Kết quả đạt được của Bộ Công an về Đề án 06 được Chính phủ đánh giá cao

08:20 26/09/2022

6 tháng đầu năm 2022, Bộ Công an đã hoàn thành 11/25 dịch vụ công theo lộ trình Đề án 06 của Chính phủ giao. Để phục vụ hiệu quả người dân, doanh nghiệp, đồng thời góp phần chuyển đổi số, xây dựng môi trường số, công dân số, chính phủ điện tử… Bộ Công an và Văn phòng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất số hóa dữ liệu chuyên ngành, dữ liệu hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính nhằm kết nối với cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư.

Phục vụ tối đa người dân, doanh nghiệp

Theo báo cáo của Cục Cảnh sát Quản lý hành chính (QLHC) về trật tự xã hội (TTXH), trong 6 tháng đầu năm 2022, Bộ Công an đã thực hiện thành công các yêu cầu, mục tiêu của 11/25 dịch vụ công Quốc gia.

Bộ Công an đã hoàn thành thu thập, đảm bảo “đúng, đủ, sạch, sống” dữ liệu Quốc gia về dân cư phục vụ cho 25 dịch vụ công thiết yếu.

Cụ thể, xác nhận chứng minh nhân dân 9 số đạt tỷ lệ 100% hồ sơ trực tuyến mức độ 4. Thông báo lưu trú đạt tỷ lệ 96,1% hồ sơ trực tuyến mức độ 4. Cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân (CCCD) đạt tỷ lệ 8% mức độ 3. Cấp, cấp lại, cấp đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông trực tuyến mức độ 4 đạt 2,2%. Thu tiền nộp phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đạt tỷ lệ 20% mức độ 4.

Đăng ký, cấp biển số môtô, xe gắn máy thực hiện tại cấp xã mức độ 4. Khai báo tạm vắng trực tuyến mức độ 4 đạt 4,2%. Đăng ký tạm trú trực tuyến mức độ 3 đạt 5,2%. Đăng ký thường trú trực tuyến mức độ 3 đạt 4,5%. Thủ tục làm con dấu mới và cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu mức độ 4 đạt 5,2%. Làm con dấu thu nhỏ, dấu nổi, dấu xí và cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu mức độ 4 đạt 5,2%.

Kết quả đạt được của Bộ Công an theo các nhóm và ngoài lộ trình Đề án 06 được Chính phủ đánh giá cao. Trong nhóm dịch vụ công phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Công an đã sử dụng thẻ CCCD gắn chip để phục vụ người dân rút tiền tại các cây ATM. Người dân được đảm bảo bảo mật tài khoản ngân hàng. Chỉ chính chủ thẻ mới có thể rút triền. Việc sử dụng thẻ CCCD gắn chip thay thế cho thẻ ngân hàng để rút tiền tại các cây ATM không chỉ giúp khách hàng tiết kiệm chi phí mà còn tiết kiệm nguồn lực cho các ngân hàng trong việc phát hành thẻ và nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, điều hành doanh nghiệp.

Đại tá Vũ Văn Tấn, Giám đốc Trung tâm Dữ liệu Quốc gia về dân cư, Cục Cảnh sát QLHC về TTXH, Bộ Công an cho biết: Bộ Công an đã phát triển ứng dụng xác thực, đọc thẻ CCCD trên thiết bị di động. Việc này giúp khách hàng, người dân dễ dàng mở tài khoản giao dịch trực tuyến đảm bảo chính xác danh tính và doanh nghiệp được số hóa dữ liệu, xác thực thông tin đảm bảo tin cậy, tiết kiệm nhiều chi phí xác thực thông tin.

Bộ Công an cũng hoàn thành và triển khai đưa vào các ứng dụng máy đọc thẻ CCCD gắn chip, máy QR kiểm soát ra vào bằng thẻ CCCD gắn chip, thiết bị xác minh di động và làm sạch dữ liệu thuê bao, tài khoản ngân hàng. Đối với người dân và doanh nghiệp đều tiết kiệm được thời gian, đảm bảo nhanh chóng, tránh lừa đảo, giả mạo, dễ dàng truy vết khi có yêu cầu, tăng cường khả năng quản lý, quản trị doanh nghiệp.

Cũng theo đại diện Cục Cảnh sát QLHC về TTXH, Bộ Công an, ứng dụng VNEID hiện đã tích hợp các giấy tờ như CCCD, thẻ bảo hiểm y tế, đăng ký xe, người phụ thuộc, bằng lái xe… Những thông tin phục vụ thông báo lưu trú nhanh chóng, thuận tiện trên ứng dụng, không phải đến Cơ quan Công an. Đây cũng là kênh thông tin giúp cho người dân dễ dàng tố giác tội phạm, phản ánh những hành vi vi phạm pháp luật khác đến cơ quan chức năng nhanh chóng, thuận tiện, bí mật.

