Khẳng định vai trò “truyền lửa” từ những giải thưởng báo chí

16:44 21/06/2023

Dưới sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Ban Biên tập, các "cây viết" của Báo CAND đã gặt hái được nhiều giải thưởng báo chí trên nhiều lĩnh vực...

Đại tá Trần Duy Hiển, Phó Tổng Biên tập Báo CAND: Phát huy vai trò của báo chí trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Tháng 4/2022, nhóm tác giả Duy Hiển – Đăng Trường thực hiện loạt bài 4 kỳ: Xây dựng, chỉnh đốn Đảng nhìn từ công tác kiểm tra, giám sát. Trong đó, bài 1: “Kiểm tra, giám sát - vũ khí sắc bén để Đảng ngày càng vững mạnh”; Bài 2: “Kiểm tra “củi lửa” và điểm tựa niềm tin”; Bài 3: Không để “mắc bệnh mới chữa”; Bài 4: “Kiểm tra để cảnh tỉnh, răn đe”.

Trong loạt bài này, nhóm tác giả đã tập trung phân tích, làm rõ những kết quả của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; khẳng định kết quả đạt được trong công tác phòng, chống tham nhũng ở cấp Trung ương có vai trò quyết định của việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng 10 năm trước, do đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban (theo Quyết định số 162-QĐ/TW ngày 01/2/2013 của Bộ Chính trị).

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trao Giải A Giải Búa liềm vàng trong CAND năm 2022 cho đại diện nhóm tác giả đoạt giải (thứ tư từ trái qua là Đại tá Trần Duy Hiển, Phó Tổng Biên tập Báo CAND).

Trong loạt bài có nhắc đến nội dung phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI, tháng 10/2012) của vị lãnh đạo cao nhất của Đảng - mà nhiều người vẫn khó quên câu chuyện “Giọt nước mắt của Tổng Bí thư” … Từ những phân tích, dữ liệu chứng minh, loạt bài khẳng định kết quả to lớn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và phòng, chống tham nhũng qua gần 10 năm, có nguyên nhân quan trọng: “Trước đó nhiều năm, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng trực thuộc một cơ quan khác nên khó phát huy được hiệu lực, hiệu quả trong chỉ đạo, đấu tranh với tham nhũng”.

Đồng thời, loạt bài đưa dẫn chứng: Cùng với việc tái lập một số ban của Đảng như: Ban Nội chính Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương… thì việc phát huy tốt vai trò công tác kiểm tra, giám sát được coi trọng đúng mức. Nhờ vậy, tính chiến đấu và vai trò lãnh đạo của Đảng được nâng cao hiệu lực, hiệu quả. Loạt bài cũng tập trung phân tích, làm rõ vai trò của công tác kiểm tra, giám sát của Đảng; sự phối hợp công tác kiểm tra với công tác tuyên giáo, thông tin tuyên truyền định hướng dư luận. Qua đó, tạo sự đồng thuận trong Đảng, trong dân và toàn xã hội với những quyết sách, quyết định của Đảng về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xử lý cán bộ vi phạm, sai phạm nhằm làm cho Đảng thêm trong sạch, vững mạnh.

Loạt bài đã gây được sự chú ý của dư luận và được Ban giám khảo đồng thuận cao trao giải A Giải Búa liềm vàng trong CAND lần thứ nhất.

Thượng tá Phan Đăng Trường, Phó Tổng Biên tập Báo CAND: Nhiều tác phẩm báo chí phê phán các hiện tượng tiêu cực, suy thoái đã được cơ quan chức năng tiếp thu, chấn chỉnh

Những năm qua, với sự chỉ đạo sâu sát, trực tiếp của lãnh đạo Cục Truyền thông CAND và đồng chí Tổng Biên tập Báo CAND, các ban chức năng đã chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác quan điểm sai trái, thù địch, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Qua đó đóng góp vào thành tích chung của toàn lực lượng CAND trong bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, nhân dân và chế độ.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cùng Trung tướng Trịnh Văn Quyết, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam trao Giải B Giải báo chí bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới cho Thượng tá Phan Đăng Trường - Phó Tổng Biên tập Báo CAND.

