Nhờ Đề án 06, một gia đình tìm được người thân thất lạc 35 năm

08:08 09/11/2022

Nhờ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, có những điều kỳ diệu đã đến đẹp như truyện cổ tích. Đó là câu chuyện của cụ Lê Thị Kiện (101 tuổi), cụ Lê Thị Hơn (93 tuổi) và bà Lê Thị Hạnh (72 tuổi) thất lạc nhau sau hơn 35 năm đã được đoàn tụ với sự giúp đỡ tìm kiếm thông tin của Công an xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng (Hà Nam) từ hồ sơ căn cước công dân (CCCD).

Câu chuyện ấm lòng đã nhanh chóng được sẻ chia trên mạng xã hội trong những ngày cuối tháng 10/2022 vừa qua, thêm một lần nữa cho thấy những ý nghĩa từ việc số hóa hồ sơ, đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác quản lý dân cư của lực lượng Công an.

Bà Lê Thị Hạnh (thứ 2 từ phải sang) xúc động khi được đoàn tụ cùng 2 bác ruột (cụ Lê Thị Kiện, 101 tuổi và Lê Thị Hơn, 93 tuổi) sau 35 năm thất lạc.

Đã gần 2 tuần trôi qua, Trung tá Phạm Đức Dũng, Trưởng Công an xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng (Hà Nam) vẫn xúc động khi nhớ lại: “Đó là một buổi sáng đầu thu se lạnh, vẫn như mọi ngày, cùng với CBCS Công an trên địa bàn tích cực thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06) của Chính phủ với quyết tâm cao nhất, Công an xã Thanh Sơn cũng đang hối hả với nhiệm vụ của mình. Công việc tưởng chừng thầm lặng đó diễn ra như mọi ngày, nhưng hôm nay chúng tôi lại nhận được nhiệm vụ quan trọng: Đó là tìm người thân cho một gia đình đã thất lạc nhau gần nửa thế kỷ.

Trung tá Phạm Đức Dũng kể lại, hôm đó là buổi sáng sớm một ngày cuối tháng 10/2022, ngoài cửa phòng tôi bất chợt xuất hiện một cụ bà trạc ngoài 70 tuổi và một bác trai chắc cũng gần 50 tuổi. Ánh mắt khắc khoải và những giọt nước mắt ngân ngấn của của bà lão như đang muốn cầu khẩn chúng tôi giúp gì đó.

Sau khi được mời vào phòng uống nước nghỉ chân, bà lão khẽ đưa tay lau những giọt nước mắt rồi từ từ cho chúng tôi biết bà tên là Lê Thị Hạnh, năm nay 72 tuổi, còn người đàn ông đi cùng là con trai của bà. Bà vừa cùng con trai từ Đắk Lắk ra đây để tìm lại quê quán, họ hàng. Bà Hạnh tâm sự, giờ tuổi đã cao, mong mỏi duy nhất của bà là được trở về “nơi chôn rau cắt rốn” của mình để tìm lại những người bác ruột và bà con họ hàng theo di nguyện của mẹ bà.

Bà Hạnh kể: “Quê bà xưa gọi là tỉnh Hà Nam Ninh, khoảng năm 1987 do kinh tế khó khăn, bà cùng mẹ vào Tây Nguyên lập nghiệp. Thời điểm đó, điện thoại chưa có, thông tin liên lạc khó khăn nên từ đó đến nay gia đình bà hoàn toàn mất liên lạc với những người thân. Năm 2015, mẹ bà Hạnh do tuổi cao sức yếu đã qua đời, nguyện vọng cuối cùng trước khi mất của cụ là tìm được các chị của cụ để các con nhận lại người thân, nhận lại quê hương.

Với quyết tâm thực hiện tâm nguyện của người mẹ đã khuất, sau khi dâng hương cầu khấn mẹ phù hộ cho chuyến hồi hương thành công, bà Hạnh cùng con trai đã lên đường ra Bắc, cố gắng tìm về những địa danh khi xưa để tìm người thân, nhưng nhiều ngày tìm kiếm vẫn không có kết quả”, bà Hạnh ngậm ngùi.

CBCS Công an xã Thanh Sơn (Kim Bảng, Hà Nam) giúp bà Lê Thị Hạnh tìm được 2 bác ruột của mình và người thân sau 35 năm thất lạc.

Qua lời kể và những thông tin ít ỏi, chắp nối của cụ bà 72 tuổi và người con trai đã hơn 35 năm xa xứ, không còn nhớ chính xác địa chỉ quê quán, chỉ nhớ láng máng người thân lúc đó ở tỉnh Hà Nam Ninh nay là tỉnh Hà Nam. Nhưng với sự nỗ lực và tinh thần “Vì nhân dân phục vụ”, các CBCS Công an xã Thanh Sơn dù phải “mò kim đáy bể”, tìm mọi biện pháp để xác minh, tìm bằng được địa chỉ quê quán và tìm thân tộc, họ hàng cho bà Hạnh.

