Nhiều cách làm hay trong phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ ở Bình Dương

20:44 25/08/2023

Với phương châm từng nhà an toàn; từng nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp an toàn; từng xã, phường, thị trấn an toàn… và huy động tối đa lực lượng tại chỗ tham gia chữa cháy, thời gian vừa qua Công an tỉnh Bình Dương đã rất quyết liệt trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ với nhiều cách làm hay, đi vào chiều sâu và lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể là động lực để làm tốt công tác này…

Mới đây, ngày 22/8, Công an tỉnh Bình Dương tổ chức buổi lễ phát động phong trào “Lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Công an tỉnh Bình Dương thực hiện đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH)”

Đại tá Nguyễn Thanh Điệp, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương cho biết, phong trào này nhằm nêu cao tinh thần trách nhiệm của từng CBCS trong công tác bảo đảm an toàn PCCC và CNCH. Chủ động phòng ngừa và sẵn sàng chữa cháy khi sự cố cháy, nổ xảy ra.

Nhiều cách làm hay trong phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ ở Bình Dương -0
Công an các đơn vị, địa phương ký cam kết PCCC&CNCH.

Lãnh đạo, chỉ huy và CBCS Công an tỉnh Bình Dương chủ động tự phòng, xử lý kịp thời, hiệu quả các vụ cháy, nổ và sự cố, tai nạn xảy ra nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của gia đình, hàng xóm, láng giềng; góp phần hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy cũng như thiệt hại do cháy, nổ, sự cố, tai nạn gây ra.

CBCS Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng kiến thức pháp luật về PCCC và CNCH đến người thân sinh sống, làm việc tại khu dân cư nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành quy định về PCCC và CNCH, kỹ năng thoát nạn, sử dụng phương tiện, dụng cụ chữa cháy.

Lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương trao tặng phương tiện chữa cháy, cứu nạn cho Công an các địa phương, đơn vị.

Tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện những tồn tại, thiếu sót và hướng dẫn duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn PCCC đối với nhà ở hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, bar, vũ trường và các cơ sở có nguy hiểm cháy nổ cao theo phân cấp quản lý; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về PCCC theo quy định của pháp luật.

Liên kết, thắt chặt “tình làng, nghĩa xóm”, nâng cao sự đoàn kết, thân ái, phát huy truyền thống tốt đẹp của nhân dân tại địa phương nơi cư trú; góp phần đảm bảo an ninh trật tự và phòng, chống tội phạm, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.

Trước đó, Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương cũng đã yêu cầu các CBCS Công an tỉnh Bình Dương phải chủ động tìm hiểu, học tập các kiến thức, kỹ năng thoát nạn, PCCC, cứu nạn, cứu hộ; trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện cần thiết nhằm đảm bảo công tác chữa cháy và CNCH khi sự cố cháy, nổ xảy ra.

Mỗi gia đình CBCS Công an tỉnh Bình Dương tự trang bị tối thiểu 1 bình chữa cháy, dụng cụ phá dở (kìm cộng lực, xà beng, búa); nhà phải có tối thiểu 2 lối thoát nạn, trong đó 1 lối thoát ra cửa chính, 1 lối thoát ra ban công, lên mái sang nhà liền kề…

Thực tập phương án chữa cháy tại Khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng.

Trước đó, Công an tỉnh Bình Dương cũng có sáng kiến hay trong tuyên truyền PCCC và CNCH là có văn bản gửi Tổng công ty điện lực Miền Nam nghiên cứu, chỉ đạo, tổ chức thực hiện lồng ghép nội dung, khẩu hiệu tuyên truyền biện pháp an toàn về PCCC và CNCH trong quá trình sử dụng điện qua tin nhắn, ứng dụng zalo và các hình thức thông báo khác gửi cho người dân, doanh nghiệp.

Đề nghị này sau đó được Tổng Công ty điện lực Miền Nam chấp nhận và triển khai tuyên truyền qua tài khoản zalo của khách hàng sử dụng điện ở tỉnh Bình Dương. Trung tá Nguyễn Văn Tùng, Phó trưởng Phòng cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh Bình Dương cho biết, thông tin tuyên truyền này sẽ đến khoản 10 triệu tài khoản zalo ở các tỉnh phía Nam mà Bình Dương là nơi đầu tiên được triển khai. Điều này đã giúp ích rất nhiều cho công tác PCCC vì nguyên nhân các vụ cháy xuất phát từ sự cố hệ thống, thiết bị điện chiếm gần 1/3 số vụ cháy trong 6 tháng đầu năm 2023 trên địa bàn cả nước.

Bình Dương cũng là địa phương quan tâm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong công tác PCCC. Ngay sau khi có công điện của Chính phủ, Giám đốc Công an tỉnh đã khẩn trương chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ (Phòng Tham mưu, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH và Công an các địa phương) tổ chức thực hiện việc tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau: Nghiên cứu, vận dụng các nội dung hướng dẫn để xem xét tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các cơ sở, dự án, công trình; khẩn trương làm việc, hướng dẫn cho các chủ đầu tư, chủ cơ sở còn gặp vướng mắc để sớm khắc phục các tồn tại và thực hiện việc thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC đảo đảm theo quy định.

Đồng thời thành lập nhiều tổ công tác đến trực tiếp các cơ sở còn vướng mắc trong thực hiện các quy định về PCCC; chủ động mời chủ đầu tư và đơn vị tư vấn thiết kế lên làm việc để trao đổi, hướng dẫn phương án tháo gỡ đối với các công trình thiết kế chưa đạt, chưa đảm bảo theo quy định tại các quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC. Đặc biệt, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH đã tổ chức nhiều buổi hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc được các doanh nghiệp, chủ đầu tư đánh giá cao.

