/4, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã nêu quan điểm giải quyết vụ án và đề nghị mức án đối với các bị cáo.  

Ngày 15/4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Trần Thị Minh Huệ (SN 1980, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Hành vi của Huệ thể hiện qua việc chị ta khoe quen biết ngân hàng thu gom USD giá rẻ, sau đó lừa những người nhiều tiền để chiếm đoạt hơn 140 tỷ đồng.

Ngày 15/4, thông tin từ Công an phường Nam Sơn (quận An Dương, TP Hải Phòng) cho biết, đơn vị vừa phát đi thông báo đề nghị cung cấp thông tin, hình ảnh liên quan đến vụ việc cháu bé sơ sinh bị bỏ rơi tử vong trước công chùa trên địa bàn, để phục vụ công tác điều tra.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.