Hội thảo khoa học quốc tế “Đào tạo Cảnh sát đặc nhiệm ở Việt Nam, thực trạng, kinh nghiệm quốc tế và giải pháp”

13:35 06/11/2024

Ngày 6/11, tại Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân (CSND) I, Bộ Công an đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Đào tạo Cảnh sát đặc nhiệm ở Việt Nam, thực trạng, kinh nghiệm quốc tế và giải pháp”.

Thừa ủy quyền của Trung tướng, TS. Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Thiếu tướng, PGS.TS Lê Hoài Nam, Hiệu trưởng trường Cao đẳng CSND I, Trưởng Ban tổ chức hội thảo và Thiếu tướng Đào Ngọc Dinh, Phó Cục trưởng Cục Khoa học, chiến lược và lịch sử Công an đồng chủ trì hội thảo.

Dự hội thảo, về phía khách mời có đại diện Đại sứ quán Nga tại Việt Nam; Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam; Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam; Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam lãnh đạo các đơn vị chức năng trực thuộc Bộ Quốc phòng. Về phía Bộ Công an có lãnh đạo các Cục, đơn vị chức năng trực thuộc Bộ và Công an các đơn vị, địa phương.

Hội thảo có sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học, chuyên gia trong và ngoài lực lượng CAND.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thiếu tướng, PGS.TS Lê Hoài Nam nhấn mạnh: Xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt nhằm xây dựng lực lượng CAND chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Trong đó, Cảnh sát đặc nhiệm Việt Nam là một bộ phận của lực lượng Cảnh sát cơ động, được xác định là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò là “lá chắn thép” trong thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia (ANQG), bảo đảm trật tự, an toàn xã hội (TTATXH), đồng thời, thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm khủng bố. Việc xây dựng lực lượng Cảnh sát đặc nhiệm chính quy, tinh nhuệ, hiện đại là một chủ trương lớn, mang tầm chiến lược của Nhà nước và Bộ Công an Việt Nam.

Lãnh đạo Trường Cao đẳng CSND I và Cục Khoa học chiến lược và Lịch sử Công an đồng chủ trì hội thảo.

Hội thảo khoa học quốc tế “Đào tạo Cảnh sát đặc nhiệm ở Việt Nam, thực trạng, kinh nghiệm quốc tế và giải pháp” là diễn đàn để các nhà khoa học trong và ngoài nước, cũng như các đại biểu, Công an các đơn vị, địa phương nghiên cứu, đánh giá về những kết quả đạt được trong công tác đào tạo Cảnh sát đặc nhiệm; chia sẻ kinh nghiệm đào tạo Cảnh sát đặc nhiệm; nhận diện những khó khăn, vướng mắc. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác đào tạo Cảnh sát đặc nhiệm ở Việt Nam trong thời gian tới.

Phát biểu tại hội thảo, Thiếu tướng, TS Đào Ngọc Dinh khẳng định: Những năm qua, lực lượng Cảnh sát đặc nhiệm luôn được quan tâm xây dựng và phát triển mạnh mẽ. Cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát đặc nhiệm luôn giữ vững lập trường, bản lĩnh chính trị, vượt qua khó khăn, gian khổ, nguy hiểm, dũng cảm, chiến đấu hy sinh, lập được nhiều chiến công đặc biệt xuất sắc trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, kịp thời ngăn chặn, dập tắt các vụ gây rối, biểu tình, bạo loạn, tham gia đấu tranh triệt phá các chuyên án hình sự, ma túy đặc biệt nguy hiểm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ ANQG và đảm bảo TTATXH.

Thiếu tướng, PGS.TS Lê Hoài Nam, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng CSND I, Trưởng Ban tổ chức phát biểu tại hội thảo.

Tuy nhiên, hiện nay các thế lực thù địch, đối tượng phản động vẫn tiếp tục đẩy mạnh hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước với nhiều phương thức, thủ đoạn hết sức tinh vi, phá hoại, khủng bố tác động đến ANQG và nhiệm vụ bảo vệ Đảng, bảo vệ ANQG và TTATXH. Tình hình trên đặt ra nhiệm vụ hết sức nặng nề đòi hỏi lực lượng CAND nói chung, Cảnh sát đặc nhiệm nói riêng tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, đoàn kết vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy giao phó…

Thảo luận tại hội thảo, các ý kiến của các nhà khoa học đã làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng lực lượng CAND nói chung, lực lượng Cảnh sát cơ động và Cảnh sát đặc nhiệm nói riêng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm ANTT trong tình hình mới, trên một số nội dung: Xây dựng Đảng; xây dựng về chính trị, tư tưởng; tổ chức, bộ máy; đội ngũ cán bộ; bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang bị phương tiện; quan hệ phối hợp và hợp tác quốc tế…. Từ đó, tiếp tục khẳng định công tác xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động, trong đó có Cảnh sát đặc nhiệm theo Đề án “Hiện đại hóa lực lượng Cảnh sát cơ động đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030” của Chính phủ và Kế hoạch số 279/KH-BCA-K02 ngày 09/7/2021 của Bộ Công an là một trong những chủ trương, mục tiêu lớn của Đảng, Nhà nước nhằm góp phần bảo đảm ANTT, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, trong giai đoạn hiện nay.