Báo CAND đã tập trung tuyên truyền đường lối, nghị quyết về công tác xây dựng Đảng và những vấn đề đặt ra từ thực tiễn. Phê phán những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong đời sống xã hội, từ những vấn đề đặt ra về lý luận đến các vụ việc cụ thể, nổi cộm gần đây. Phê phán luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động chống phá Đảng, Nhà nước. Nhìn chung, các bài viết trên báo đã có tác động đến nhận thức, suy nghĩ của bạn đọc, góp phần định hướng dư luận. Đồng thời, nhiều tác phẩm báo chí phê phán, chỉ trích về các hiện tượng tiêu cực, suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống đã được cơ quan chức năng tiếp thu, chấn chỉnh.

Với loạt bài viết “Những kẻ giảo hoạt với lá bài nhân quyền”, tôi triển khai dưới cách tiếp cận mới từ thực tiễn sinh động trong nước, phân tích thủ đoạn “lộng giả thành chân” của các thế lực chống phá với “lời cảnh tỉnh từ hải ngoại”, từ đó loạt bài viết đã đưa ra góc nhìn khách quan, có ý nghĩa cảnh tỉnh, giáo dục cao. Qua đó, bài viết tạo sự lan tỏa sâu rộng trên internet, được bạn đọc tiếp nhận, đánh giá cao. Loạt bài đã đoạt giải B Giải báo chí bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới.

Cùng đoạt giải cuộc thi trên là tác phẩm “Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống ở huyện đảo Trường Sa” của tác giả Lò Thị Hiếu (giải Khuyến khích). Loạt bài phản ánh thực tiễn sinh động việc thực hiện Nghị quyết của Đảng của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân nơi huyện đảo Trường Sa – vùng đất, vùng biển chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. “Những ngày lênh đênh trên con tàu Hải quân giữa biển khơi, tận mắn chứng kiến đời sống, công tác của cán bộ và nhân dân trên đảo, cùng trò chuyện với các chiến sĩ, tôi cảm nhận sâu sắc bản lĩnh, ý chí, tình yêu quê hương đất nước mãnh liệt của những con người bám trụ nơi đầu sóng ngọn gió” – tác giả Anh Hiếu cho biết. 

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến cùng các tác giả đoạt giải của Báo CAND và Truyền hình CAND tại Lễ Trao giải báo chí “Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XV.

MỘT SỐ GIẢI THƯỞNG BÁO CHÍ TIÊU BIỂU GẦN ĐÂY CỦA BÁO CAND

1. Giải Báo chí Quốc gia năm 2022 (trao tháng 6/2023):

Giải B với tác phẩm “Chuyển đổi số, dấu ấn tiên phong và đột phá” của nhóm tác giả: Anh Hiếu, Quỳnh Vinh, Hoàng Phong, Minh Hiền. Giải C với tác phẩm “Tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam: Một chính sách cần thiết và nhân văn” của nhóm tác giả Thu Hòa, Thu Thủy, Xuân Trường. Giải Khuyến khích với tác phẩm “Những kẻ giảo hoạt với lá bài nhân quyền” của tác giả Đăng Trường.

2. Giải Búa Liềm Vàng trong CAND lần thứ nhất năm 2022:

Giải A với tác phẩm “Xây dựng, chỉnh đốn Đảng – nhìn từ công tác kiểm tra, giám sát” của nhóm tác giả Duy Hiển, Đăng Trường. Giải B với tác phẩm “Để đất 9 rồng vươn lên mạnh mẽ” của nhóm tác giả Trần Hữu Hiệp, Nguyễn Văn Đức. Giải C với tác phẩm “Những kinh nghiệm đẩy lùi tà đạo bà cô Dợ” của nhóm tác giả Nguyễn Thị Quỳnh, Hoàng Thị Xuân Mai.

