Hơn 210 nghìn vụ vi phạm pháp luật về môi trường được phát hiện nhờ làm tốt công tác nghiệp vụ cơ bản

17:21 23/06/2023

Trong 10 năm thực hiện Chỉ thị 02/CT-BCA-C41 ngày 1/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Công an, lực lượng Cảnh sát PCTP về môi trường toàn quốc đã phát hiện 210.380 vụ vi phạm pháp luật về môi trường; khởi tố 3.340 vụ án hình sự với 4.892 đối tượng; xử phạt hành chính 175.845 vụ với tổng số tiền lên tới gần 2.500 tỷ đồng...

Chiều 23/6, tại Hà Nội, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Bộ Công an tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 02/CT-BCA-C41 ngày 1/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Công an về tập trung chấn chỉnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong tình hình mới (Chỉ thị 02).

Thiếu tướng Trần Minh Lệ, Cục trưởng Cục Cảnh sát PCTP về môi trường chủ trì Hội nghị. Cùng dự có các đồng chí trong Đảng ủy, lãnh đạo Cục và các phòng nghiệp vụ và đại diện lãnh đạo Phòng Cảnh sát PCTP về môi trưởng Công an các địa phương.

Thiếu tướng Trần Minh Lệ phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 02/CT-BCA-C41 ngày 1/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác nghiệp vụ cơ bản (NVCB) trong hệ lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm (PCTP) về môi trường nêu rõ: Lực lượng Cảnh sát PCTP về môi trường đã triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 02 và các Thông tư quy định, hướng dẫn của Bộ Công an về công tác NVCB, hồ sơ nghiệp vụ. Trong đó, Cục Cảnh sát PCTP về môi trường đã ban hành kế hoạch để cụ thể hóa, triển khai thực hiện, với tinh thần chấn chỉnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác NVCB, làm cơ sở để nâng cao hiệu quả công tác PCTP và vi phạm pháp luật (VPPL) về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm (ATTP).

Hàng năm đều ban hành kế hoạch để triển khai thực hiện trong toàn hệ lực lượng, với phương châm coi công tác NVCB là “xương sống”, là nền tảng thực sự để phát triển nghiệp vụ phục vụ công tác nắm tình hình, phát hiện, đấu tranh xử lý tội phạm, VPPL về môi trường, tài nguyên, ATTP; trong đó đã xác định các nội dung trọng tâm, các giải pháp đột phá nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả các mặt công tác NVCB của lực lượng Cảnh sát PCTP về môi trường.

Thiếu tướng Trần Minh Lệ trao Giấy khen tặng các tập thể xuất sắc.

Qua 10 năm triển khai thực hiện, nhất là trong những năm gần đây, nhận thức, trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy và CBCS về vai trò, ý nghĩa của công tác NVCB được nâng lên, việc thực hiện các mặt công tác này ngày càng nề nếp, có chiều sâu hơn, chất lượng dần được nâng cao. Công tác điều tra cơ bản thực hiện chuyển hướng trọng tâm theo các lĩnh vực xuyên suốt đã đạt những kết quả tích cực, giúp công tác nắm tình hình vừa toàn diện, có hệ thống, tránh chồng chéo, vừa sâu sát, cụ thể hơn. Công tác sưu tra đã chủ động và thực chất hơn, hạn chế tình trạng hành chính hóa, đưa đối tượng vào diện sưu tra tràn lan hoặc bỏ lọt đối tượng. Chất lượng công tác, đấu tranh chuyên án được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ hiềm nghi kết thúc chuyển xác lập chuyên án; hiềm nghi, chuyên án kết thúc khởi tố vụ án hoặc đủ căn cứ đề nghị cơ quan điều tra khởi tố vụ án được nâng lên qua các năm. Công tác xây dựng, sử dụng CTVBM, HTBM phát huy tốt hiệu quả tốt hơn phục vụ công tác nắm tình hình, quản lý địa bàn, đối tượng, phục vụ XMHN, đấu tranh chuyên án và phát hiện, đấu tranh xử lý tội phạm, VPPL.

Thiếu tướng Nhữ Thị Minh Nguyệt, Phó Cục trưởng trao Giấy khen tặng các cá nhân xuất sắc.

Việc tập trung chỉ đạo, nâng cao hiệu quả công tác NVCB đã tạo ra hiệu ứng tích cực, là yếu tố trực tiếp nâng cao chất lượng, hiệu quả phòng ngừa, phát hiện, điều tra khám phá tội phạm, hiệu quả phát hiện, xử lý tội phạm và VPPL về môi trường, tài nguyên, ATTP được nâng lên rõ rệt, giúp cho việc nhận diện tội phạm, VPPL của lực lượng Cảnh sát PCTP về môi trường được chủ động hơn, nhất là việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, ngăn chặn tình trạng phạm tội về gây ô nhiễm môi trường. Qua công tác NVCB đã có nhiều kiến nghị, đề xuất với các ngành, các cấp khắc phục các sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý nhà nước và phối hợp tăng cường công tác PCTP, VPPL về môi trường, tài nguyên, ATTP chủ động phòng ngừa, ngăn chặn hình thành các điểm nóng về ANTT.

