Nâng cao hiệu quả công tác nghiệp vụ cơ bản của Công an cấp xã trong tình hình mới

14:07 05/10/2022

Ngày 5/10, tại Trường Cao đẳng An ninh nhân dân (ANND) I, Hội đồng Lý luận Bộ Công an đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Công an cấp xã trong tình hình hiện nay - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Tham dự hội thảo có các đồng chí Thường trực Hội đồng Lý luận Bộ Công an, thành viên Tiểu ban lý luận chung, lãnh đạo các học viện, trường CAND, Công an các đơn vị địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu thực tiễn trong CAND.

Đại tá, TS. Trần Văn Tuấn, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng ANND I, Phó Trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo hội thảo và Thượng tá Mai Xuân Thảo, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an, Phó Trưởng Ban chỉ đạo hội thảo thừa uỷ quyền của Trung tướng, TS. Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban chỉ đạo hội thảo, đồng chủ trì hội thảo.

Các đại biểu tham dự hội thảo.

Thảo luận tại hội thảo, các ý kiến đều thống nhất khẳng định sự đúng đắn, hiệu quả trong chủ trương phân công, phân cấp, triển khai công tác nghiệp vụ cơ bản (NVCB) cho lực lượng Công an cấp xã. Qua đó, giúp lực lượng Công an cấp xã chủ động nắm bắt, phân tích, dự báo đúng tình hình, kịp thời tham mưu đề xuất với Công an cấp huyện, với cấp uỷ, chính quyền địa phương chỉ đạo giải quyết các vụ việc phức tạp xảy ra, không để kéo dài gây mất an ninh, trật tự và triển khai các phương án, kế hoạch bảo vệ an ninh, trật tự.

Đại biểu trình bày tham luận tại hội thảo.

Tuy nhiên, các ý kiến cũng thừa nhận, ở từng mặt công tác của Công an cấp xã còn những tồn tại, hạn chế như: Công tác điều tra cơ bản của một số đơn vị chưa quán xuyến hết tình hình liên quan đến địa bàn; còn lúng túng trong việc tiếp nhận, phân loại tin ban đầu. Công tác đào tạo, bồi dưỡng còn chậm so với yêu cầu bố trí lực lượng và nhiệm vụ công tác Công an xã; bồi dưỡng kiến thức về NVCB còn ít, chưa chuyên sâu, chưa thực sự phù hợp với đặc điểm, tình hình từng địa bàn cụ thể dẫn đến chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự ở địa bàn cơ sở của Công an cấp xã.

Cơ sở vật chất, trụ sở làm việc của Công an xã để phục vụ thực hiện công tác NVCB còn khó khăn; công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị phục vụ công tác còn thiếu; một số chế độ, chính sách đối với Công an cấp xã trực tiếp thực hiện công tác NVCB còn hạn chế. Việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác NVCB tại cấp xã chưa được triển khai thực hiện hoặc mới chỉ ở giai đoạn đầu.

Trên cơ sở đánh giá đó, các đại biểu đề xuất cần tăng cường tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học góp phần xây dựng lý luận về công tác NVCB của lực lượng Công an cấp xã; tiếp tục hoàn thiện các quy định, hướng dẫn về công tác NVCB cho lực lượng Công an cấp xã đảm bảo phù hợp với thực tế, đồng bộ, thống nhất, dễ hiểu, dễ thực hiện.

Nâng cao nhận thức về vị trí, ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của công tác NVCB gắn với trách nhiệm của cấp uỷ lãnh đạo các cấp và từng cán bộ, chiến sĩ Công an nói chung, công an cấp xã nói riêng; tiếp tục rà soát, bố trí lực lượng Công an xã đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác NVCB theo phân công, phân cấp; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện công tác NVCB của Công an cấp xã.

Bảo đảm đầy đủ các điều kiện công tác, chiến đấu, nhất là trụ sở làm việc, nhà ở, doanh trại của cán bộ Công an cấp xã và các trang thiết bị, phương tiện phù hợp với đặc điểm từng địa bàn; tăng cường số hoá, lưu trữ điện tử với Công an cấp xã.

Đại tá, TS. Trần Văn Tuấn, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng ANND I phát biểu kết luận hội thảo. 

Phát biểu tổng kết hội thảo, Đại tá, TS Trần Văn Tuấn nhấn mạnh, Trường Cao đẳng ANND I -  đơn vị được giao chỉ trì hội thảo tiếp tục nghiên cứu các ý kiến phát biểu trực tiếp tại hội thảo và các ý kiến trình bày trong kỷ yếu để xây dựng báo cáo kết quả hội thảo trình đồng chí Bộ trưởng, Chủ tịch hội đồng lý luận để lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác NVCB của lực lượng Công an cấp xã, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới.

Huyền Thanh

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文