3. Giải báo chí bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới:

Giải B với tác phẩm “Những kẻ giảo hoạt với lá bài nhân quyền” của tác giả Đăng Trường. Giải Khuyến khích với tác phẩm “Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống ở huyện đảo Trường Sa” của tác giả Anh Hiếu.

4. Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc”:

Báo CAND đoạt Giải B với tác phẩm “Ngăn chặn nạn mua bán người - Giải cứu những phận đời cùng cực" của nhóm tác giả Thu Hòa, Minh Hiền, Xuân Mai. Giải C với tác phẩm “Hoạt động từ thiện - Căn chỉnh đạo đức và pháp lý” của nhóm tác giả Đăng Trường, Thu Hòa, Dương Sông Lam, Quỳnh Vinh.

5. Giải bìa báo Tết ấn tượng tại Hội Báo toàn quốc:

Chuyên đề Văn nghệ Công an của Báo CAND đoạt Giải B Giải bìa báo Tết ấn tượng tại Hội Báo toàn quốc năm 2023.

Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an trao Bằng khen của Bộ Công an tặng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong Liên hoan Truyền hình và Giải báo chí quốc gia, ngày 8/6/2023.

Nhóm tác giả đoạt Giải B Giải Báo chí Quốc gia năm 2022: Tự hào góp phần đẩy mạnh tuyên truyền xây dựng Chính phủ số

Sau thành công đặc biệt của 2 Dự án "Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư" và "Sản xuất, cấp, quản lý Căn cước công dân", Bộ Công an tiếp tục nghiên cứu, phát triển hệ sinh thái Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có sự chia sẻ, kết nối với các dữ liệu chuyên ngành và triển khai các ứng dụng phục vụ quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm. Đây cũng chính là nội dung trọng tâm của Đề án 06 của Chính phủ về "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030".

Nhóm tác giả Anh Hiếu - Quỳnh Vinh - Hoàng Phong - Minh Hiền thảo luận triển khai chuyên đề “Chuyển đổi số, dấu ấn tiên phong và đột phá”.

Quá trình thực hiện nhiệm vụ, nhóm phóng viên Ban Thời sự - Chính trị, Báo CAND gồm: Thiếu tá Lò Thị Hiếu (bút danh Anh Hiếu), Phó trưởng Ban; Đại úy Nguyễn Thị Quỳnh Vinh (bút danh Quỳnh Vinh); Đại úy Hoàng Văn Phong (bút danh Hoàng Phong) và phóng viên Lê Minh Hiền (bút danh Minh Hiền) nhận thấy, tuyên truyền về Đề án 06 cần một chuyên đề dài kỳ, có tính chuyên sâu để phân tích trên nhiều khía cạnh, lĩnh vực; không chỉ phản ánh sự triển khai quyết liệt của Bộ Công an, mà còn cho thấy sự vào cuộc, phối hợp đồng bộ, hiệu quả của các bộ, ngành, địa phương dưới sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Vì vậy, nhóm đã xây dựng đề cương báo cáo Thiếu tướng Phạm Khải, Tổng Biên tập duyệt và chỉ đạo triển khai. Thượng tá Phan Đăng Trường, Phó Tổng Biên tập trực tiếp chỉ đạo, đồng hành cùng nhóm phóng viên từ khâu lên ý tưởng, triển khai thực hiện và duyệt bài.

Khó khăn trong quá trình tác nghiệp là tình hình dịch bệnh phức tạp, nhiều cán bộ, người dân cũng bị nhiễm COVID-19, các phóng viên trong nhóm làm việc cả ngày nghỉ, xuống cơ sở vào buổi tối, đồng hành cùng lực lượng Công an triển khai Đề án 06; thu thập tài liệu, phỏng vấn lãnh đạo các bộ, ngành... Sau đó, chọn lựa cách tiếp cận, tuyên truyền làm sao đạt hiệu quả cao nhất, chọn từng khâu đột phá, các chi tiết có giá trị cho từng bài. Từ khi ấp ủ đề tài, nhóm phóng viên mất hơn 4 tháng để triển khai loạt bài 5 kỳ này. Những kết quả ở thời điểm đó dù là ban đầu nhưng có tác dụng “bật tung” những lực cản cũ kỹ về tư duy, về thực hiện những dịch vụ công vẫn mang nặng tính hành chính. Qua đó, góp phần tạo đồng thuận của người dân trong quá trình Bộ Công an cùng các bộ, ngành, địa phương triển khai Đề án 06.