Đại diện Phòng cảnh sát PCCC và CNCH trao giải nhất cho Đội tham gia cuộc thi “Chiến sĩ phòng cháy chữa cháy Lập Thịnh năm 2023”.

Một mô hình hay trong công tác PCCC ở Bình Dương là xây dựng “Khu dân cư an toàn về ANTT và PCCC”. Đến nay đã có 11 mô hình nằm trên các địa bàn TP Dĩ An, Thủ Dầu Một, Thuận An và TX Bến Cát. Tiêu biểu trong số này là Khu dân cư Himlam - Phú Đông (TP Dĩ An) với diện tích hơn 5ha. Để thực hiện mô hình này, hằng năm, Ban điều hành (hoặc quản lý khu dân cư) có bản đăng ký phấn đấu đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT và PCCC” và 100% hộ gia đình trên địa bàn ký cam kết giao ước thi đua xây dựng khu dân cư “An toàn về ANTT và PCCC”.

Ban quản lý xây dựng quy định, nội quy về PCCC, sử dụng điện, lửa và các chất dễ cháy, nổ phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của khu dân cư; có hệ thống giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, giải pháp chống cháy lan, phương tiện PCCC bảo đảm số lượng và chất lượng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về PCCC. Hiện tại mô hình này của Bình Dương được Bộ Công an thông báo học tập kinh nghiệm trên toàn quốc.

Bên cạnh đó, ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Dương có nhiều sáng kiến, mô hình mới để khống chế “giặc lửa”. Đáng chú ý trong số này là mô hình "Tổ xe ba gác chữa cháy lưu động” tại phường Uyên Hưng (TP Tân Uyên) được ra mắt và tháng 4/2023. Tổ xe ba gác chữa cháy lưu động có 24 thành viên, được trang bị một xe ba gác cải tiến thành xe chuyên dụng thực hiện công tác PCCC với các thiết bị theo xe gồm: bồn nước, máy bơm, vòi, búa tạ, kiềm công lực, xà beng và 2 bình xịt 20 lít…

Đặc biệt hơn, từ sự quan tâm, tuyên truyền của Phòng cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh Bình Dương, nhiều đơn vị doanh nghiệp đã nâng cao ý thức PCCC rõ rệt thông qua các hoạt động diễn tập, hội thi. Đáng chú ý trong số này là Công ty TNHH Bao bì Lập Thịnh phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an tỉnh Bình Dương tổ chức cuộc thi “Chiến sĩ phòng cháy chữa cháy Lập Thịnh năm 2023” và tổ chức thực tập phương án chữa cháy tại Khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng.

Mã Hải

Ngày 27/5, Công an tỉnh Bắc Giang cho biết bước đầu đã xác định được nghi phạm gây vụ cháy thiêu rụi 4 ngôi nhà tại địa bàn thị xã Việt Yên (Bắc Giang) và đang khẩn trương truy bắt đối tượng.

Liên quan nhiệm vụ tổng hợp ý kiến của nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh cho biết, theo kế hoạch, chậm nhất đến 30/5/2025, các cơ quan, bộ, ngành, địa phương phải gửi báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến về Hiến pháp năm 2013 về Bộ Tư pháp.

Chỉ trong vài tuần trở lại đây, giá cát và đá xây dựng trên địa bàn các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông tăng từ 2 đến 3 lần. Việc giá vật liệu tăng bất thường khiến hàng nghìn căn nhà trong chương trình xoá nhà tạm cho hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên có nguy cơ dang dở.

Sự tha hóa của một số cán bộ trong Cục ATTP không phải là một sự cố cá biệt hay hiện tượng nhất thời mang tính đơn lẻ. Đó chính là biểu hiện đau lòng và rõ nét của một “hệ sinh thái lợi ích” đã âm thầm ăn sâu, len lỏi vào tận từng ngóc ngách trong bộ máy quản lý. Một hệ thống tưởng chừng vận hành trơn tru nhưng thực chất ẩn chứa những kẽ hở nguy hiểm trong quy trình, sự mập mờ thiếu minh bạch trong thực thi, cùng với việc thiếu vắng một cơ chế giám sát thực chất, hiệu quả. Những yếu tố này đã trở thành “mảnh đất màu mỡ” để các sai phạm không chỉ được bao che mà còn phát triển, lan rộng trong một thời gian dài, mà không hề bị phát hiện hay ngăn chặn kịp thời.

Ngày 26/5, tại Thủ đô Hà Nội, trước sự chứng kiến của Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron, Công ty Vaccine Việt Nam (VNVC) và Tập đoàn dược phẩm Sanofi (Pháp) đã trao văn kiện thỏa thuận hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine của Sanofi tại Nhà máy Vaccine và Sinh phẩm VNVC, Việt Nam.

Đề nghị các đơn vị của hai Bộ tăng cường quan hệ phối hợp triển khai Đề án 06/CP, chuyển đổi số trong các lĩnh vực quản lý của Bộ Xây dựng, góp phần chuyển đổi, tăng cường hiệu quả công tác phục vụ người dân, doanh nghiệp. Đây là ý kiến của đại diện lãnh đạo Bộ Công an và Bộ Xây dựng tại buổi lễ công bố trang thông tin Bình dân học vụ số Bộ Xây dựng và ký kết kế hoạch phối hợp giữa Trung tâm Công nghệ thông tin (CNTT) - Bộ Xây dựng và Cục Cảnh sát quản lý hành chính về TTXH - Bộ Công an chiều ngày 26/5.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.