Hoàn thiện pháp luật về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù

14:38 22/04/2025

Dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù do Bộ Công an chủ trì xây dựng dự kiến trình Quốc hội khóa XV xem xét, cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 9 tới đây.

Dự thảo Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù gồm 5 chương và 45 điều, trong đó các quy định về thẩm quyền, điều kiện tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù là một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật.

Cụ thể, về thẩm quyền tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam, dự thảo Luật quy định Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi người được đề nghị chuyển giao có nơi thường trú cuối cùng tại Việt Nam quyết định tiếp nhận. Trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng tại Việt Nam của người được đề nghị chuyển giao hoặc người được đề nghị chuyển giao không thường trú tại Việt Nam thì Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam.

Hoàn thiện pháp luật về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù -0
Đại diện Bộ Công an Việt Nam tiến hành bàn giao phạm nhân Jong Jae Hong (người mặc áo đen, ngoài cùng bên phải) cho Bộ Tư pháp Hàn Quốc vào ngày 13/3/2025.

Về thẩm quyền xem xét chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam cho nước ngoài, dự thảo Luật quy định Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi người nước ngoài đang chấp hành án phạt tù quyết định việc chuyển giao. Trường hợp có kháng cáo, kháng nghị thì Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền sẽ xem xét, quyết định. Điều này phù hợp với quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2024 và là nội dung mới so với quy định của Luật Tương trợ tư pháp (TTTP).

Về điều kiện tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, dự thảo Luật quy định người đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài có thể được tiếp nhận, chuyển giao khi có đủ các điều kiện:

 Là công dân Việt Nam (trường hợp tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam) hoặc là công dân của nước nhận hoặc là người được phép cư trú không thời hạn ở nước nhận hoặc nước nhận đồng ý tiếp nhận (trường hợp chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù ở Việt Nam cho nước ngoài).

Hành vi phạm tội mà người đó bị kết án phạt tù cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước chuyển giao (hoặc nước nhận).

Vào thời điểm nhận được yêu cầu chuyển giao, thời hạn chưa chấp hành án phạt tù phải còn ít nhất là 1 năm; trong trường hợp đặc biệt, thời hạn này có thể ít hơn 1 năm.

Bản án đối với người được chuyển giao đã có hiệu lực pháp luật.

Có sự đồng ý của Việt Nam và nước chuyển giao (hoặc nước nhận).

Có sự đồng ý của người được chuyển giao.

Ngoài ra, trường hợp người được chuyển giao không có đầy đủ năng lực để đồng ý theo pháp luật của nước chuyển giao thì phải có sự đồng ý của người đại diện hợp pháp của người đó.

Các quy định này cơ bản kế thừa quy định tại Điều 50 của Luật TTTP. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho công dân Việt Nam được về Việt Nam tiếp tục chấp hành án phạt tù cũng như phù hợp với hầu hết các hiệp định về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù mà Việt Nam là thành viên, trong trường hợp Việt Nam là nước nhận, dự thảo Luật bỏ quy định về người đang chấp hành án phạt tù có nơi thường trú cuối cùng tại Việt Nam và quy định thời hạn còn lại tiếp tục thi hành án ít nhất 6 tháng trong trường hợp đặc biệt. Đây là các nội dung mới so với Luật TTTP. Cùng với đó, dự thảo Luật quy định Chính phủ quy định chi tiết trường hợp đặc biệt nếu thời hạn chưa chấp hành án phạt tù phải còn ít hơn một năm.   

Theo cơ quan chủ trì soạn thảo, những quy định này sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù theo hướng nhân đạo, toàn diện, cụ thể, đồng bộ, thống nhất, khả thi, ổn định, thúc đẩy hợp tác quốc tế trong chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù.

Nguyễn Hương

Chiều 18/5, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an TP Hà Nội cho biết vừa phối hợp lực lượng chức năng phát hiện hơn 11.000 hộp thực phẩm chức năng của Công ty Cổ phần Thảo dược Mộc Can có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Vụ việc cho thấy những thủ đoạn ngày càng tinh vi trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm "thổi phồng" công dụng, gây hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng.

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố 22 bị can trong vụ án “Buôn lậu”, “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, xảy ra tại Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Quốc tế Tài Lộc (viết tắt là Công ty Tài Lộc), Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Hải phòng khu vực II (viết tắt là Chi cục Hải Quan II) và các đơn vị liên quan.

Như Báo CAND đã thông tin về tình trạng xung đột quyền lợi gay gắt giữa cư dân sinh sống tại các chung cư hạng sang và chủ sở hữu căn hộ chung cư tham gia ứng dụng Airbnb cho thuê căn hộ ngắn ngày để phục vụ người dân có nhu cầu. Trong khi Bộ Xây dựng khẳng định pháp luật không cấm hoạt động này, nhưng đỉnh điểm của tình trạng mâu thuẫn lợi ích tiếp tục diễn ra sau văn bản của Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh trả lời đơn vị quản lý, vận hành, khai thác chung cư Hà Đô trên đường 3/2 quận 10 vào ngày 1/4 vừa qua…

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố bị can Trần Ngọc Linh và bị can Nguyễn Thành Ngôn (hai cựu Giám đốc Công ty điện lực Bình Thuận) và 24 đồng phạm trong vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”, “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, “In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước” xảy ra tại Công ty Điện lực Bình Thuận và các đơn vị liên quan.

Tự quảng cáo mình là kế toán, có kinh nghiệm làm kế toán thuế cho nhiều doanh nghiệp, chuyên giúp các cá nhân, doanh nghiệp làm thủ tục hoàn thuế GTGT được hưởng lợi cao, tin vào lời “chém gió” của Nguyễn Thị Thu, nhiều bị hại đã chuyển tiền cho Thu để nhờ làm thủ tục hoàn thuế GTGT và bị chị ta chiếm đoạt.

Ngày 18/5, Công an TP Hà Nội cho biết, với tinh thần trách nhiệm cao, khắc phục những khó khăn về điều kiện thời tiết mưa gió, địa hình trơn trượt, dốc cao và sự phối hợp, hỗ trợ của người dân địa phương, lực lượng Cảnh sát PCCC & CNCH đã kịp thời giải cứu nhóm 5 người mắc kẹt tại núi Hàm Lợn, xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Chất thải nông nghiệp, bao bì đựng phân, vỏ thuốc bảo vệ thực vật chất đống tràn lan đã bị nước mưa cuốn trôi xuống các mương, suối thoát nước không chỉ gây un tắc dòng chảy, thiệt hại hoa màu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới cảnh quan, môi trường của TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.