Đến thời điểm này, sau hơn một năm rưỡi triển khai Đề án 06, rất nhiều kết quả đạt được đã minh chứng điều này. Nhớ lại quãng thời gian ban đầu làm công tác tuyên truyền đó, chúng tôi càng cảm thấy tự hào, niềm vui như nhân đôi vì đã góp phần nhỏ bé tuyên truyền xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số...

Nhóm tác giả đoạt giải C Giải báo chí Quốc gia năm 2022: Khẳng định sự cần thiết, nhân văn của chính sách lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam

Vào tháng 6/2022, Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV thảo luận, thông qua Nghị quyết thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam. Đây là một chính sách rất cần thiết và nhân văn để giúp cho các phạm nhân sau khi chấp hành xong án phạt tù có cơ hội tìm kiếm việc làm ổn định đời sống, hạn chế tái phạm.

Nhóm tác giả Thu Hòa - Thu Thủy - Xuân Trường thảo luận triển khai chuyên đề: “Tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam - Một chính sách cần thiết và nhân văn”.

Nhiều năm gắn bó với lực lượng Cảnh sát quản lý trại giam nên những phóng viên Ban Thời sự - Chính trị Báo CAND rất thấu hiểu những khó khăn, vất vả của công tác quản lý các can, phạm nhân. Sâu thẳm trong mỗi cán bộ công tác trong lĩnh vực trại giam là nỗi trăn trở: Làm thế nào để các phạm nhân hiểu được giá trị của lao động, từ đó có nhiều hơn cơ hội tìm kiếm việc làm khi trở về với cuộc sống bình thường sau khi mãn hạn tù? Trước đây, việc đưa phạm nhân ra lao động ngoài môi trường trại giam đã được Bộ Công an thực hiện thí điểm và đã có những hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, sau khi Luật Thi hành án hình sự năm 2019 được Quốc hội thông qua, việc thí điểm bị dừng đã tác động không nhỏ đến khả năng tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân tại trại giam…

Thấu hiểu những khó khăn, trăn trở đó của Bộ Công an nói chung, lực lượng Cảnh sát quản lý trại giam nói riêng, nhóm phóng viên Ban Thời sự - Chính trị của chúng tôi (gồm Trung tá Trần Thu Hòa -Trưởng ban; Thiếu tá Lê Thu Thủy và phóng viên Lương Xuân Trường) đã tổ chức xây dựng chuyên đề: “Tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam - Một chính sách cần thiết và nhân văn”.

Với sự quan tâm, chỉ đạo của Ban Biên tập, chúng tôi đã tổ chức 5 bài viết có kết cấu chặt chẽ. Tuyến bài của chúng tôi đi theo hướng: Đánh giá lại hiệu quả của mô hình tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam thời điểm trước năm 2019, từ đó khẳng định vai trò của lao động trong công tác cải tạo phạm nhân. Đồng thời, chúng tôi gặp gỡ các cán bộ trại giam, kể cả các phạm nhân để lắng nghe và chuyển tải tiếng nói mong mỏi của  người trong cuộc; gặp gỡ, trao đổi với các đại biểu Quốc hội; các doanh nghiệp và chính quyền sở tại; qua đó, đều nhận được sự đồng lòng, ủng hộ rất cao về chủ trương tổ chức hoạt động lao động hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam…

Và đúng như mong ước của chúng tôi và của tất cả những người quan tâm đến chính sách hết sức nhân văn này: Ngày 16/6/2022, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam với tỉ lệ phiếu rất cao (467/480 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành).