Bộ Công an cũng hỗ trợ các bộ, ngành xây dựng phần mềm số hóa và quản lý thông tin trên hệ thống dân cư. Các bộ, ngành, đoàn thể có thể sử dụng để số hóa dữ liệu ngay trên hệ thống dân cư đảm bảo tiết kiệm, tận dụng hạ tầng sẵn có mà không cần phải đầu tư nâng cấp. Việc Bộ Công an giúp đồng bộ, làm sạch dữ liệu đối với các đơn vị đã có hệ thống, dữ liệu góp phần dữ liệu được đối soát, làm sạch.

Đây là “chìa khóa” để kết nối, tạo lập kho dữ liệu dùng chung, đảm bảo dữ liệu luôn “đúng, đủ, sạch, sống” phục vụ người dân, doanh nghiệp và quản lý Nhà nước. Từ cơ sở nguồn dữ liệu gốc của Bộ Công an giúp cho các bộ, ngành, đơn vị trong đào tạo trực tuyến dịch vụ công ở các cấp độ, quy mô. Bộ Công an cũng hỗ trợ các bộ, ngành tận dụng hạ tầng sẵn có để quản trị, vận hành đảm bảo an ninh, an toàn.

Cũng theo Đại tá Vũ Văn Tấn, các tiện ích như tài khoản an sinh và chữ ký số đã được hoàn thành, chờ hướng dẫn pháp lý để thực hiện. Theo đó, mỗi người dân sẽ được cấp 1 tài khoản an sinh chính là số CCCD để nhận trợ cấp từ Chính phủ, lương hưu, hỗ trợ người nghèo, người yếu thế trong xã hội, khi gặp thiên tai, dịch bệnh… được nhanh chóng, chính xác.

Bộ Công an thống nhất với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kho bạc Nhà nước báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai. Đối với chữ ký số, mỗi người dân được cấp một chữ ký số miễn phí phục vụ giao dịch điện tử đảm bảo an toàn, bảo mật và tin cậy, tạo thuận tiện nhất trên môi trường điện tử, cải cách hành chính.

Gấp rút hoàn thành những phần việc được giao

Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ có phạm vi rộng và ảnh hưởng đến các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Chính phủ đã quyết định việc chuyển đổi số trong giai đoạn từ 2022-2025 theo 3 trụ cột: Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Một trong những nội dung, nhiệm vụ đặc biệt quan trọng phải hoàn thành trong 6 tháng cuối năm 2022 đó chính là đảm bảo thông tin, hồ sơ, giấy tờ được số hóa, kiểm tra, cập nhật kịp thời để tạo dữ liệu “đúng, đủ, sạch, sống”.

Các cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu chuyên ngành nói chung và cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư nói riêng cần phải được gắn kết chặt chẽ và được cập nhật liên tục. Yêu cầu về số hóa dữ liệu là rất quan trọng để người dân, doanh nghiệp chỉ cần cung cấp một lần có thể sử dụng mãi mãi.

Theo ghi nhận, hiện một số bộ, ngành, địa phương đã tổ chức triển khai thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính nhưng nhìn chung kết quả thực hiện vẫn còn thấp. Theo kết quả tổng hợp dựa trên dữ liệu từ hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính chính cấp bộ, cấp tỉnh, đến nay mới có khoảng 6,17% kết quả giải quyết thủ tục hành chính được ấp bản điện tử có giá trị pháp lý để tái sử dụng cho lần sau. 17,8% hồ sơ được số hóa nhưng chủ yếu mới chỉ dừng ở mức chuyển từ hồ sơ giấy sang điện tử ở giai đoạn tiếp nhận hồ sơ, mà chưa thực hiện đầy đủ quy trình số hóa tại giai đoạn xử lý, trả kết quả theo đúng quy định.

Phân tích những nguyên nhân dẫn tới thực tế trên, đại diện Văn phòng Chính phủ đánh giá: Thực tế nhiều cán bộ, công chức vẫn coi đây là công việc của bộ phận công nghệ hoặc một nhóm chuyên môn về dữ liệu. Một số bộ, ngành, địa phương chưa tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức nên khi thực hiện số hóa còn chậm, lúng túng.

Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của một số bộ, ngành, địa phương còn chậm được nâng cấp, chưa đáp ứng yêu cầu số hóa. Chưa kể việc chậm chễ trong chuẩn hóa thông tin, mã số kết quả thủ tục hành chính, thành phần hồ sơ của thủ tục hành chính trên cơ sở dữ liệu Quốc gia về thủ tục hành chính để làm cơ sở thống nhất mã loại giấy tờ trong toàn quốc phục vụ chia sẻ, tái sử dụng hồ sơ, giấy tờ.