Các đại biểu trong nước và quốc tế tham dự hội thảo.

Bên cạnh đó, các ý kiến của các nhà khoa học đã thống nhất về nhận thức và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác đào tạo Cảnh sát đặc nhiệm trong giai đoạn hiện nay tại các cơ sở giáo dục trong ngành Công an và tại Công an các đơn vị, địa phương. Các ý kiến đều nhấn mạnh, công tác đào tạo nói chung và đào tạo Cảnh sát đặc nhiệm nói riêng luôn được quan tâm, chú trọng, đổi mới, nâng cao chất lượng và đạt được nhiều kết quả nổi bật, đáng ghi nhận. Đồng thời các ý kiến cũng đã thẳng thắn đề cập một số vấn đề đặt ra, các hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong đào tạo Cảnh sát đặc nhiệm thời gian qua và đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo lực lượng đặc nhiệm trong thời gian tới…

Đại tá, TS. Nguyễn Văn Trầm, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động cho rằng, nâng cao hiệu quả công tác hợp tác quốc tế trong đào tạo, huấn luyện lực lượng Cảnh sát đặc nhiệm tại Việt Nam hiện nay có vai trò quan trọng trong bảo vệ ANQG, đảm bảo TTATXH. Làm tốt công tác này giúp cho cán bộ, chiến sĩ tiếp cận với tình hình chung của quốc tế, nhất là các phương thức, thủ đoạn hoạt động của các tội phạm quốc tế và kinh nghiệm đấu tranh của Cảnh sát các nước làm cơ sở vận dụng vào thực tế công tác chiến đấu ở đơn vị, góp phần xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ.

Trung tướng, TS. Nguyễn Văn Oanh, Cục trưởng Cục Nhà trường, Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng cũng khẳng định, CAND và QĐND là hai lực lượng vũ trang cách mạng trọng yếu với sứ mệnh cao cả là bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Việc nâng cao hiệu quả phối hợp giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Công an trong đào tạo cán bộ đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới càng có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh hiện nay.

Phát biểu tổng kết hội thảo, Thiếu tướng, PTS.TS Lê Hoài Nam, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng CSND I, Trưởng Ban tổ chức hội thảo đã ghi nhận và đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các đại biểu, nhà khoa học trong việc gợi mở, khuyến nghị các giải pháp để xây dựng lực lượng Cảnh sát đặc nhiệm trong thời gian tới.

Thiếu tướng Lê Hoài Nam cũng đề nghị Ban tổ chức hội thảo tiếp thu các ý kiến phát biểu, tham luận và tổng kết hội thảo, tổng hợp kết quả hội thảo báo cáo lãnh đạo Bộ Công an chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng lực lượng CAND nói chung, đào tạo Cảnh sát đặc nhiệm nói riêng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, góp phần xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại theo tinh thần Nghị quyết số 12 của Bộ Chính trị.

Huyền Thanh

Để thu hút cá nhân và doanh nghiệp, Hồ Quốc Thân (SN 1992, quê quán xã Bồng Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) giới thiệu rằng anh ta đã được tiếp quản nguồn tài sản, di sản rất lớn từ "Tổng bộ Hồ Chí Minh"; đồng QFS được bảo chứng bằng di sản của nhiều nguồn, các gia tộc lưu lại trong hàng trăm năm qua, được 48 nước công nhận và sẽ được kích hoạt vào tháng 10, 11/2024 tại Việt Nam… Tham gia vào "hệ sinh thái" doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ vốn để tái cơ cấu, phát triển không phải thế chấp, không phải trả lãi suất. Vì thế, cho đến khi cơ quan Công an vào cuộc, đã có khoảng 100 doanh nghiệp và gần 400 cá nhân đã mua đồng QFS, với tổng giá trị hàng chục tỷ đồng.

Sáng 25/12, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm (ANM và PCTP) sử dụng công nghệ cao (CNC) Công an tỉnh vừa chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an, Công an TP Tam Kỳ, Công an huyện Thăng Bình triệt xóa đường dây đánh bạc qua mạng xã hội dưới hình thức ghi lô đề quy mô hơn 50 tỷ đồng.

Đêm 24/12, các tổ công an 141 Công an TP Hà Nội triển khai nhiệm vụ trên địa bàn toàn thành phố đảm bảo ANTT, phòng chống đua xe đêm Noel qua đó đã phát hiện, xử lý rất nhiều trường hợp "quái xế" ngổ ngáo có hành vi nẹt pô, lạng lách, đánh võng gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Ngày 24/12, tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế, Công an tỉnh Sơn La chủ trì, phối hợp với Công an huyện Mai Sơn và Đội Quản lý thị trường (khu vực Mai Sơn, Yên Châu) đã kiểm tra, phát hiện Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo Châu Sơn La sản xuất, kinh doanh bánh mỳ tươi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文