Nhiều giải pháp tăng cường phòng, chống tội phạm buôn lậu và gian lận thương mại ở Long An

17:02 02/12/2023

Tỉnh Long An có vị trí địa lý đặc biệt, nằm giữa ranh giới miền Đông và miền Tây Nam Bộ, trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của cả nước, cửa ngõ TP Hồ Chí Minh đi các tỉnh miền Tây Nam Bộ và ngược lại.

Đây cũng là tỉnh có 20 xã biên giới tiếp giáp các xã thuộc tỉnh Svay Riêng và Pray Veng, Vương Quốc Campuchia với đường biên giới dài 134 km; có cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp (thị xã Kiến Tường) và cửa khẩu quốc gia Mỹ Quý Tây (huyện Đức Huệ), 3 cửa khẩu phụ và nhiều đường tiểu ngạch dễ dàng qua lại biên giới cùng 4 tuyến quốc lộ chính (Quốc lộ 1, Quốc lộ 50, Quốc lộ 62, Quốc lộ N2) và đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương qua địa bàn tỉnh… kéo theo lưu lượng người lao động từ các địa phương khác đến định cư, sinh sống và làm việc khá lớn. Từ đặc điểm địa bàn khá phức tạp, cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại cũng lợi dụng để hoạt động.

Lực lượng Công an khám xét, thu giữ đường cát nhập lậu số lượng lớn.

Thượng tá Nguyễn Quốc Cường - Trưởng phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường Công an tỉnh Long An cho biết: Nhờ chủ động nắm chắc tình hình, làm tốt các biện pháp công tác phòng ngừa nên tình hình buôn lậu, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu trên tuyến biên giới,cơ bản tiếp tục được kiểm soát, kiềm chế, không hình thành các điểm “nóng”, không phát sinh đường dây, băng nhóm hoạt động manh động, nguy hiểm. Tuy nhiên, từng thời điểm, từng địa bàn, vẫn còn tiềm ẩn diễn biến phức tạp, với phương thức, thủ đoạn mang tính truyền thống đối với nhóm mặt hàng thuốc lá điếu, đường cát, pháo nổ, gia súc, hàng hóa cũ đã qua sử dụng.

Trong năm qua, lực lượng Cảnh sát kinh tế Công an toàn tỉnh đã phát hiện, bắt giữ 551 vụ, thu giữ trên 1,4 triệu bao thuốc lá điếu nhập lậu, hơn 630 kg pháo, gần 10 tấn hàng hóa cũ nhập lậu, hơn 190 tấn đường cát…, giảm 11,98% so cùng kỳ 2022; khởi tố 94 vụ với 140 bị can về các tội: Buôn lậu; Vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; Buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng cấm. Cơ quan chức năng đã xử phạt vi phạm hành chính: 53/70 vụ, 55/87 đối tượng, số tiền 3,226/2,543 tỷ đồng.

Trong lĩnh vực chống hàng giả, nổi lên là hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả đối với các mặt hàng có nhu cầu thị trường lớn như: Phân bón, gas, tole lợp mái nhà… Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An đã khởi tố 3 vụ về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả. Lĩnh vực gian lận thương mại, xâm phạm sở hữu trí tuệ như: Sản xuất, kinh doanh hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ tiếp tục diễn ra nhiều nơi với phương thức, thủ đoạn không mới nhưng các đối tượng có sự biến đổi hình thức hoạt động gắn với các sàn thương mại điện tử, trang mạng xã hội như facebook, zalo, tiktok… và các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống và thị hiếu người tiêu dùng: Quần áo, giày dép, mỹ phẩm, thực phẩm, thuốc chữa bệnh…

Cùng với việc tham mưu Giám đốc Công an tỉnh ban hành hàng chục văn bản, kế hoạch triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, đơn vị đã đẩy mạnh công tác phòng ngừa, phát hiện, điều tra, khám phá nhiều chuyên án lớn về lĩnh vực buôn lậu, gian lận thương mại, góp phần giữ vững ổn định ANTT, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.

Nhờ làm tốt công tác chuyên môn, nghiệp vụ, thời gian qua Phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường Công an tỉnh Long An đã điều tra, khám phá nhiều vụ án lớn, tiêu biểu: Lúc 2h, ngày 24/4/2023 tại ấp Hưng Thành, xã Hưng Thạnh, huyện Tân Hưng, lực lượng chức năng đã phối hợp bắt giữ tên Lê Văn Vàng (SN 1992), ngụ ấp Thuận Tiến, xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang về hành vi vận chuyển hàng cấm, tang vật thu giữ 57.100 bao thuốc lá ngoại, tạm giữ 1 xe ô tô là phương tiện vận chuyển.

