Lực lượng CAND là nòng cốt, chủ trì công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý

08:45 21/12/2021

Việc xây dựng Luật Phòng, chống ma tuý năm 2021 là nhằm tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách pháp luật về phòng, chống ma tuý và khắc phục những hạn chế, bất cập trong các quy định của Luật Phòng, chống ma tuý năm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2008.

Luật mới cũng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác phòng, chống ma tuý. Trong đó xác định lực lượng Công an nhân dân là nòng cốt, chủ trì công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý…

Tại Chương II, trách nhiệm phòng, chống ma tuý Luật quy định trách nhiệm của các cơ quan, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức, cá nhân, gia đình, cộng đồng trong phòng, chống ma tuý; quy định cụ thể cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma tuý và nguyên tắc phối hợp của các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma tuý. Trong đó, cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma tuý thuộc Công an nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện các hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm về ma tuý.

Bộ đội biên phòng và Công an tỉnh Quảng Trị phối hợp bắt đối tượng buôn ma tuý đá hồi đầu tháng 12/2021.

Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma tuý thuộc Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ trì, phối hợp với cơ quan Công an, cơ quan tổ chức khác có liên quan thực hiện các hoạt động phòng, ngừa, ngăn chặn và đấu tranh chống tội phạm về ma tuý tại khu vực hoặc địa bàn quản lý, kiểm soát.

Luật Phòng, chống ma tuý 2021 cũng bổ sung quy định về nguyên tắc phối hợp giữa các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma tuý. Đó là “trong trường hợp trên cùng một địa bàn khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của nhiều cơ quan thì cơ quan phát hiện trước có trách nhiệm xử lý theo thẩm quyền do pháp luật quy định; trường hợp vụ việc không thuộc thẩm quyền của mình thì chuyển giao hồ sơ, người, tang vật vi phạm pháp luật cho cơ quan có thẩm quyền chủ trì giải quyết”. Các hoạt động điều tra, phát hiện tội phạm ma tuý mà các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma tuý tiến hành thực hiện theo quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật Công an nhân dân, Luật Biên phòng, Luật Cảnh sát biển, Luật hải quan.

Tại chương VI, quản lý nhà nước về phòng, chống ma tuý cũng quy định cụ thể nội dung quản lý nhà nước. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống ma tuý. Bộ Công an là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống ma tuý.

Theo đó, tại điều 46 của chương này nêu rõ: Bộ Công an giữ vai trò chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong phòng, chống ma tuý. Tiến hành các hoạt động trong công tác phòng, chống tội phạm về ma tuý. Chủ trì thực hiện thống kê nhà nước về phòng, chống ma tuý, quản lý thông tin tội phạm về ma tuý, người sử dụng trái phép chất ma tuý, người nghiện ma tuý, người bị quản lý sau cai nghiện ma tuý và kết quả kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý. Thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống ma tuý. Cùng đó, Luật cũng quy định trách nhiệm của các Bộ: Lao động-Thương binh và Xã hội; Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế và Bộ Tài chính.

Không chỉ đặc biệt quan tâm tới việc phòng, chống ma tuý trong nước, Luật Phòng, chống ma tuý 2021 cũng đã dành riêng Chương VII quy định vấn đề hợp tác quốc tế về phòng, chống ma tuý.

Cụ thể tại Điều 51 quy định việc hợp tác thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và các bên cùng có lợi; hợp tác với các nước, tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong hoạt động phòng, chống ma tuý. Điều 52, khuyến khích tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài hợp tác với cơ quan, tổ chức của Việt Nam hỗ trợ lẫn nhau về cơ sở vật chất, tăng cường năng lực pháp luật, thông tin, công nghệ đào tạo và y tế cho hoạt động phòng, chống ma tuý.

Đặng Nhật

Báo CAND đã đưa tin ban đầu về đường dây sản xuất, buôn bán, kinh doanh tiêu thụ sữa bột giả với quy mô cực lớn do Hoàng Mạnh Hà và Vũ Mạnh Cường chủ mưu cầm đầu vừa bị Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an phối hợp Văn phòng CSĐT triệt phá. Ngoài làm rõ cơ chế sở hữu chéo phức tạp với lợi ích chi phối rộng khắp của hệ sinh thái này, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cũng phanh phui những khuất tất trong hoạt động tài chính kế toán của Công ty Rance Pharma và Hacofood, gây thiệt hại ngân sách Nhà nước ước tính hơn 28 tỷ đồng.

Ngày 13/4, Phòng Cảnh sát hình sự Công an Đà Nẵng cho biết đã bắt giữ Đinh Hồng Hải (SN 1996, trú huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam; hiện ở tại xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) về hành vi giả danh cán bộ Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đồng thời làm rõ một đường dây làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức với quy mô lớn liên quan đến Hải và đồng bọn.

Chiều 13/4, Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, vừa phối hợp cùng Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài tiếp nhận 21 công dân cư trú bất hợp pháp tại Campuchia. Các đối tượng này bị lực lượng chức năng Campuchia bắt giữ bàn giao cho Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia, đưa về Việt Nam qua cửa khẩu.

Trong lúc đang nằm ngủ với các con tại nhà riêng thì anh Q. bất ngờ bị vợ dùng dao cứa vào cổ. Thấy vậy, anh Q. chạy ra ngoài kêu cứu thì bị vợ đuổi theo chém nhiều nhát vào vùng đầu khiến anh Q. phải nhập viện cấp cứu.

Tối 12/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với bà Nguyễn Ngọc Uyên Lan (SN 1995, trú xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn) để điều tra về hành vi hành hạ người khác theo Điều 140 Bộ luật Hình sự.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文