Người dân phấn khởi được thụ hưởng nhiều tiện ích từ Đề án 06

10:59 19/08/2022

Đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030" (Đề án 06) do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã qua 6 tháng triển khai, đạt được nhiều kết quả tích cực. Nhận thấy rõ rang nhất là những tiện ích đối với người dân và doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến; phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, công dân số và hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư...

100% bộ, ngành, địa phương vào cuộc

Với vai trò gương mẫu, đi đầu của lực lượng CAND, trong 6 tháng đầu năm 2022, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Tổ trưởng Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ đã chủ trì Hội nghị giao ban trực tuyến toàn quốc đến cấp xã để chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện Đề án 06 theo chức năng của lực lượng CAND; đồng thời, duy trì giao ban định kỳ hàng tháng với Tổ công tác, ban hành 4 Thông báo kết luận. Lãnh đạo Bộ Công an cũng trực tiếp làm việc với một số bộ, ngành, địa phương (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Phú Yên, Điện Biên...) để đôn đốc, chỉ đạo thự chiện đề án; tiếp và làm việc, trao đổi kinh nghiệm về xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với 7 đoàn công tác trong và ngoài nước.

Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an kiểm tra điểm cấp căn cước công dân ở xã Mỹ Thanh (tỉnh Hòa Bình) - một hoạt động thiết thực trong Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, ngày 5/8/2022.

Đặc biệt, Bộ trưởng Tô Lâm và Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ đã trực tiếp làm việc với các bộ, ngành để bàn các giải pháp, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai đề án. Nổi bật là làm sạch dữ liệu tiêm chủng, đăng ký thi online, hướng dẫn thành phần công nghệ thiết yếu, nguồn kinh phí thực hiện đề án, làm sạch dữ liệu hộ tịch... Ban hành các văn bản hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện đề án.

Bên cạnh đó, Cơ quan thường trực Tổ công tác là Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (QLHC về TTXH) và Văn phòng Bộ Công an đã tổ chức hội nghị tập huấn Đề án 06 cho 12 địa phương. Đến nay, đã có 23/23 bộ, ngành; 63 tỉnh, thành phố; 707 huyện và 10.599 xã đã xây dựng kế hoạch và thành lập Tổ công tác triển khai Đề án 06.

Về phía các bộ, ngành Trung ương, đã hoàn thành 21/89 nhiệm vụ cụ thể; về phía địa phương, đã hoàn thành 4/13 nhóm nhiệm vụ chung và 1/8 nhiệm vụ cụ thể. Nhiều địa phương có cách làm hay, sáng tạo để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của Đề án 06 như: Bình Phước, TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Điện Biên, Bà Rịa –Vũng Tàu...

Sử dụng Căn cước công dân để rút tiền, khám chữa bệnh

Chia sẻ về nhóm tiện ích phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, Trung tướng Tô Văn Huệ, Cục trưởng Cục Cảnh sát QLHC về TTXH cho biết, đơn vị đã tích hợp thử nghiệm về mặt kỹ thuật, giải pháp đối với việc xác thực danh tính qua thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip điện tử được trang bị tại các quầy giao dịch của 5 ngân hàng, triển khai thí điểm sử dụng thẻ CCCD thay thẻ ATM tại TP Hà Nội và tỉnh Quảng Ninh. Tính đến ngày 15/7/2022, sau 2 tháng triển khai thí điểm, đã có gần 500 lượt công dân sử dụng thẻ CCCD giao dịch với tổng số tiền trên 6 tỷ đồng.

"Với tính năng CCCD gắn chip rút được tiền tại ATM triển khai thí điểm tại một số địa phương và ngân hàng có tính bảo mật cao, người dân không cần mang quá nhiều thẻ, vì chỉ cần mỗi thẻ CCCD gắn chip là có thể rút tiền, chuyển tiền", Trung tướng Tô Văn Huệ lý giải.

Cũng theo số liệu từ Cục Cảnh sát QLHC về TTXH, đến ngày 15/7/2022, lực lượng Công an đã thu nhận gần 5,5 triệu hồ sơ định danh điện tử; đồng thời in trả gần 67 triệu thẻ CCCD gắn chip điện tử đến tay người dân.

Cục Cảnh sát QLHC về TTXH cũng đã triển khai kết nối chính thức với 11 bộ, ngành; 1 doanh nghiệp Nhà nước và 14 địa phương. Trong đó, việc kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu chuyên ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã vượt tiến độ đề ra (lộ trình là tháng 12/2022).

Cán bộ, chiến sĩ Công an phường Hàng Bột, quận Đống Đa, Hà Nội làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử cho người dân.

Bộ Công an cũng tiến hành kết nối thông tin thuê bao với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác thực thông tin thuê bao đối với 3 nhà mạng là Vinaphone,Viettel và Mobifone, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, giải quyết tình trạng sử dụng sim rác...

Tính đến ngày 15/7/2022, toàn quốc đã có 6.703/13.161 cơ sở y tế sử dụng thẻ CCCD khám chữa bệnh (đạt 50,9%) với 562.342 công dân sử dụng. Chiều 27/7, có mặt tại trụ sở Công an phường Hàng Bột, quận Đống Đa, Hà Nội, chúng tôi nhận thấy người dân đến đây để làm thủ tục xác thực định danh điện tử theo giấy mời của Cảnh sát khu vực tuy đông nhưng do được hẹn trước nên không phải xếp hàng chờ lâu.