Tiếp đó, hồi 0h40 ngày 17/6/2023, tại ấp Sò Đo, thị trấn Hậu Nghĩa, huyện Đức Hòa, tỉnhLong An, lực lượng chức năng Phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường Công an tỉnh Long An, bắt giữ 2 đối tượng: Thạch Văn Thiện (SN 1998), ngụ tỉnh Sóc Trăng và Võ Hoàng Sơn (SN 1997), ngụ ấp 3, Mỹ Thạnh Đông, huyện Đức Huệ (Long An) về hành vi vận chuyển hàng cấm, tang vật thu giữ 19.000 bao thuốc lá ngoại...

Ban chỉ đạo 389 tỉnh Long An trao thưởng nóng Phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường.

Đặc biệt trước đó, Phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường Công an tỉnh Long An phá vụ án buôn lậu trên 200 tấn đường cát tại huyện Tân Hưng, tỉnh Long An. Cơ quan điều tra khởi tố tổng cộng 25 bị can về các tội: Buôn lậu; Vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Làm rõ đối tượng chủ mưu, cầm đầu: La Văn Trận và Võ Văn Công đã đứng ra tổ chức đường dây buôn lậu đường cát quy mô lớn từ Campuchia, thuê mướn số lượng lớn người dân mang vác, vận chuyển đường cát thẩm lậu vào nội địa thông qua các điểm tập kết trên tuyến đường bộ, đường sông, sau đó hợp thức hóa nguồn gốc hàng lậu (pha trộn vào đường Việt Nam, thay đổi bao bì bên ngoài) để bán và thu lợi bất chính. Bình quân mỗi bao đường (50kg) nhập lậu, các đối tượng thu lợi 30.000 đến 50.000 đồng. Kết quả điều tra, khám phá vụ án trên đã đánh mạnh vào các đường dây, tổ chức buôn lậu trên tuyến biên giới các huyện vùng Đồng Tháp Mười, xử lý được đối tượng cầm đầu và các đối tượng giúp sức, thực hiện tội phạm, góp phần răn đe, phòng ngừa chung.

Từ việc đấu tranh khám phá các vụ án lớn, làm rõ sơ hở trong quản lý địa bàn, hoạt động kinh doanh nên Công an tỉnh đã có Công văn số 1668/CQĐT-CSKT ngày 28/8/2023 kiến nghị Ban Chỉ đạo389 tỉnh Long An chỉ đạo các ngành, các cấp chấn chỉnh, khắc phục sơ hở, thiếu sót trong công tác phòng, chống buôn lậu. Ngày 11/9/2023, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh có Công văn số 90/BCĐ-QLTTLA gửi các ngành, các cấp trong tỉnh tăng cường công tác quản lý nhà nước, chấn chỉnh, rút kinh nghiệm trong công tác phòng, chống buôn lậu, góp phần phòng ngừa chung tội phạm.

Thượng tá Nguyễn Quốc Cường- Trưởng phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường Công an tỉnh Long An cho biết, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại ở địa bàn tỉnh Long An là vấn đề lâu dài, cần có nhiều giải pháp căn cơ để làm tốt công tác phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với loại tội phạm này. Trong đó, lực lượng chức năng cần tiếp tục tập trung làm tốt công tác nắm tình hình, địa bàn, đối tượng để có phương án, biện pháp phòng ngừa, đấu tranh phù hợp. Đẩy mạnh công tác phát động phong trào quần chúng tố giác tội phạm, nhất là ở những tuyến địa bàn trọng điểm về buôn lậu, gian lận thương mại giúp cơ quan chức năng phát hiện đấu tranh, ngăn chặn kịp thời, không để xảy ra những đương dây, tổ chức tội phạm quy mô lớn.

Về công tác phòng ngừa xã hội cần tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương có giải pháp phù hợp về phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo cung ứng hàng hoá phù hợp nhất là dịp lễ, tết, thời vụ…để hạn chế tình trạng đầu cơ tích trữ, thổi giá, nhập lậu.

Đối với địa bàn tuyến biên giới, cần có chính sách tập trung phát triển kinh tế-xã hội một cách bền vững, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong nước và lực lượng chức năng của nước bạn kiểm soạt chặt người qua lại, trao đổi thông tin thường xuyên kịp thời, ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại qua biên giới cũng như các hoạt động phạm tội khác.

“Xác định công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại nói riêng là nhiệm vụ thường xuyên và trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó lực lượng Công an là nòng cốt để có kế hoạch tham mưu, đấu tranh, phòng ngừa tội phạm sát hợp với tình hình thực tế ở từng địa bàn, thời điểm phù hợp”, Thượng tá Nguyễn Quốc Cường nhấn mạnh.

PV

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Một cây cầu nối hai tiểu bang ở phía Bắc và Đông Bắc Brazil đã bị sập ngày 22/12 (giờ địa phương) khi các phương tiện đang băng qua, khiến ít nhất một người tử vong và làm đổ axit sunfuric vào sông Tocantins.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文