Đặc biệt, Công an xã Thanh Sơn đã khẩn trương tiến hành khai thác thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Sau khi đối chiếu và so sánh tên tuổi những người mà bà Hạnh cung cấp, Công an xã Thanh Sơn thật sự vui mừng, xúc động khi tìm được những cái tên phù hợp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có tên cụ Lê Thị Kiện, SN 1921, cụ Lê Thị Hơn, SN 1929. Cụ Kiện và cụ Hơn là các chị em gái của mẹ bà Hạnh. Hiện nay, cả hai cụ Lê Thị Kiện và cụ Lê Thị Hơn vẫn còn sống và đang cư trú tại thôn Thanh Nộn 2, xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Trong ngôi nhà nhỏ của gia đình cụ Lê Thị Kiện và cụ Lê Thị Hơn cùng bà con họ hàng hôm đó đông vui hơn mọi ngày. Niềm vui vỡ oà khi tâm nguyện của người đã khuất đã được thực hiện. Vậy là bà Hạnh đã tìm lại được người thân sau 35 năm tưởng rằng vĩnh viễn thất lạc, không bao giờ gặp lại. Chứng kiến những giọt nước mắt xúc động, vui sướng của bà Hạnh và người thân trong cuộc hội ngộ kỳ diệu cũng như niềm vui của những CBCS Công an tỉnh Hà Nam nói chung, Công an xã Thanh Sơn nói riêng, thêm một lần nữa cho thấy những ý nghĩa từ việc số hóa hồ sơ, đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác Công an và sự kỳ diệu mà Đề án 06 mang lại.

Tìm được người thân sau 19 năm lưu lạc ở Trung Quốc

Năm 2003, hai mẹ con chị Lê Thị Thuỷ bị kẻ lạ lừa đưa sang Trung Quốc. Sau 19 năm, chị Thuỷ mới có cơ hội được trở về quê hương trong vòng tay người thân.

Ngày 8/11, gia đình ông Lê Xuân Hoà (56 tuổi), trú phường Bắc Nghĩa, TP Đồng Hới, Quảng Bình cùng người thân vui mừng tổ chức ngày gặp lại em gái là chị Lê Thị Thuỷ (55 tuổi) sau 19 năm chị Thuỷ lưu lạc ở xứ người.

Được biết, vào một buổi chiều năm 2003, chị Thuỷ và con trai (học lớp 3) rời khỏi địa phương mất tích trong sự lo lắng, tìm kiếm vô vọng của gia đình. Bởi trước khi đi, con trai của chị Thuỷ còn dùng phấn viết trên tường nhà hàng xóm nhờ buộc lại mấy con bò cho cháu, để cháu và mẹ đi chơi.

Bà Lê Thị Hồng, chị gái của chị Thuỷ nghẹn ngào cho biết: Khi mẹ con chị Thuỷ mất tích, mẹ của chị Thuỷ cũng như anh chị em trong gia đình đi tìm và ngóng trông. Đến năm 2014, trước khi mất mẹ chị Thuỷ còn trăn trối các con phải đi tìm mẹ con chị Thuỷ về nhưng gia đình không biết mẹ con chị Thuỷ nơi đâu.

Mới đây, lực lượng chức năng ở Trung Quốc kiểm tra giấy tờ phát hiện chị Thuỷ không có điều kiện lưu trú nên trao trả về Việt Nam. Khi được đưa về Đồn Biên phòng cửa khẩu Lý Vạn (Cao Bằng) chị Thuỷ còn nhớ tên cha mẹ và các anh chị em trong gia đình nhưng chị lại không nhớ rõ tên quê hương của mình, chị khai báo là quê ở xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An nên được hỗ trợ kinh phí và đưa về Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Nghệ An.

Từ khai báo của chị Thuỷ, cán bộ Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Nghệ An đã đăng tải hình ảnh, nội dung về chị Thuỷ lên mạng xã hội để tìm thân nhân. Và may mắn thay, sau hai ngày đăng tải thì một người làng của chị Thuỷ ở phường Bắc Nghĩa, TP Đồng Hới nhận ra chị Thuỷ nên báo với người thân của chị.

Ông Lê Xuân Hoà, anh trai chị Thuỷ mừng rỡ cho biết, khi nhận được tin báo, linh tính mách bảo đó là chị Thuỷ em gái mình và gia đình xác minh lại thì đúng là chị Thuỷ, cả nhà vỡ oà trong niềm vui và tổ chức thuê xe ra Nghệ An đón chị Thuỷ về quê.

Gặp lại người thân, chị Thuỷ khóc rất nhiều vì xúc động, bước đầu chị cho biết, mẹ con chị bị một người lạ đưa sang Trung Quốc rồi trải qua gần 20 năm tha hương trong hoàn cảnh khó khăn.

Lam Hồng-Sông Lam

Hà Anh - Lê Phượng

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Một cây cầu nối hai tiểu bang ở phía Bắc và Đông Bắc Brazil đã bị sập ngày 22/12 (giờ địa phương) khi các phương tiện đang băng qua, khiến ít nhất một người tử vong và làm đổ axit sunfuric vào sông Tocantins.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文