Phát biêu chỉ đạo tại Hội nghị, Thiếu tướng Trần Minh Lệ khẳng định: Trong 10 năm qua, nhất là từ khi thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an về đổi mới nhận thức, chuyển hướng trọng tâm công tác điều tra cơ bản theo 12 lĩnh vực xuyên suốt của lực lượng Cảnh sát PCTP về môi trường, công tác NVCB đã được chú trọng, quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện quyết liệt hơn; chất lượng, hiệu quả từng bước được nâng lên; phục vụ hiệu quả công tác nắm, phân tích, dự báo tình hình, phát triển nghiệp vụ và phát hiện, đấu tranh xử lý tội phạm, VPPL về môi trường, tài nguyên, ATTP.  Từ công tác NVCB  đã nắm, phân tích, dự báo tình hình, làm cơ sở đề ra các kế hoạch, phương án, biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, ATTP; tham mưu, kiến nghị các giải pháp khắc phục sơ hở thiếu sót trong công tác quản lý nhà nước về môi trường, tài nguyên, ATTP.

Các đại biểu tại Hội nghị.

Trên cơ sở thực hiện tốt các mặt của công tác NVCB, trong 10 năm qua (từ 2013 – 2023), lực lượng Cảnh sát PCTP về môi trường toàn quốc đã phát hiện 210.380 vụ vi phạm; khởi tố 3.340 vụ án hình sự với 4.892 đối tượng; xử phạt hành chính 175.845 vụ với tổng số tiền lên tới gần 2.500 tỷ đồng. Toàn lực lượng xác lập mới 917 chuyên án; kết thúc 815 chuyên án; tạm đình chỉ 24 chuyên án; 63 chuyên án đang tiếp tục đấu tranh. Kết quả đấu tranh chuyên án đã khởi tố 536 vụ án hình sự 790 đối tượng; xử lý hành chính 211 vụ...

Thiếu tướng Trần Minh Lệ và các đại biểu tại Hội nghị.

Thiếu tướng Trần Minh Lệ nhấn mạnh: Nghị Quyết Đại hội XIII của Đảng xác định vấn đề môi trường là một trong ba trụ cột phát triển bền vững trong các chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Đồng thời với định hướng tăng cường hợp tác phát triển, tham gia tích cực, có trách nhiệm trong việc giải quyết những vấn đề toàn cầu, Việt Nam đã cam kết nhiều nội dung quan trọng nhằm cùng cộng đồng quốc tế chung tay bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong khi tình hình tội phạm, VPPL về môi trường, tài nguyên, ATTP hiện nay diễn biến phức tạp; nguy cơ các vấn đề môi trường toàn cầu tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam. Trước yêu cầu nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm, đảm bảo ANTT đặt ra như vậy, càng phải thấy rõ việc tập trung chấn chỉnh, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác NVCB của lực lượng CSND là hết sức quan trọng. Đồng thời, đồng chí Cục trưởng nhấn manh tới 5 mặt công tác trong tâm toàn hệ lực lượng cần tập trung quán triệt thực hiện trong thời gian tới.

P. Tâm

Thay mặt Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, Thứ trưởng Lương Tam Quang trao tặng lẵng hoa và gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới chư tôn đức trong Hội đồng chứng minh, Hội đồng trị sự Trung ương GHPGVN và toàn thể tăng, ni, phật tử một mùa Phật đản an lạc, cát tường.

Sáng 20/5, TAND tỉnh Lào Cai mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Văn Vịnh (cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai), bị cáo Doãn Văn Hưởng (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai) cùng 15 bị cáo khác trong vụ án: “Rửa tiền”, “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên” và “Lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan đến hành vi khai thác trái phép hơn 1,5 triệu tấn quặng Apatit .

Ngày 20/5, Công an huyện Thanh Trì (Hà Nội) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam 4 tháng đối với Lường Văn Nam (SN 1992, ở tại Xuân Hòa, xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên) để điều tra về hành vi “Cướp giật tài sản”. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa song Người để lại cho hậu thế những di sản vô cùng quý giá. Di sản Hồ Chí Minh luôn sống mãi trong sự nghiệp cách mạng, là kim chỉ nam dẫn đường, chỉ lối cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Di sản ấy là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do chính Người sáng tạo, để lại cho Đảng, dân tộc Việt Nam.

Với việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) theo kiểu “bò ngang”, các chuyên gia cho rằng mục tiêu nâng dư nợ TPDN đạt tối thiểu khoảng 20% GDP đến năm 2025, và đạt 25% đến năm 2030 là rất thách thức.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文