Đại úy Nguyễn Phương Lan, cán bộ tiếp dân của Công an phường và Đại úy Mạc Tôn Huy, Cảnh sát khu vực Công an phường Hàng Bột niềm nở tiếp đón, hướng dẫn người dân xuất trình các loại giấy tờ và thủ tục thực hiện bảo đảm nhanh gọn, khoa học.

Mang theo nhiều loại giấy tờ, gồm CCCD gắn chíp, mã số bảo hiểm y tế, đăng ký xe máy..., bà Tạ Thị Lợi, 76 tuổi ở Tập thể xí nghiệp thực phẩm 1, số 85 Tôn Đức Thắng, phường Hàng Bột phấn khởi cho biết, tới đây bà không phải mang các loại giấy tờ mà tất cả đã tích hợp trong thẻ CCCD, qua đó, giảm thiểu phiền hà.

Trung tá Lê Thăng Bằng, Trưởng Công an phường Hàng Bột cho biết, thực hiện chỉ đạo của Công an TP Hà Nội về việc cấp tài khoản định danh điện tử cho công dân, Công an phường đã chủ động soạn mẫu giấy mời ghi rõ các thủ tục, giấy tờ cần thiết, đồng thời giao trách nhiệm cho lực lượng Cảnh sát khu vực chuyển giấy mời đến từng hộ dân hoặc qua Tổ công tác 06 của các khu dân cư. Đơn vị cũng tiến hành rà soát, mời người dân làm thủ tục cấp CCCD (đối với người chưa có CCCD); tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến.

Trước đó, bà Lê Thị Kim Cúc đến trụ sở Công an phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội làm thủ tục xác thực định danh điện tử cho hay, với vai trò Bí thư chi bộ, bà sẽ cùng các đảng viên đẩy mạnh tuyên truyền để mọi công dân trong tổ đi đầu, gương mẫu thực hiện Đề án 06 có hiệu quả ở khu dân cư, tổ dân phố.

Được biết, 6 tháng qua, với sự nỗ lực của toàn lực lượng, Công an TP Hà Nội đã rà soát, làm sạch 3 cấp đối với gần 8 triệu thông tin công dân (đạt tỷ lệ 99,5%); phối hợp với Sở Y tế thực hiện "làm sạch" dữ liệu tiêm chủng COVID-19, đến nay đã thực hiện đối chiếu, xác thực, cập nhật, bổ sung thông tin đối với hơn 700.000 trường hợp...

Theo ghi nhận của PV, tính đến đầu tháng 8/2022, toàn Thủ đô Hà Nội - đơn vị điểm sáng trong triển khai thực hiện Đề án 06, đã tiếp nhận và giải quyết hơn 2,5 triệu hồ sơ đề nghị cấp định danh điện tử; đối với CCCD gắn chip đã thu nhận hơn 6 triệu dữ liệu, trong đó cấp 35.630 CCCD gắn chip kèm định danh điện tử cho các cháu học sinh (sinh năm 2004 và 2007) phục vụ đăng ký dự thi. Có 4,4 triệu người có thẻ bảo hiểm y tế được đồng bộ dữ liệu, có thể sử dụng CCCD gắn chip để khám chữa bệnh… Những kết quả đó đã góp phần mạnh mẽ trong xây dựng Chính phủ số, xã hội số.

Tiện ích của 21 dịch vụ công

Từ góc độ người dân: Được cấp hộ chiếu, đăng ký xe tại nhà; 100% học sinh được đăng ký thi THPT trực tuyến; thực hiện trực tuyến đối với dịch vụ công thiết yếu; tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, không phải xếp hàng chờ đợi; xử lý minh bạch, nâng cao trách nhiệm, tránh bị gây phiền hà từ một bộ phận cán bộ công quyền. Từ góc độ doanh nghiệp: Được giải quyết, cấp các chứng nhận bảo đảm điều kiện về ANTT, phòng cháy chữa cháy, cấp con dấu...; tiết kiệm về chi phí, hạ tầng, nhân lực, tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư, phát triển kinh doanh. Từ góc độ cơ quan quản lý: Cán bộ có thể xử lý hồ sơ 24/24h, đảm bảo nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian, chi phí, nguồn nhân lực; thực hiện kiểm tra, kiểm soát được số lượng hồ sơ xử lý theo định kỳ ngày, tuần, tháng, quý; giảm thiểu tình trạng tham nhũng…

Quỳnh Vinh

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Một cây cầu nối hai tiểu bang ở phía Bắc và Đông Bắc Brazil đã bị sập ngày 22/12 (giờ địa phương) khi các phương tiện đang băng qua, khiến ít nhất một người tử vong và làm đổ axit sunfuric vào sông Tocantins.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

Kinh tế toàn cầu trong năm 2024 đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kinh ngạc trước một loạt thách thức lớn. Từ những căng thẳng địa chính trị kéo dài ở Ukraine và Trung Đông, cho đến những vấn đề nội tại như lạm phát và bất ổn thị trường lao động, bức tranh kinh tế thế giới mang đến cả những tín hiệu tích cực lẫn bài học quý giá. Các nền kinh tế lớn và mới nổi đều tìm cách vượt qua nghịch cảnh, tạo động lực để tiếp tục tiến lên trong bối cảnh biến động không ngừng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文