Chỉ còn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Câu chuyện “lương, thưởng Tết cuối năm” luôn là vấn đề được hàng triệu người lao động quan tâm. Dù việc thưởng Tết không có quy định bắt buộc nhưng từ lâu đã trở thành văn hóa của các đơn vị, doanh nghiệp tại Việt Nam. Thưởng Tết cũng là một phần không thể thiếu trong các mối quan hệ nghề nghiệp, không chỉ mang lại niềm vui, sự quan tâm, còn là động lực để người lao động thêm gắn bó với nơi làm việc.

Chính phủ mới đây đã ban hành Nghị định số 161/2024/NĐ-CP quy định về Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn cho người lái xe hoặc người áp tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ. Nghị định sẽ có hiệu lực chính thức từ 1/1/2025.

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có yêu cầu các đơn vị trong Bộ có giải pháp thúc đẩy tiêu thụ xăng sinh học tại Việt Nam, đồng thời Bộ trưởng yêu cầu các doanh nghiệp xăng dầu đảm bảo nguồn cung xăng sinh học đáp ứng nhu cầu thị trường.

Tại buổi làm việc với PV Báo CAND ngay khi chúng tôi đề cập đến nhiều biểu hiện vi phạm pháp luật tại dự án Khu dân cư kinh tế “nhà vườn” Hòa Ninh, ông Tô Văn Hùng – Bí thư Huyện ủy Hòa Vang (Đà Nẵng) đã cho biết như thế. “Với tư cách là Bí thư Huyện ủy, tôi sẽ chủ trì họp ngay để kiểm tra việc thực hiện các nội dung kiến nghị theo kết luận thanh tra, mời lãnh đạo và Thanh tra Sở TN&MT, UBND huyện cùng cơ quan chức năng để tiếp tục thống nhất giải pháp trước những việc còn tồn đọng. Khó mấy cũng phải làm; quyền lợi chính đáng của người dân thì phải đảm bảo”, ông Hùng bộc bạch quan điểm khi đề cập đến việc khắc phục hậu quả do sai phạm khi thực hiện dự án vừa kể.

Đây là một điểm đáng chú ý trong Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số - một dự luật được kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ số, từng bước chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế, tích hợp, sản xuất, làm chủ công nghệ lõi tại Việt Nam. Trong đó, trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghiệp bán dẫn là 2 "chìa khóa" quan trọng thúc đẩy chuyển đổi số

Sau 6 năm, bóng đá Philippines một lần nữa vượt qua vòng bảng ASEAN Cup. Quốc đảo Đông Nam Á chỉ cách Hà Nội 3 giờ di chuyển bằng máy bay, nhưng còn rất nhiều điều người Việt Nam không biết về Philippines, nơi bóng đá chưa bao giờ là môn thể thao vua.

Đảm nhận vị trí "ghế nóng" tại xã miền núi còn nhiều khó khăn vốn là điểm nóng về ma túy của huyện Tương Dương, song với sự nhiệt huyết, tận tâm trong công việc và hết lòng vì nhân dân, Thượng úy Nguyễn Văn Hùng (sinh năm 1992) - Trưởng Công an xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An đã góp phần quan trọng "chuyển hóa" vùng "đất dữ" nơi đây, như lời bà con đã nói "Chú Hùng có mặt ở đâu là người dân yên tâm ở đấy".

Đầu tháng 12/2024, sau nhiều ngày theo dõi, nắm tình hình trên địa bàn TP Đồng Xoài, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Phước đã lần được manh mối đường dây hoạt động mại dâm có tổ chức rất kín kẽ. Tất cả các giao dịch, môi giới, lựa chọn gái bán dâm đều thực hiện bằng các trang web thông qua môi trường mạng.

Cục Cảnh sát điều tra (CSĐT) tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) đã triển khai công tác nghiệp vụ đấu tranh, làm rõ 3 đường dây buôn lậu hàng nghìn tấn vàng, trị giá hàng nghìn tỷ đồng từ Campuchia và Trung Quốc về Việt Nam qua khu vực biên giới các tỉnh Long An, An Giang và Lào Cai, đưa về tiêu thụ tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và nhiều địa phương trên cả nước.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文