Tại cuộc họp triển khai những nhiệm vụ trọng tâm quý IV vừa được Bộ Công an tổ chức mới đây, lãnh đạo Bộ Công an và Văn phòng Chính phủ yêu cầu: Để phục vụ người dân, doanh nghiệp trên môi trường số, điện tử hiệu quả nhất, các bộ, ngành khẩn trương kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu chuyên ngành với Cổng dịch vụ công Quốc gia, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính phục vụ giải quyết thủ tục hành chính.

Từ nay đến cuối năm 2022 cần tập trung thực hiện số hóa, có hiệu quả đối với các hệ thống, cơ sở dữ liệu như: Đăng ký doanh nghiệp; quản lý đầu tư nước ngoài; giấy phép lái xe; giấy phép kinh doanh vận tải; cấp đổi biển hiện, phù hiệu ôtô; hộ tịch điện tử; lý lịch tư pháp; đăng ký, cấp phép lưu hành nghề khám, chữa bệnh.  Các bộ, ngành có các thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý trong số 25 dịch vụ công thiết yếu của Đề án 06 cần có hướng dẫn cụ thể khẩn trương hoàn tất số hóa trong quá trình xử lý hồ sơ. 

“Dữ liệu đã được số hóa tập trung tại các bộ, ngành, địa phương để sử dụng ngay. Đối với các dữ liệu đã số hóa tuy nhiên mới ở mức scan cần tiếp tục chuẩn hóa theo quy trình điện tử, tạo lập dữ liệu dùng chung, điển hình như lĩnh vực tư pháp, đất đai, y tế… phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt nhất, nhanh nhất, chính xác và an toàn nhất”- Đại tá Vũ Văn Tấn khẳng định.

Hoàng Phong

Các ngành cũng phải khẩn trương rà soát, thống kê các thiệt hại để đề xuất khắc phục kịp thời; nỗ lực kết nối lại thông tin liên lạc, quyết tâm cấp điện lại cho các trung tâm xã trong ngày 16/9, đến ngày 30/9 cấp điện trở lại tại tất cả các thôn ở Lào Cai.

Mặc dù 17 hộ dân với 115 nhân khẩu thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai hiện đã được tiếp tế lương thực thực phẩm đảm bảo sinh hoạt nơi tạm lánh trên núi nhưng nguy cơ xảy ra sạt lở sau mưa bão vẫn luôn tiềm ẩn. Chính vì vậy, Công an tỉnh Lào Cai tiếp tục phối hợp với UBND huyện Bắc Hà triển khai phương án di dời 115 xuống núi tới nơi tạm lánh an toàn hơn.

Sáng nay (14/9), 2 đoàn Công tác do Đại tá Nguyễn Thanh Tuân; Thượng tá Lê Hồng Giang, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Kạn làm trưởng đoàn đã đến kiểm ta công tác khắc phục hậu quả thiên tai, trao quà, hỗ trợ nhân dân tại huyện Chợ Mới và xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn một xã bị ngập sâu và dài ngày trong nước.

Ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ, đặc biệt là trẻ em, NSND Tự Long, NSND Xuân Bắc và nhiều nghệ sĩ khác sẽ chung tay tổ chức chương trình “Trung thu không xa cách” vào ngày 17/9 tại Nhà hát Hồ Gươm. Các nghệ sĩ biểu diễn không thù lao, tiền bán vé, tiền ủng hộ của các nhà hảo tâm… sẽ được dành tặng người dân thông qua các tổ chức uy tín.

Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TP Đà Nẵng cho biết, tình trạng chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) kéo dài tại các đơn vị Doanh nghiệp sử dụng lao động đang diễn biến nghiêm trọng. Trong số 334 đơn vị doanh nghiệp chậm, nợ trên địa bàn, có đến hàng chục “ông lớn” nợ đóng BHXH lên nhiều tỷ đồng.

Mặc dù biết mẹ già tuổi cao cần chỗ nương tựa, nhưng ông con trai vẫn lợi dụng mẹ không biết đọc, biết viết để lừa đưa đến phòng công chứng làm thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất nhằm chiếm đoạt chỗ ở của mẹ. Hành vi bất hiếu này đã được Cơ quan Công an điều tra làm rõ và ngăn chặn. 

Liên quan vụ hai cha con người dân tộc Chăm ở Phú Yên tử vong dưới suối nước ở Phú Yên, nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an huyện Đồng Xuân chiều nay 14/9 cho biết, bước đầu đã xác định nguyên nhân là do rò rỉ nguồn điện từ máy bơm nước của một doanh nghiệp đặt dưới suối.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文